Bí quyết học tiếng Trung của người thạo ba ngôn ngữ
Thành thạo tiếng Anh, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ryan Wells khuyến khích người học ghé thăm các nhà hàng Trung Quốc, nói chuyện với người phục vụ.
Ryan Wells, sống tại bang Kansas, Mỹ, sáng lập trang web tự học tiếng Trung Zhong Wen Central. Anh chia sẻ kinh nghiệm tự học mà không cần đến thăm Trung Quốc.
Một năm trước, tôi ở trong tình huống tương đối oái oăm khi mất sáu tháng học tiếng Trung Quốc nhưng không thể nói bất kỳ từ nào. Tôi đã chi khoảng 200 USD để đăng ký học tiếng Trung trên phần mềm Rosetta Stone, nhưng vốn từ không tăng mà phát âm cũng rất kém. Tôi từng giữ suy nghĩ “mình thật sự kém cỏi”.
Nhưng giờ đây, sau một năm, tôi đã giành được chứng chỉ trình độ tiếng Trung HSK 5, đồng nghĩa với việc thành thạo ngôn ngữ này. Điều này trở nên đặc biệt hơn vì tôi học tiếng khi sống tại bang Kansas, chưa từng ghé thăm Trung Quốc. Nhờ 5 phương pháp, tôi có thể học tiếng Trung trên đất Mỹ thành thạo.
1. Nói chuyện với phục vụ người Trung Quốc
Ghé thăm các nhà hàng Trung Quốc có lẽ là một trong những phương pháp học bị đánh giá thấp. Bởi người học cảm thấy ngại ngùng khi nói chuyện với người phục vụ bằng ngôn ngữ chưa thành thạo.
Nhưng những người tự tin luôn học ngoại ngữ thành công. Đừng để những suy nghĩ như “Trông tôi thật ngu ngốc khi nói tiếng Trung”, “Chắc họ cảm thấy rất khó chịu khi nghe tôi bập bẹ nói tiếng mẹ đẻ của họ” đánh bại bạn. Bạn cần tập luyện và những người phục vụ sẽ giúp bạn sửa lỗi phát âm hoặc ngữ pháp.
Cuối tuần này, hãy tự tin bước vào một nhà hàng Trung ở nơi bạn sống, nói “Xin chào” hoặc “Cảm ơn” với người phục vụ bằng ngôn ngữ này. Dần dần, bạn sẽ thấy việc nói tiếng Trung tại nhà hàng không quá khó khăn và có thể mạnh dạn thử những cấu trúc phức tạp hơn.
2. Dạy tiếng Anh cho người nói tiếng Trung
Tôi gọi đây là phương pháp “lợi cả đôi đường” vì có thể học tiếng Trung và đối phương cũng thành thạo tiếng Anh. Ngoài tiếng Anh, bạn có thể dạy ngôn ngữ mẹ đẻ cho những người Trung Quốc có hứng thú.
Video đang HOT
Khi dạy, đừng quên lắng nghe, ghi nhớ cách họ nói tiếng Trung. Và đừng ngần ngại nhờ họ hướng dẫn cách sử dụng ngôn ngữ này. Bạn có thể tìm người học ngôn ngữ trực tuyến qua ứng dụng iTalki.
3. Học qua bài kiểm tra
Tôi tự luyện trình độ tiếng Trung qua việc làm bài tập theo đề thi chứng chỉ trình độ tiếng Trung HSK. Việc làm đề thi sẽ giúp thực hành kỹ năng nghe, đọc, viết. Tôi đã tiến bộ đáng kể kỹ năng nghe hiểu và nói khi ôn luyện từ bài tập này.
Tôi in các bài kiểm tra viết từ Internet, tải tệp âm thanh bài kiểm tra nghe hiểu. Khi nghe, tôi viết bính âm (hay pinyin), phương pháp phiên âm tiếng Trung hoặc Hán tự ra giấy. Ngoài ra, tôi tự dịch các đoạn văn, hội thoại trong đề thi tiếng Trung hoặc trong bài nghe ra tiếng Anh.
Ảnh: Shutterstock.
4. Học vào các ngày cuối tuần
Tôi thường nhận được lời khen về cách phát âm tiếng Trung. Tôi nói điều này không phải khoe mà để truyền cảm hứng cho bạn về phương pháp học của tôi. Trong hai ngày cuối tuần, tôi nhốt mình trong nhà, đọc đi đọc lại các bài học phát âm từ sách dạy tiếng Trung dành cho trình độ sơ cấp và trung cấp.
Thay vì dành ngày nghỉ với bạn bè, tôi luyện tập có kỷ luật. Mọi người thường nghĩ rằng phải mất nhiều năm để học một ngôn ngữ mới nhưng với tôi số giờ bạn dành cho việc học mới là quan trọng. Sự thành thạo hoàn toàn phụ thuộc vào thời lượng bạn dành cho việc học.
5. Làm cộng tác viên tại Google Dịch
Đây là phương pháp học ít người biết đến nhưng tôi thấy khá thú vị. Google tạo ra một cộng đồng dịch thuật. Mọi người có thể đăng ký trở thành cộng tác viên để tăng số bản dịch chính xác cho Google.
Sau khi đăng ký, bạn sẽ được gửi những câu tiếng Trung giản thể hoặc phồn thể để dịch thuật. Nếu bạn không biết từ nào, hãy tra từ điển. Tôi nhận thấy Google chưa hiểu rõ ngữ pháp tiếng Trung nhưng biết ý nghĩa của hán tự.
Bạn có thể giúp họ ghép từ thành câu có nghĩa. Điều này cũng giúp bạn tăng phản xạ khi gặp hán tự và khả năng dịch thuật.
Vì sao học sinh "bí" giao tiếp tiếng Anh?
Vì sao sau học tiếng Anh ở phổ thông, nhiều học sinh vẫn không giao tiếp được bằng tiếng Anh? Thầy cô dạy tiếng Anh không tự tin giao tiếp tiếng Anh?
Từ năm học này, học sinh lớp Một bắt đầu học tiếng Anh như môn học bắt buộc trong chương trình mới. Tuy nhiên, ngay cả với những cuốn sách mới, cộng thêm tình hình dạy và thi không thay đổi, các nhà giáo dục lo ngại lứa học sinh này rồi sẽ đi vào vết xe đổ như các thế hệ trước là không giao tiếp được tiếng Anh.
Vì sao sau những năm tháng học tiếng Anh ở phổ thông, nhiều học sinh vẫn không giao tiếp được bằng tiếng Anh? Các thầy cô dạy tiếng Anh, ngoài những năm học tiếng Anh phổ thông cộng thêm bốn năm học tiếng Anh chuyên ngành, vẫn không tự tin giao tiếp tiếng Anh?
Học sinh cần môi trường giao tiếp tiếng Anh để thuần thục kỹ năng nghe - nói
Xin kể ba câu chuyện sau phần nào giải đáp các câu hỏi trên.
Chuyện thứ nhất: Trong thời gian làm chuyên viên tiếng Anh tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, tôi được cấp trên yêu cầu đi dự giờ tiếng Anh lớp Sáu tại một trường trung học cơ sở của thành phố.
Lý do: cấp trên nhận được phàn nàn từ hiệu trưởng của ngôi trường ấy rằng "chẳng biết năm năm ở tiểu học dạy tiếng Anh kiểu gì, mà lên lớp Sáu, hỏi gì cũng không biết".
Tôi đến dự cùng với chị S., chuyên viên tiếng Anh của phòng giáo dục và đào tạo quận nơi quản lý ngôi trường ấy. Sau buổi dự giờ, tôi báo cáo cấp trên, học sinh tiểu học từ lớp Năm lên lớp Sáu, được dạy tiếng Anh như thế thì hỏi gì không biết là chính xác. Thầy giáo đó đã dạy tiếng Anh theo hướng tiếp cận: đưa công thức, rồi ghép từ vào và dịch theo công thức. Trong khi đó, học sinh từ lớp Một đến lớp Năm học tiếng Anh tăng cường những năm ấy được dạy theo hướng tiếp cận ngữ cảnh, và từ đó rút ra cách sử dụng.
Chuyện thứ hai: Những năm tháng đầu tiên khi đến Mỹ học, tôi đã từng rơi vào tình cảnh: nói tiếng Anh nhưng tiếng Anh của tôi không tự nhiên. Các bạn Mỹ nói với tôi rằng: "Tôi hiểu bạn nói gì nhưng chúng tôi không nói như thế".
Đó là lý do vừa rồi cộng đồng mạng cãi nhau về một câu chào hỏi: "Hello, I am Miss Hiền" trong sách Tiếng Anh 1 của tác giả Hoàng Văn Vân. Vì nếu có "Miss", thì theo cách nói của người Mỹ, sau chữ "Miss" phải là một tên họ (last name).
Chuyện thứ ba: Quan sát các bạn nhỏ trong xóm học tiếng Anh, tôi thấy các bạn ấy học theo kiểu học thuộc lòng một bảng cửu chương. Ví dụ, các bạn ấy đọc ra rả: những từ tận cùng bằng "t" và "d" khi thêm "ed" sẽ đọc thành "it" (/id/).
Với những câu chuyện trên ta thấy: đặc trưng bộ môn tiếng Anh đã không được xem trọng. Đặc trưng của việc dạy và học môn tiếng Anh trong nhà trường, theo tôi, theo nghĩa hẹp là: hình thành khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh.
Thế thì tại sao ta lại dạy học sinh theo cách ta dạy hóa, dạy toán: học thuộc lòng công thức, tìm những dấu hiệu rồi ráp công thức, chia thì quá khứ, hiện tại hay tương lai... Và thế là học sinh học vẹt, làm bài tập ngữ pháp nhoay nhoáy, nhưng vẫn không thể hiểu được khi nào, ở đâu, với ai, ta cần chia thì gì... Mà cuộc sống thì muôn màu, không phải lúc nào có "yesterday" cũng chia ở thì quá khứ!
Đặc trưng của môn tiếng Anh là trang bị cho học sinh kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với ai? Chắc chắn không phải với người Việt mà phải là bạn bè trên thế giới. Trang bị kỹ năng tiếng Anh để học sinh tiếp cận với kho tàng tri thức phong phú được lưu giữ bằng tiếng Anh... Thế nhưng, chúng ta lại chỉ cho phép học sinh Việt Nam được học sách tiếng Anh do người Việt biên soạn. Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù không thể tách rời. Học sinh cần học tiếng Anh theo cái cách người Anh nói, người Anh suy nghĩ.
Khi chúng ta học tiếng Anh theo sách người Việt biên soạn, chúng ta tước đi quyền được hiểu về văn hóa của một nước khác. Chúng ta tước đi quyền được khám phá, được học những cách nói mà chỉ có những ai sinh ra, lớn lên ở xứ sở ấy, uống nước của dòng sông ấy mới nói thế thôi. Cuối cùng, chúng ta tước đi quyền được sử dụng một thứ tiếng Anh hoàn hảo để giới thiệu về Việt Nam của học sinh chúng ta.
Phương án điền vào "ô trống" giáo viên khi cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh "Trường mầm non có thể tìm giáo viên hợp đồng" là ý kiến của ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) về thắc mắc nếu các trường triển khai cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh thì lấy giáo viên ở đâu. Những ngày qua, dự thảo về việc cho trẻ mầm non từ 3...