Bí quyết quản lý cân nặng ngày lễ hội
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhiều người ‘bận rộn’ với kế hoạch nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè, gia đình: Tất niên, tân niên, rồi đến kế hoạch vui chơi mùa lễ hội…
Với những bữa ăn nhậu dày đặc, linh đình, không ít người sau đó lại phải lên kế hoạch giảm cân một cách khổ sở. Nhưng cũng có không ít người vì quá lo sợ tăng cân nên không dám ăn nên lại bị giảm cân, làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguy cơ tăng cân
Nguy cơ mắc bệnh mùa lễ hội thường xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không điều độ, mất cân đối, ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đạm; ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt, sử dụng rượu bia triền miên và ăn ít rau củ quả… Hậu quả của chế độ ăn này là làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, gia tăng nguy cơ tái phát các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, gout…
Vì sao vào ngày lễ hội chúng ta khó tránh khỏi chế độ ăn uống sinh hoạt mất cân bằng và dẫn đến nguy cơ bệnh tật? Đó là do đặc điểm của ngày lễ hội chúng ta thường tích trữ nhiều thực phẩm, ăn uống quá nhiều chất, thức ăn lưu cữu lâu không còn tươi ngon… Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng thừa thãi thì việc tập luyện lại giảm.
Thực phẩm trong ngày tết nhiều món cổ truyền: Bánh chưng, giò, nem, chả, thịt hun khói, thịt gà, các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao… Do ăn nhiều loại thực phẩm này kéo dài trong những ngày lễ tết dễ dẫn đến tăng cân.
Bữa cỗ truyền thống ngày lễ tết có nhiều món giàu chất dẫn đến tăng cân.
Trong mỗi gia đình dịp lễ tết đều chuẩn bị nhiều thức ăn mong muốn được mời khách. Tuy nhiên mỗi người cần cân đối lượng thức ăn mình ăn vào và gia chủ cũng không nên “ép” khách ăn để tránh việc ăn quá mức cần thiết.
Và giảm cân
Thực tế ngoài sự tăng cân sau dịp lễ tết, cũng có rất nhiều người bị giảm cân.
Đó là những người già, trẻ em do chế độ ăn uống sinh hoạt bị đảo lộn, khiến ăn không ngon miệng, ngủ không đủ giấc. Hoặc trẻ em do trong nhà sẵn bánh kẹo nên ăn nhiều và đến bữa không muốn ăn thực phẩm khác. Việc ăn lại thức ăn lưu cữu cũng khiến người già và trẻ em dễ bị rối loạn tiêu hóa… dẫn đến giảm cân. Do đó, đối với người cao tuổi và trẻ em, thì người chăm sóc cần lưu ý đến nếp sống sinh hoạt hàng ngày để làm sao trong những ngày lễ tết cũng không bị quá xáo trộn so với ngày thường.
Ngoài ra, một số chị em vì quá lo lắng sợ tăng cân trong những ngày lễ hội nên thực hiện chế độ ăn một cách khắt khe. Điều đó cũng không mang lại lợi ích, vì vừa mất đi niềm vui của ngày hội vừa bị mệt mỏi do thiếu chất. Khi ăn kiêng khem quá mức và hoạt động vui chơi nhiều có thể dẫn đến tình trạng cáu gắt, tinh thần uể oải… Đây là do cơ thể đang thiếu hụt chất béo, carbonhydrat… Việc cố gắng loại bỏ những món ăn hấp dẫn, mỗi ngày phải đo lượng calo nạp vào cơ thể cũng dẫn đến tâm lý stress, không muốn chuẩn bị bữa ăn… Với áp lực việc giữ cân hoặc giảm cân ngày lễ hội như vậy khiến tinh thần dễ bị sa sút.
Việc giảm cân mùa lễ hội quả là một thách thức: Ăn thì sợ tăng cân, không ăn thì bị stress. Nhưng chúng ta cần cân bằng giữa các loại thức ăn, bởi nếu không ăn uống cân bằng, ăn quá ít chất béo, loại bỏ tinh bột và tăng cường protein và rau củ cũng không phải là lựa chọn hợp lý nhất. Chẳng hạn khi loại bỏ tinh bột, cơ thể sẽ thiếu năng lượng, não hoạt động kém… và chỉ sau một thời gian cơ thể sẽ thấy thèm tinh bột và thúc đẩy chúng ta ăn nhiều hơn. Ngoài ra chế độ ăn kiêng khem không lành mạnh còn khiến cơ thể gặp rắc rối ở đường tiêu hóa, giảm sức đề kháng dễ bị dịch bệnh tấn công.
Do đó, với người mong muốn giảm cân, thì đó là một kế hoạch lâu dài và cần duy trì bền vững với chế độ ăn lành mạnh. Không nên quá hà khắc với bản thân chỉ trong những ngày lễ hội, để sau đó việc thèm ăn trỗi dậy và việc giảm cân hoàn toàn thất bại.
Video đang HOT
Nên chuẩn bị nhiều thực phẩm lành mạnh trong ngày lễ tết.
Những mẹo nhỏ ăn uống đảm bảo sức khỏe ngày tết
Trước khi ăn tiệc, nên ăn một bát rau củ để thấy bụng đã “hơi” no và hạn chế được việc nạp nhiều thực phẩm sau đó. Nên ăn lượng nhỏ và giảm tối đa tốc độ ăn uống, nên nhai kỹ, nhâm nhi chút rượu vang và nói chuyện nhiều hơn để vẫn có thể kéo dài bữa ăn mà lượng thức ăn nạp vào không bị thừa. Luôn uống đủ nước mỗi ngày và cố gắng tập thể dục nhẹ, như đi bộ, chạy bộ hay tập yoga để giúp vận chuyển oxy đến hệ tiêu hóa và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể nhanh hơn.
Trong những bữa tiệc thường chuẩn bị thức ăn ngon và cũng rất giàu calo. Vì vậy, nên để tâm trí tỉnh táo để không bị cám dỗ với bữa ăn hấp dẫn này. Nên chú ý đến thức ăn giàu đạm như thịt nạc, đậu… Đạm giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và ngăn tích tụ chất béo, do đó ngăn ngừa sự tăng cân quá mức. Trong khi đó cũng cần tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như rau xanh để cân bằng dinh dưỡng và giúp giữ cơ thể không bị tăng cân.
Làm bà nội trợ khôn ngoan bằng cách cắt giảm rượu trong bữa tiệc, chuẩn bị thực phẩm lành mạnh, thay các món chiên, xào, nướng, thực phẩm chế biến sẵn bằng các món hấp, luộc, hạn chế các món nhiều đường, muối… Uống nước trái cây thay cho đồ uống có gas, nước ngọt đóng chai.
Thu xếp thời gian nghỉ ngơi ngoài các sự kiện và các bữa tiệc tham dự. Khi cơ thể không nghỉ ngơi đầy đủ, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại, gây ra tăng cân.
Ngày lễ hội có thể gây căng thẳng cho nhiều người với việc nấu ăn, phải suy nghĩ về quà tặng cho gia đình, phải sắp xếp công việc trước và sau ngày lễ… Stress có thể giải phóng một loại hormon cortisol trong cơ thể gây tăng cân. Vì vậy, cần tránh bị căng thẳng càng nhiều càng tốt.
Thực phẩm trong ngày tết nhiều món cổ truyền: Bánh chưng, giò, nem, chả, thịt hun khói, thịt gà, các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao… Do ăn nhiều loại thực phẩm này kéo dài trong những ngày lễ tết dễ dẫn đến tăng cân.
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu: Tìm đúng nguyên nhân để xử lý đúng cách
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ mà còn là nguy cơ cho thai nhi. Để giúp cho thai nhi luôn khoẻ mạnh, cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn và chế biến thức ăn cho bà bầu.
Ảnh minh họa
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu hoàn toàn có thể xảy ra và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến bào thai trong bụng mẹ.
Tùy thuộc vào độc tính của vi khuẩn có trong thức ăn mà sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng nặng hoặc nhẹ. Với các bà mẹ đang mang thai trong 3 tháng đầu và tháng cuối bị ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến dọa sảy thai, sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non rất nguy hiểm.
Vì thế, trong quá trình mang thai, mẹ nên ăn các loại thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của mình.
1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất gây ra. Một số vi khuẩn gây ngộ độc như E.coli, salmonella, campylobacter, listeria, nấm mốc và các hóa chất tồn dư trong thực phẩm.
E. Coli là vi khuẩn sống ký sinh trong đường ruột của gia súc, gia cầm. Sự có mặt của E. Coli thường gây ngộ độc thực phẩm trong trường hợp rau, thịt chưa được nấu chín kỹ. Nước uống nhiễm khuẩn E. Coli cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu. Độc tính của E. Coli có thể gây viêm đường ruột, nhiễm trùng nước tiểu, phụ nữ mang thai khi bị ngộ độc dễ gây sảy thai.
Salmonella thường được tìm thấy trong trứng sống, sản phẩm trứng, thịt chưa nấu chín, gia cầm, nước bị ô nhiễm và các sản phẩm phô mai. Thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella gây ngộ độc và lây lan từ người sang người. Để tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu tốt nhất nên nấu chín các loại thực phẩm trước khi ăn.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu - Ảnh: Internet
Bà bầu cũng dễ bị ngộ độc khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn campylobacter jejuni. Chúng gây ra các triệu chứng tiêu chảy, sốt, chuột rút.
Vi khuẩn Listeriosis được tìm thấy trên rau và các sản phẩm từ sữa cũng rất nguy hiểm cho bà bầu. Khi bị ngộ độc thực phẩm do Listeriosis có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn các loại thực phẩm bị nấm mốc. Bởi nó có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.
2. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu thường xảy ra do ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh. Các triệu chứng ngộ độ thường xuất hiện sau bữa ăn khoảng 30 phút. Một số trường hợp có thể lâu hơn từ 2 đến 3 giờ hoặc sau 1 ngày tùy nguyên nhân gây bệnh.
Biểu hiện đặc trưng của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài sống phân. Khi bị ngộ độc bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như đau đầu, sốt, lạnh người, cơ thể mệt mỏi, mất sức... Một số trường hợp ngộ độc nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng đau nhức toàn thân, mê sảng, co giật...
3. Cách xử lý ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Khi phát hiện các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở bà bầu cần có biện pháp xử lý phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngay khi phát hiện bị ngộ độc thực phẩm, bà bầu cần bình tĩnh thực hiện theo các bước sau:
- Tìm cách nôn ói hết lượng thức ăn gây ngộ độc ra khỏi cơ thể. Điều này giúp ngăn cản sự hấp thụ chất độc vào ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của độc tố. Để nôn nhanh nhất, bạn có thể móc họng để kích thích. Ngoài ra nên uống nước muối ấm trước khi móc họng để hiệu quả hơn.
- Sau khi nôn hết thực phẩm gây ngộ độc, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được theo dõi và điều trị kịp thời. Trong trường hợp ngộ độc trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn rửa sạch dạ dày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm ở bà bầu - Ảnh: Internet
- Để giải độc cho cơ thể, có thể sử dụng than hoạt tính. Đồng thời tiến hành bù nước và điện giải cho người bị ngộ độc. Bà bầu nên bổ sung nước và thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nghỉ ngơi, thư giãn để mau hồi phục.
- Trong trường hợp thai nhi bị tác động, có dấu hiệu dọa sẩy thai, dọa sinh non, bà bầu cần được chăm sóc thai riêng biệt.
4. Các thực phẩm cần tránh để ngăn ngừa ngộ độc ở bà bầu
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm ở bà bầu, bạn cần tránh các loại thực phẩm dưới đây.
- Các món gỏi, sống như sashimi, bò tái, lẩu cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn của bà bầu. Các loại thực phẩm này có nguy cơ cao gây ngộ độc, đau bụng, nhiễm khuẩn và giun sán.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp. Các loại thực phẩm này thường có vi khuẩn listeria. Chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của người mẹ dẫn đến sảy thai, sinh non. Do đó, tốt hơn hết bà bầu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
- Nội tạng động vật như tim, gan, lòng... tập trung nhiều độc tố dễ gây hại cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, món ăn này chứa nhiều cholesterol và vitamin A, ăn quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến sức khoẻ.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng. Một số thực phẩm như bơ, phô mai mềm, sữa tươi chưa quan tiệt trùng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là chế phẩm từ sữa dê, bà bầu cần tránh xa.
- Các món ăn chứa phèn chua, nhôm như quẩy. Loại thực phẩm này có thể gây ra bệnh down ở thai nhi nếu mẹ ăn nhiều. Do đó, bạn cần tránh trong quá trình mang thai.
Bà bầu nên chọn thực phẩm lành mạnh để phòng tránh ngộ độc - Ảnh: Internet
5. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu, bạn nên rửa sạch trái cây, rau, củ bằng nước muối loãng trước khi ăn. Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
Không ăn thịt sống, tái, các sản phẩm chưa được chế biến và tiệt trùng. Không ăn thức ăn để qua đêm hoặc thực phẩm không được bảo quản kỹ, đã biến đổi về màu sắc và mùi vị.
Khi chọn thực phẩm cần lựa chọn thức ăn tươi, mới chế biến, có nhãn mác rõ ràng. Địa chỉ và cơ sở sản xuất uy tín, được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc đã hết hạn sử dụng.
Rửa sạch tay trước khi chế biến, ăn uống, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với chó, mèo, vật nuôi trong nhà để tránh nhiễm khuẩn.
Trên đây là một số điều cần lưu ý để phòng tránh ngộ độ thực phẩm ở bà bầu. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Những vị thuốc quý trong chiếc bánh chưng Về mặt y học, tất cả các thành phần tạo nên chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian, rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Các thành phần trong chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian. Theo Sức khỏe đời sống, bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu...