Bí quyết tránh bệnh tim và sống thọ: Bữa sáng không thể thiếu thứ này
Nhiều người đều đã biết, bí quyết để sống lâu là theo một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, gồm ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày, và tập thể dục thường xuyên, theo Express.
Chế độ ăn uống có lợi cho tim gồm: trái cây và rau, ngũ cốc xay thô, các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa chua và pho mát, thịt gia cầm bỏ da, nhiều cá, các loại hạt và đậu, dầu thực vật – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng bạn cũng có thể tăng tuổi thọ bằng cách thêm nhiều sữa chua ít béo vào bữa sáng.
Nên kết hợp sữa chua ít béo – không đường với các loại hạt và một số loại trái cây.
Điều này thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nghiên cứu lớn, được Hiệp hội Sữa quốc gia của Mỹ tài trợ, và được trình bày tại Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bao gồm dữ liệu từ hơn 240.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 55 và 51.000 nam giới từ 40 đến 75 tuổi.
Kết quả đã cho biết, tiêu thụ từ 5 khẩu phần sữa chua trở lên mỗi tuần, có thể giảm 20% nguy cơ cao huyết áp, theo Daily Mail.
Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, hiệu quả của việc ăn sữa chua thậm chí còn tăng cao hơn nữa, nếu ăn sữa chua kết hợp với nhiều trái cây, rau, các loại hạt và đậu.
Tiêu thụ từ 5 khẩu phần sữa chua trở lên mỗi tuần, có thể giảm 20% nguy cơ cao huyết áp – ẢNH SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Kết quả cho thấy, sự kết hợp này giúp giảm đến 31% nguy cơ cao huyết áp, theo Daily Mail.
Nguyên nhân có thể là do lợi khuẩn trong sữa chua giúp giảm cholesterol – yếu tố chính dẫn đến huyết áp cao.
Nghiên cứu này cho thấy, tiêu thụ hằng ngày các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua, làm giảm nguy cơ huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng, sữa chua có thể giúp chống lại chứng loãng xương và làm giảm mức độ bệnh tim mạch.
Nó cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo một chế độ ăn tốt cho tim sẽ giúp bảo vệ chống lại bệnh béo phì.
Béo phì là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tim mạch vành, cũng như bệnh tiểu đường và một số bệnh ung thư.
Chế độ ăn tốt cho tim và sống thọ còn gồm những gì?
Chế độ ăn uống có lợi cho tim gồm: Trái cây và rau, ngũ cốc xay thô, các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa chua và pho mát, thịt gia cầm bỏ da, nhiều cá, các loại hạt và đậu, dầu thực vật.
Cá hồi và cá trích có nhiều a xít béo omega-3, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và có thể giúp giảm huyết áp.
Trong khi đó, cũng có thể tăng cơ hội sống đến 100 tuổi bằng cách uống nhiều cà phê hơn.
Cà phê có chứa một số chất chống ô xy hóa và các chất dinh dưỡng có lợi giúp bảo vệ chống lại một số bệnh.
Đồng thời, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, suy giảm trí tuệ và cả bệnh Parkinson bằng cách uống cà phê. Nhưng không nên uống quá 4 tách cà phê mỗi ngày.
Tập thể dục thường xuyên là một khía cạnh quan trọng để cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp sống lâu hơn.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết, tập thể dục thường xuyên giúp giảm tới 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư.
Tập thể dục thường xuyên thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ lên đến 35%.
Nên dành ít nhất 150 phút hoạt động ở cường độ vừa phải mỗi tuần, theo Express.
3 tác hại tức thì cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều chất béo
Ăn quá nhiều chất béo không tốt, đặc biệt là các loại chất béo bão hòa trong thịt, mỡ và thực phẩm có nguồn gốc động vật như pho mát, sữa. Cách ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch.
Ăn quá nhiều chất béo chuyển hóa, thường có nhiều trong các món chiên nhiều dầu, sẽ tác động xấu đến sức khỏe - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng trước khi những tác hại lâu dài xuất hiện, cơ thể sẽ bộc lộ một số dấu hiệu cảnh báo khi ăn quá nhiều chất béo, ngay cả đó là các loại chất béo lành mạnh như trái bơ, cá hồi hay các loại hạt.
Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo tức thì khi bạn ăn quá nhiều chất béo, theo Eat This, Not That.
1. Hơi thở hôi
Khi ăn quá nhiều chất béo thì chất béo sẽ trở thành nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể. Hệ quả của quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng là tạo ra xeton. Chất hữu cơ này sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu, theo Eat This, Not That.
2. Táo bón
Một chế độ ăn quá nhiều chất béo sẽ khiến mọi người có xu hướng ít ăn rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Trong khi đó, đây là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Chính chế độ ăn ít chất xơ này sẽ gây ra táo bón và nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Đây cũng là tác dụng phụ thường gặp của những người ăn quá nhiều thịt.
3. Đầy hơi và mệt mỏi
Các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đều sẽ kích thích viêm nhiễm trong cơ thể, khiến người ăn cảm thấy đầy hơi, mệt mỏi và cảm giác thiếu năng lượng.
Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt và mỡ động vật. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các món chiên nhiều dầu.
Nên ăn bao nhiêu chất béo mỗi ngày?
Một người ăn trung bình 1.500 calo/ngày thì không nên nạp quá 58 gram chất béo/ngày, theo Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA).
Mọi người nên tránh chất béo chuyển hóa, ưu tiên các loại chất béo lành mạnh có trong cá và thực vật như bơ, đậu. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo nên ăn đa dạng các loại thực phẩm từ thịt, trứng, sữa, cá đến rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Một chế độ ăn dựa nhiều vào chất béo không những khiến cơ thể tăng cân mà còn dễ bị thiếu vitamin, khoáng chất và nhiều dưỡng chất quan trọng khác, theo Eat This, Not That.
Chất béo bão hòa không làm tăng cholesterol xấu Chuyên gia khuyên chúng ta nên tập trung vào dinh dưỡng tổng thể của thực phẩm trong chế độ ăn uống hơn là định lượng chất dinh dưỡng cụ thể nào đó. Các nhà khoa học cho rằng việc né chất béo bão hòa sẽ khiến chúng ta bỏ qua nhiều thực phẩm có giá trịnh dinh dưỡng cao - ẢNH MINH HỌA:...