Bí quyết sắm đồ trước khi sinh con
Những đồ bắt buộc phải có khi đi sinh con (những đồ dùng này nên được mua trước khi sinh con khoảng 1-2 tháng)
1. Đồ cho mẹ:
- Quần áo dành cho mẹ.
- Khăn mặt, bàn chải đánh răng, tất, mũ hoặc khăn đội đầu dành cho mẹ
- 1 gói băng vệ sinh phụ nữ để mẹ bé dùng sau khi sinh.
- 1 cuộn giấy vệ sinh.
- Phích đựng nước, ca nhựa, thìa để mẹ và bé ăn.
- 2 chậu nhựa, một chậu để rửa mặt, một chậu để rửa ráy.
- Cốc có nắp dùng để uống nước hoặc pha sữa.
- Nịt bụng
- Vài chiếc túi nhỏ để gói đồ bẩn
2. Đồ cho bé:
- 1 hộp khăn ướt dành cho bé.
- 1 hộp tã giấy dành cho bé.
Video đang HOT
- 1 gói bông y tế tiệt trùng.
- 1 hộp băng rốn.
- 1 hộp sữa cho trẻ sơ sinh.
- 1 bình pha sữa và dụng cụ tiệt trùng.
- 20 chiếc tã dùng hàng ngày.
- Bao tay, bao chân
- Vài chiếc túi nhỏ để gói đồ bẩn.
- 2 chiếc tã bông hoặc tã nỉ loại trung bình.
- 1 chăn dầy to để quấn bé nếu trời lạnh.
- 1 chăn lông to để đắp cho bé.
- 1 gối dành cho bé.
- 4 áo sơ sinh
- 2 khăn mềm dùng để thấm khô cho bé sau khi tắm.
- 2 khăn bao đầu cho bé sau khi gội đầu.
- 1 hộp dầu tắm, gội đầu dành cho bé.
- 4 chiếc mũ, trong đó 2 mũ thóp và 2 mũ mỏng có dây buộc, nếu trời rét cần mang theo 1 mũ len.
- 2 đôi bao tay, 5 đôi tất chân.
- 1 tã cao su chống thấm.
- 10 chiếc khăn xô loại nhỏ dùng làm khăn mặt, khăn ăn cho bé.
- 1 khăn choàng to để quấn bé khi được về nhà.
- Tiền, thẻ bảo hiểm y tế (nếu có), sổ khám thai định kỳ.
Theo tinbaihay.net
Hàng loạt vật dụng có thể chứa cả "ổ" vi khuẩn gây bệnh trong nhà
Những vật dụng trong nhà nếu không được vệ sinh đúng cách vô tình chứa cả ổ vi khuẩn gây hại sức khỏe.
Những vật dụng như khăn mặt, bàn chải đánh răng, dụng cụ ăn bằng gỗ... có thể gây hại cơ thể nếu làm sạch và bảo quản sai cách. Các loại đồ dùng này sẽ gia tăng lượng vi khuẩn tích tụ trong cơ thể, từ đó gây bệnh. Do đó, bạn hãy chú ý đến những vật dụng sau để bảo quản và làm sạch đúng cách nhé.
Dụng cụ ăn uống bằng gỗ
Những loại đồ dùng bằng gỗ như thìa, bát, đũa nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ rất dễ bị mốc. Dùng những loại đồ này sẽ dễ gây ra các vấn đề tiêu hoá như tiêu chảy, đau bụng... Thêm vào đó, nấm mốc cũng là tác nhân gây hại gan.
Để tránh tình trạng này, bạn nên chú ý rửa sạch và phơi khô đồ dùng bằng gỗ sau mỗi lần sử dụng. Khi các loại đồ dùng này có dấu hiệu nứt xước, mốc hỏng, bạn cũng nên mua mới thay vì tiếp tục sử dụng.
Khăn mặt, khăn tắm
Khăn mặt hay khăn tắm đều là những đồ dùng để trong môi trường ẩm ướt. Nếu không thường xuyên làm sạch và phơi khô sẽ khiến vi khuẩn dễ tích tụ trên khăn. Thói quen này cũng khiến các loại khăn dễ bị mốc và không hề có lợi cho da khi sử dụng. Bạn nên chú ý giặt khăn thường xuyên và phơi chúng ở những nơi khô thoáng. Những chiếc khăn bị ố màu hay mốc nên được loại bỏ để tránh gây hại.
Bàn chải đánh răng
Thật bất ngờ, nhưng những chiếc bàn chải đánh răng lại tiềm ẩn cả "ổ" vi khuẩn đấy nhé. Thói quen để bàn chải ở những nơi ẩm ướt hoặc gần phía bồn cầu sẽ khiến vi khuẩn gia tăng. Dùng những chiếc bàn chải này vô tình khiến chúng ta đưa cả tá vi khuẩn vào người. Do đó, bạn hãy đặt chúng ở những nơi thoáng mát, xa phía bồn cầu. Ngoài ra, bạn cũng nên thay mới bàn chải định kì và làm sạch chúng sau mỗi lần sử dụng.
Hộp nhựa đựng thức ăn
Nhiều người có thói quen dùng hộp nhựa đựng đi đựng lại thức ăn. Tuy nhiên, việc dùng những chiếc hộp có nhựa kém chất lượng hoặc tái sử dụng từ hộp thực phẩm cũ lại không tốt cho sức khoẻ chút nào. Những chiếc hộp này sau một thời gian dùng có thể làm thôi nhiễm hoá chất độc hại vào thực phẩm, đặc biệt là khi đựng những thực phẩm muối chua. Để không gây hại sức khỏe, bạn nên đựng thức ăn trong những loại hộp chuyên dụng. Thói quen tái sử dụng hộp nhựa cũ cũng nên được loại bỏ.
Điện thoại
Do tiếp xúc với tay và môi trường nhiều nên điện thoại cũng ẩn chứa vô số bụi bẩn và vi khuẩn. Nhiều người có thói quen áp điện thoại lên má, dùng chúng khi ăn uống mà không hề biết những việc làm này vô cùng có hại. Chúng có thể khiến mụn trên da mặt gia tăng và vô tình đưa vi khuẩn xâm nhập vào người. Bạn hãy thường xuyên vệ sinh điện thoại và tuyệt đối tránh những thói quen trên.
Theo Helino
Mẹ làm kẹp tóc hoa mặt trời cho bé du xuân Mẹ tỉ mẩn chút xíu thôi là bé có thể hòa cùng ánh nắng ngày xuân với chiếc kẹp hoa mặt trời rực rỡ. Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:/p> - Dây ruy-băng: màu vàng đậm và nhạt, màu xanh - Vải dạ màu trắng - Kẹp mỏ vịt dẹp - Kéo, bút, thước - Keo nến (súng bắn...