Bí quyết giúp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh cho con người, nhất là trẻ em khi sức đề kháng của trẻ còn yếu.
Dưới đây là những biện pháp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa.
Tiêm chủng đầy đủ theo lịch
Trẻ càng nhỏ khả năng đề kháng chưa được hoàn thiện vì vậy mà khả năng mắc bệnh càng cao, biến chứng càng nặng. Tiêm vaccine là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh, giảm nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
Hầu hết những bệnh giao mùa đều có thể được ngăn ngừa bằng vaccine, Đảm bảo cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trong vòng 2 năm đầu đời, trẻ có thể được tiêm chủng để phòng ngừa rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhau, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi, lao,…
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Thay đổi sinh hoạt cho trẻ
Do thời tiết thất thường kèm theo ẩm thấp, mưa gió, việc thay đổi sinh hoạt cho trẻ là cần thiết. Cụ thể.
Video đang HOT
- Cần giữ ấm cho trẻ: Các mẹ cần lưu ý trang phục cho trẻ trong ngày để đảm bảo thân nhiệt. Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý phần cổ, tay, chân.
- Cần chú ý đến vệ sinh cho trẻ: Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ, việc vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng hết sức lưu ý như: Cắt móng tay chân cho trẻ, thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày.
- Cần cho trẻ ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ hãy đảm bảo rằng con được ngủ đủ 9 – 12 tiếng mỗi ngày tùy theo lứa tuổi. Phòng ngủ của trẻ phải thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định, giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật: Những sợi lông từ chó, mèo hay từ chăn gối, vỏ đệm… không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị ho, hen suyễn…
Giữ ấm đường thở cho trẻ
Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 25-28 độ C, thông thoáng và tránh gió lùa. Giữ ấm đồ ăn, thức uống.
Trước khi cho trẻ ra ngoài nên đeo khẩu trang, đội mũ kín tai, mặc thêm áo khoác và đi giày ấm để tránh cảm lạnh đột ngột. Tuy nhiên không cần ủ ấm quá mức vì nếu mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu, rồi thấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi… Hơn nữa, việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Vận động, vệ sinh đúng cách
Cho trẻ ra ngoài vận động thể chất giúp tăng cường sức đề kháng cũng như tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Thời điểm lí tưởng cho trẻ ra ngoài vận động và đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa đông là vào khoảng 8 giờ – 9 giờ30 và buổi chiều từ 15 giờ -17 giờ. Lưu ý cần hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá.
Tắm và vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ. Nhiệt độ nước ấm thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 độ C đến 36 độ C. Khi dùng tay để thử thì người lớn cảm thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ.
Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé dễ khiến trẻ bị khô da hoặc gây bỏng.
Chăm sóc đúng cách khi trẻ mắc bệnh
Khi trẻ sốt, cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, lau mát cho trẻ và nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế.
Khi trẻ ho:
- Đối với trẻ dưới 12 tháng: Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Đối với trẻ trên 12 tháng: Dùng muỗng cà phê mật ong trước khi ngủ 30 phút, sẽ giúp làm giảm cơn ho và ít thức giấc về đêm.
Chủ động đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế nếu diễn tiến bệnh không cải thiện.
Khi trẻ bị nôn ói, tiêu lỏng: Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước và ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Tình trạng nôn ói sẽ cải thiện trước, tình trạng tiêu lỏng sẽ ổn sau 5 – 7 ngày. Nếu biểu hiện ngày càng nhiều thì nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế.
Tăng cường điều trị và dự phòng các bệnh truyền nhiễm
Ngày 14/8, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đợt dịch đậu mùa khỉ đang diễn ra ở châu Phi là mối đe dọa khẩn cấp y tế cho toàn cầu.
Bên cạnh sự gia tăng mạnh của các ca bệnh đang lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng nhanh, cả nước cũng đang ghi nhận các ca bệnh truyền nhiễm khác như cúm gia cầm A (H9N2), sởi, ho gà, bạch hầu, thủy đậu, dại...
Trung tâm Y tế Đà Lạt tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm
Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 15/8/2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận 4.671 ca mắc sốt xuất huyết (trong đó có 2 bệnh nhân tử vong), 476 ca mắc tay chân miệng, 17 ca mắc sởi, 2 ca mắc ho gà (trong đó 1 bệnh nhân tử vong), 1 ca mắc Viêm não Nhật Bản, 1 ca mắc viêm màng não do não mô cầu, 6 ca mắc Rubella.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, hạn chế nguy cơ dịch chồng dịch, Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện II Lâm Đồng và Bệnh viện Nhi Lâm Đồng tăng cường chỉ đạo tuyến theo phân công; hỗ trợ kỹ thuật cho các trung tâm y tế tuyến huyện; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ y tế tham gia điều trị các bệnh truyền nhiễm, khám và phát hiện sớm ca bệnh, điều trị kịp thời cho các bệnh nhân, hạn chế bệnh chuyển nặng, tử vong. Rà soát lại quy trình, sơ đồ tiếp nhận, phân loại người bệnh ngay từ khu vực khám bệnh, sàng lọc, phân luồng nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh, hạn chế dịch bệnh lây lan trong bệnh viện. Đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phân luồng khám sàng lọc theo đúng quy định tránh để tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng lây nhiễm qua đường không khí khi tiếp xúc với người bệnh và hướng dẫn cho người bệnh, người nhà cùng thực hiện. Dự trù đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị...để đảm bảo khả năng thu dung điều trị khi có bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.
Phối hợp với các đơn vị dự phòng điều tra giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp bệnh truyền nhiễm theo quy định, lưu ý các bệnh có vắc xin dự phòng và các bệnh nhân đã được tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường điều tra, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và sân bay Liên Khương; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh, quản lý các trường hợp bệnh, người tiếp xúc không để lây nhiễm thêm, lây lan ra cộng đồng và phòng, chống lây nhiễm cho cán bộ y tế; phối hợp và hỗ trợ trung tâm y tế các huyện xử lý ổ dịch, tăng cường giám sát, điều tra, lấy mẫu các ca bệnh tại bệnh viện và cộng đồng. Tăng cường trao đổi thông tin với Chi cục Thú y tỉnh Lâm Đồng nhằm kịp thời nắm bắt các thông tin về các bệnh lây truyền từ động vật sang người, đánh giá nguy cơ chung để có các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên người kịp thời và hiệu quả. Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân để người dân chủ động, tích cực phối hợp với ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng các biện pháp phòng chống các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, dại, đậu mùa khỉ, cúm A... Vận động người dân đưa con đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, chủ động tiêm vắc xin phòng sởi cho nhóm nguy cơ cao như: trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ trước mang thai... Triển khai các hoạt động đảm bảo công tác tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn. Hướng dẫn các đơn vị rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm đủ các mũi vắc xin theo quy định, đặc biệt là các vắc xin phòng bệnh sởi, ho gà, bạch hầu, Viêm não Nhật Bản. Đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất... phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị lấy và vận chuyển mẫu bệnh phẩm các bệnh truyền nhiễm theo quy định.
Trung tâm Y tế các huyện, thành phố chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn; chủ động, sẵn sàng các phương án đáp ứng các tình huống dịch bệnh, không để bất ngờ, bị động; phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp bệnh chuyển biến nặng, tử vong. Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường truyền thông đến người chăm sóc trẻ về các dấu hiệu mắc bệnh, cách dự phòng về các bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ như tay chân miệng, sởi, ho gà...; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần cho nghỉ học và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời; tránh trường hợp dịch lây lan tại các cơ sở giáo dục. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đóng trên địa bàn tăng cường truyền thông lồng ghép về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khuyến cáo người dân chủ động khai báo với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; thường xuyên; nâng cao nhận thức của người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh và cộng đồng; chủ động tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường; tiêm vắc xin phòng bệnh cho bản thân và gia đình đặc biệt biệt là trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng...
Thực hiện tốt công tác xử lý triệt để các ổ dịch, không để tình hình dịch bệnh kéo dài, đảm bảo 100% các ổ dịch bệnh truyền nhiễm được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Chủ động giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn để hướng dẫn tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xử lý ổ dịch kịp thời. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành y tế và thú y để giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bị động vật nghi dại cắn. Đảm bảo đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và phục vụ khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế.
Trẻ trên 6 tuần tuổi cần tiêm ngừa vắc - xin nào? Trẻ từ 6 tuần tuổi cần tiêm vắc-xin 6 trong 1, cúm, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm màng não, sởi, quai bị, rubella, viêm gan A, HPV... TS BS Nguyễn Huy Luân thăm khám và tư vấn tiêm chủng cho trẻ. Ảnh: (BVCC) ThS BS Nguyễn Hiền Minh, Phó Trưởng Đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM...