Bí quyết mua hàng tốt và rẻ của một nhân viên văn phòng
Cùng một mặt hàng bán ở chợ – siêu thị – cửa hàng đại lý, thường thì mua ở đại lý sẽ rẻ nhất.
Ảnh minh họa: thewinanews
Tôi làm cho một công ty cổ phần, sáng 8h có mặt ở văn phòng, chiều 5h30 nghỉ, nhưng thường tôi không mấy khi rời công sở trước 6 giờ, một phần vì muốn làm hết việc, một phần vì không muốn ra ngoài sớm tắc đường. Đi từ công ty về nhà mất khoảng 40 phút. Vì thế tôi có hai cách đi chợ, hoặc là sáng sớm hoặc là chiều tối muộn sau khi tan việc.
Tôi sống ở quận 7, TP HCM. Khu vực nhà tôi sống gần chợ, gần một siêu thị to và mấy siêu thị nhỏ, ngoài ra là nhiều cửa hàng đại lý các đồ tiêu dùng. Nếu tính trong bán kính 4km thì còn có thêm hai siêu thị lớn nữa.
Tôi thường khảo giá một mặt hàng ở nhiều nơi bán khác nhau để chọn mua được hàng ở mức giá rẻ nhất. Sau một thời gian, tôi phát hiện ra hàng tiêu dùng ở các cửa hàng đại lý thường rẻ nhất vì họ tốn ít tiền cho chi phí mặt bằng (thường bán luôn tại nhà) cũng như nhân viên (chỉ có vài người) và ông bà chủ thường trực tiếp là người thu ngân. Tuy nhiên, rất nhiều món hàng tặng kèm sản phẩm của nhà sản xuất bị các đại lý này ém đi. Giá cùng một mặt hàng sẽ không giống nhau khi bán tại các siêu thị khác nhau, rất may siêu thị có niêm yết giá để người mua hàng tự so sánh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi siêu thị có chương trình khuyến mại giảm giá, thì mặt hàng đó sẽ rẻ hơn cả cửa hàng đại lý. Cùng một mặt hàng nhưng các chương trình khuyến mại ở các siêu thị nhiều khi cũng không giống nhau. Ví dụ một chai nước giặt, siêu thị A có chương trình giảm giá vào đầu tháng 10, siêu thị B tặng kèm một khăn tắm vào tháng 11. Những khi gặp chương trình khuyến mại, tôi thường mua số lượng nhiều hơn để dùng dần. Tôi cũng xem kỹ thời hạn sử dụng để không mua nhiều quá, dùng không kịp trước khi hàng hết hạn.
Về rau củ, thực phẩm tươi sống, hàng bán ở chợ cũng rẻ hơn hàng trong siêu thị. Tuy nhiên, vì hàng chợ bảo quản không tốt nên tôi chỉ mua dịp sáng sớm. Hôm nào không đi chợ sáng kịp, tôi sẽ mua ở siêu thị lúc tan tầm. Đặc biệt nhiều loại rau và thực phẩm chín (đã qua chế biến) đến cuối ngày (sau 18-19h) được giảm giá tại nhiều siêu thị. Những thực phẩm này vẫn đảm bảo chất lượng nếu mua về ăn ngay. Vì thế, đây là mặt hàng yêu thích của tôi, nhưng tôi cũng chỉ mua đủ lượng ăn ngay trong bữa tối đó để không lãng phí.
Còn chồng tôi, khi mua những đồ điện tử cũng thường khảo sát giá ở nhiều nơi. Không cần thiết phải đến tận cửa hàng, chúng tôi khảo giá qua trang web của các siêu thị, đại lý, hoặc gọi điện thoại trực tiếp hỏi. Nhìn chung, những đại lý ít tốn tiền mặt bằng nhân viên sẽ có giá mềm hơn. Tất nhiên khi mua sản phẩm chúng tôi luôn đòi hỏi có giấy bảo hành chính hãng.
Theo vnexpress.net
Bí quyết chọn giày tập đi cho bé
Khi bé yêu của bạn đến giai đoạn tập đi thì một đôi giày (dép) tập đi thích hợp, bảo vệ được đôi chân bé là rất cần thiết. Mình xin gợi ý cách để mẹ chọn được cho bé đôi giày tốt, đảm bảo vận động của đôi chân, không gây đâu và giúp bé cảm thấy thoải mái khi đi.
Chọn kích cỡ giày phù hợp với chân của con bạn
Để chân bé được thoải mại,bạn nên chọn giày sao cho khi mang vào, mũi chân bé vẫn còn thừa từ 1-1.5cm so với mũi giày. Nếu mũi giày dư nhiều hơn, đôi giày đó quá lớn với bé và khiến chân bé không được cố định trong giày, còn nếu quá sát mũi chân, giày sẽ làm bé bị đau chân.
Bề rộng của giày cũng rất quan trọng. Chân trẻ con thường rộng ngang hơn khi chúng còn bé, và khi bàn chân phát triển, chiều dài bàn chân sẽ phát triển bắt kịp và tương xứng với chiều rộng. Bạn nên chọn cho bé một đôi giày thích hợp với đôi bàn chân bầu bĩnh của con, không quá hẹp ngang hoặc quá chật với cấu tạo bàn chân của con.
Cuối cùng, phần gót giày cũng nên vừa vặn với bé, không quá rộng để bé không bị tuột chân khỏi giày, và không quá khít sẽ khiến giày siết lên gân gót (gân A-sin) của bé. Bạn có thể luồn ngón tay út của mình vào phần gót giày khi đã mang vào chân bé; phần gót vừa vặn nếu bạn có thể cho được ngón tay út vào giữa gót chân bé và gót giày, nhưng không luồn được quá một đốt ngón tay. Nếu bạn có thể luồn quá một đốt ngón tay út, đôi giày quá rộng, còn nếu bạn không luồn được một đốt ngón tay út, giày quá chật với bé.
Chọn chất liệu phù hợp
Đối với bé đang tập đi, mẹ nên chọn một đôi giày có chất liệu mềm và nhớ là phải nhẹ nữa vì nếu giày quá nặng sẽ gây khó khăn cho bé khi tập bước.
Đế giày của bé ảnh hướng rất lớn tới dáng đi và cảm giác của bé trong suốt những bước đi đầu đời. Lựa chọn tốt nhất là bạn lựa chọn những đôi giày có phần đế mềm dẻo và linh hoạt, không nhẵn và cũng không quá cứng. Đế giày bằng cao su chống trượt với những rãnh trên đế giúp khả năng bám giữ mặt đất của giày tốt hơn. Tuyệt đối tránh mua những đôi giày có gót. Nó ảnh hưởng rất lớn tới tư thế và sự cân bằng cho đôi chân của trẻ.
Bên cạnh đó bạn nên thử kiểm tra độ mềm mũi giày bằng cách ấn thử lên mũi giày bé (khoảng giữa đầu ngón chân và mũi giày). Đôi giày phù hợp sẽ có sự đàn hồi, ngay sau khi bạn ấn sẽ bị lõm xuống và căng phồng trở lại. Nếu bạn không thấy mũi giày lõm xuống, có thể là đôi giày quá chặt ở phần đầu mũi và nó chắc chắn không thích hợp cho bé rồi.
Nên chọn cho bé giày có rãnh ở đế giúp bé không bị trượt ngã
Lựa chọn kiểu dáng
Thị trường hiện có nhiều loại dép và giày hở mũi trông rất thời trang và bắt mắt, nhưng với một đứa trẻ đang tập đi thì những đôi giày kín mũi luôn là sự lựa chọn an toàn nhất và tốt nhất.
Nếu các mẹ chọn giày có nút gài thì nên chọn loại có quai gài ngắn để tránh việc bé có thể ngã khi chẳng may dẫm phải phần thừa ra của quai. Bên cạnh đó, khi đi giày cho bé, mẹ cần chú ý thắt nút ở mức độ vừa phải, tuyệt đối không được thắt chặt vào chân bé nhé!
Theo bibomart.com.vn
Kinh nghiệm chọn mua và sử dụng mỹ phẩm hiệu quả Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều bộ sản phẩm trang điểm, tuy nhiên chị em không biết kinh nghiệm mua mỹ phẩm sao cho chúng phát huy tác dụng làm đẹp một cách tốt nhất. Chị em hãy cùng chúng tôi nghiên cứu bài viết dưới đây nhé! Các loại mỹ phẩm thông dụng Mỹ phẩm trang điểm: Phấn nền, phấn...