Bí quyết tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi thất thường?
Thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến cơ thể dễ đau ốm, đặc biệt là đối với những ai có hệ miễn dịch kém. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi thất thường?
Những người thích nghi yếu với tình trạng thời tiết thay đổi thì rất dễ bị các bệnh về thân nhiệt, huyết áp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Để cơ thể có khả năng chống lại với thời tiết, chúng ta có thể áp dụng một số cách bảo vệ sức khỏe dưới đây để có được một sức khỏe tốt.
1. Duy trì thói quen tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường miễn dịch, chống lão hóa hiệu quả. Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, ngay khi tình hình thời tiết thay đổi thất thường.
2. Cải thiện giấc ngủ
Ngủ đủ giấc, ngủ sâu rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt, một giấc ngủ ngon có thể làm giảm nồng độ hormone căng thẳng, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
Nếu tình trạng stress khiến bạn mất ngủ, khó ngủ, hãy thử những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tập thể dục hằng ngày và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt mặc cho thời tiết thay đổi thất thường. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
3. Đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày
Thời tiết thay đổi như thế nào, bạn cũng phải luôn uống 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc và cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Video đang HOT
Bên cạnh đó là bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như ăn nhiều rau xanh, củ quả, thực phẩm giàu protein, nước ép trái cây…
4. Bổ sung vitamin C và D
Vitamin C có nhiều trong trong các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi,… Vitamin C giúp tăng sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể, có tác dụng tự sản xuất bạch cầu.
Tương tự như vitamin C, vitamin D mang lại nhiều lợi ích đặc biệt tốt cho sức khỏe. Trẻ nhỏ thường xuyên bổ sung vitamin D để tốt cho tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch.
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng để góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
5. Giữ thân nhiệt luôn ổn định
Giao mùa là khoảng thời gian rất dễ gặp các vấn đề về hô hấp. Do đó, bạn nên mặc những bộ quần áo bằng cotton có khả năng cách nhiệt vào mùa hè hoặc giữ nhiệt vào mùa đông.
Đặc biệt, bạn nên hạn chế để cơ thể tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng và gió, đeo khẩu trang khi ra đường và tắm bằng nước ấm.
Tăng cường miễn dịch, cải thiện giấc ngủ nhờ ngồi thiền hàng ngày
Thiền là phương pháp tập trung tâm trí có thể ngồi ở bất cứ đâu cũng có thể thực hiện được, tuy nhiên ít ai biết được lợi ích tuyệt vời của thiền đối với sức khỏe.
Ngồi thiền là gì?
Tư thế ngồi thiền phổ biến nhất (Ảnh minh họa)
Ngồi thiền (tọa thiền) là phương pháp tu tập trực tiếp đưa đến sự "tỉnh giác, giải thoát và giác ngộ". Khi mới bắt đầu tập ngồi thiền, bạn cần tập trung tâm trí lên một đối tượng (ví dụ như linh ảnh một vị Bồ tát, Phật, Mạn-đồ-la...), tập trung quan sát về một khái niệm trừu tượng (ví dụ như lòng từ bi, quán tính vô thường...). Sau đó, bạn sẽ thực hành việc phải thoát ra được sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng để tiến đến trạng thái vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào.
Sau một thời gian tập luyện, bạn sẽ đạt được một trạng thái gọi là "tính không", tìm lại được sự an ổn trong tâm hồn, giải tỏa những căng thẳng, phiền não và cảm nhận được cuộc sống xung quanh, trầm tư suy nghĩ theo chiều sâu hoặc củng cố niềm tin.
6 lợi ích của việc ngồi thiền mỗi ngày
Thiền có thể thực hiện được ở mọi lúc mọi nơi (Ảnh minh họa)
Thiền giúp giảm stress, kiểm soát căng thẳng
Nghiên cứu từ đại học Cambridge đã chỉ ra rằng thiền thường xuyên giúp làm giảm mật độ chất xám ở các vùng não liên quan đến lo lắng và căng thẳng. Thực hành thiền sẽ làm lắng dịu mọi suy tư và giúp tâm chúng ta có thời gian thư giãn cần thiết.
Thiền giúp giấc ngủ được cải thiện
Theo các nhà tâm lý học, việc ngồi thiền giúp chúng ta bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Khi ngồi thiền, chúng ta có thể xem xét lại mọi sự việc một cách sáng suốt, từ đó gạt bớt được những phiền muộn, lo lắng, tăng cường sức mạnh tinh thần. Khi thiền định, cơ thể sẽ được hấp thụ những nguồn năng lượng tích cực, não bộ được nghỉ ngơi giúp phục hồi và cân bằng tâm sinh lý. Vì vậy, chúng ta dễ dàng có được một giấc ngủ ngon sau khi ngồi thiền.
Thiền giúp tăng cường miễn dịch
Thiền giúp cơ thể đối phó với stress và tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh minh họa)
Những người tập yoga và thiền sẽ tăng cường khả năng phục hồi và sử dụng năng lượng của cơ thể. Quá trình này dẫn tới việc tăng cường hệ miễn dịch cũng như đối phó với stress.
Thiền giúp tâm trạng hưng phấn hơn
Thiền giúp thúc đẩy sản xuất serotonin trong cơ thể của bạn, làm cho tâm trạng của bạn vui vẻ hơn. Khi bạn thiền định kỳ vào buổi sáng, bạn sẽ thấy cơ thể tràn đầy năng lượng.
Thiền giúp hỗ trợ tuần hoàn máu
Ngồi thiền còn đi kèm với các hoạt động thở điều tiết, thở đúng cách. Trong khi thiền định, không hối thúc, thở gấp sẽ có tác dụng tới việc tuần hoàn máu trong cơ thể. Oxy, chất dinh dưỡng được chuyển tải tốt, giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu lên não, đến các đầu ngón tay, chân gây tê nhức.
Thiền làm giảm các rối loạn tâm thần và trầm cảm
Thiền giúp ta loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực từ đó giải phóng ta khỏi sự bế tắc với các tư tưởng tiêu cực. Thiền giúp mở rộng tâm, cho phép chúng ta nhìn mọi việc dưới góc độ khách quan và tích cực hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiền có thể hiệu quả ngang với liệu pháp hành vi nhận thức hoặc thuốc chống trầm cảm đối dành cho người bị lo âu hoặc trầm cảm.
Những mẹo vặt hữu ích cho người bị mất ngủ Giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Tình trạng mất ngủ, khó ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Dưới đây là những cách vô cùng hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ của bạn, theo Boldsky. Boldsky đã đưa ra một vài lời khuyên hữu ích...