Sống chung với bệnh mạn tính không còn là ác mộng chỉ bằng cái ‘chạm tay’
Với đặc điểm bệnh tiến triển kéo dài, dễ tái phát, không chữa khỏi hoàn toàn, không phòng ngừa bằng vaccine…
nên khi mắc bệnh mạn tính trở thành ác mộng của nhiều người bệnh. Tuy nhiên, giờ đây người bệnh dễ dàng quản lý, kiểm soát sức khỏe ngay tại nhà chỉ bằng một cái chạm tay, thuận lợi, nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí.
Bệnh mạn tính – Cảnh giác vì bệnh “hiền” hóa “dữ”
Cách đây 5 năm, ông P.V.H (65 tuổ.i, Hà Nội) đi khám phát hiện mắc đái tháo đường type II và được bác sĩ tư vấn, kê đơn điều trị. Thời gian đầu ông tuân thủ uống thuố.c và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Thấy sức khỏe ổn định nên 2 năm gần đây, ông tự ý điều trị bằng insulin 8UI/ ngày mà không tái khám.
Khoảng 2 tháng nay, ông H xuất hiện đau nhức, tê bì cẳng chân hai bên, đau tăng khi đi lại, đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đặc biệt, trước 1 tuần vào viện khám, bệnh nhân thấy đau nhức cẳng chân liên tục cả khi nghỉ ngơi, sưng nóng tấy đỏ, chảy dịch mủ vàng, kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, háo khát nước, gầy sụt 5kg/ 2 tháng.
Lo lắng trước những biểu hiện nghiêm trọng, ông H đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám.
Chân của bệnh nhân có ổ loét, ở giữa hoại tử, chảy dịch đục mủ vàng, xung quanh tấy đỏ
Kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói (Glucose) và xét nghiệm đán.h giá đường huyết trung bình trong 3 tháng (HbA1c) tăng cao nhiều lần; Siêu âm mạch chi dưới có xơ vữa vôi hóa động mạch chầy trước gây hẹp 75-90% và siêu âm tim hở nhẹ van hai lá. Vì vậy, bệnh nhân được chẩn đoán loét cẳng chân do biến chứng đái tháo đường type II, xơ vữa, hẹp động mạch chày trước hai bên (75-90%).
Tuân thủ phác đồ điều trị mới, đến nay đường huyết của ông H. ổn định trở lại, vết thương cẳng chân đã khô, nhưng thỉnh thoảng còn đau nhức và đau tăng khi đi lại.
Một trường hợp khác là nam bệnh nhân (62 tuổ.i, Hà Nam), mắc bệnh viêm gan B mạn cách đây 5 năm. Ròng rã từ khi phát hiện đến tháng 3 năm nay, ông luôn tuân thủ uống thuố.c kháng virus Tenofovir 300mg theo đơn của bác sĩ.
Cách đây 3 tháng, bệnh nhân này đi kiểm tra sức khỏe, kết quả men gan ổn định, tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Mừng tưởng tình trạng viêm gan B được kiểm soát nên bệnh nhân này tự ý dùng thuố.c “cách nhật” cách ngày uống 1 viên.
Do có biểu hiện chán ăn, kèm mệt mỏi, nước tiểu sậm màu tăng dần, lượng nước tiểu ít nên đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám. Bệnh nhân bất ngờ với chẩn đoán đợt bùng phát viêm gan B mạn phải nhập viện điều trị nội trú nhằm tránh bệnh tiến triển nặng.
TS.BS Ngô Chí Cương – Trưởng Chuyên khoa Truyền nhiễm và Y học Nhiệt đới, Hệ thống Y tế MEDLATEC; Trưởng khoa Nội tổng hợp, kiêm Phó Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Đây là hai trong số những ca bệnh đến khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC có biến chứng do tự ý điều trị, hoặc chỉnh liều thuố.c. Người bệnh cần lưu ý, bệnh mạn tính chỉ “hiền” khi tuân thủ phác đồ điều trị, nhưng lại hóa “dữ” – gây biến chứng nghiêm trọng như tàn tật, t.ử von.g nếu bệnh không được quản lý và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
3 nguyên tắc người mắc bệnh mạn tính cần tuân thủ tuyệt đối
Video đang HOT
Bệnh mạn tính rất đa dạng như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, viêm gan virus, bệnh tự miễn… có thể gặp ở bất cứ độ tuổ.i, giới tính. Đây là nguyên nhân gây t.ử von.g, tàn tật hàng đầu hiện nay nên cần theo dõi, quản lý và điều trị liên tục.
Thống kê từ Hoa Kỳ cho thấy, người từ 65 tuổ.i trở lên, có 75% trường hợp bị ít nhất một bệnh mạn tính và 50% người bị ít nhất hai bệnh mạn tính.
Bệnh mạn tính cần thời gian điều trị kéo dài, không chỉ 1 năm, 2 năm mà cần nhiều trường hợp cần chăm sóc liên tục cả đời. Bệnh tiến triển thầm lặng, kéo dài, dễ tái phát, gây đa.u đớ.n, nhưng không thể ngừa bằng vaccine, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, cũng như làm suy giảm chất lượng sống và gây tốn kém chi phí, thời gian của người bệnh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách quản lý sức khỏe tốt nhất, đặc biệt những người mắc bệnh lý mạn tính
Chuyên gia khuyến cáo: Nếu người dân có chuẩn đoán mắc bệnh mạn tính cần xác định chung sống “hòa bình” với bệnh suốt đời. Đồng thời, để tránh biến chứng khôn lường, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối 3 nguyên tắc sau:
· Định kỳ kiểm tra sức khỏe, tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ; Cần đến ngay cơ sở y tế nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường.
· Tuân thủ uống thuố.c theo đơn (chú ý về giờ giấc uống đều đặn, hàng ngày và vào một giờ nhất định nếu có), tuyệt đối không được tự ý bỏ thuố.c. Trong quá trình điều trị, nếu thuố.c có tác dụng phụ cần trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh thuố.c phù hợp.
· Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hoặc lựa chọn thực phẩm theo lời khuyên của bác sĩ điều trị.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi – Giải pháp “chung sống” hòa bình của người bệnh mạn tính
Mang sẵn tâm lý nặng nề mắc bệnh, đa.u đớ.n, khó chịu… gây không ít phiền toái, áp lực cho người bệnh. Đặc biệt, những người eo hẹp thời gian như trong độ tuổ.i lao động, hay người di chuyển khó khăn (người cao tuổ.i, phụ nữ mang thai, gia đình có con nhỏ) thì việc sắp xếp đi khám thường xuyên còn trở thành ác mộng.
Trước những rào cản đó, không ít trường hợp chán nản, bỏ cuộc, hoặc khi xuất hiện triệu chứng đi khám thì bệnh tiến triển nặng, gây biến chứng dẫn đến việc điều trị khó khăn và tốn kém.
Với mong muốn mang đến người dân giải pháp kiểm tra, chăm sóc sức khỏe tiện lợi, nhanh chóng, MEDLATEC đã tiên phong triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tại Việt Nam.
Gia đình có con nhỏ, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính giờ đây nhẹ tênh mỗi khi kiểm tra sức khỏe vì được phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi
Từ một dịch vụ mới mẻ, xa lạ với người dân, nhưng đến nay sau hành trình gần 30 năm đồng hành chăm sóc sức khỏe người dân, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi đã trở thành người bạn thân quen đồng hành chăm sóc sức khỏe của 4 triệu người dân Việt. Dịch vụ này mang đến sự thuận lợi chăm sóc sức khỏe của mọi gia đình, đặc biệt là người bệnh mạn tính vốn gặp nhiều khó khăn thì nay chủ động thời gian và tiết kiệm được công sức.
Hệ thống Y tế MEDLATEC tự hào sở hữu năng lực vượt trội về đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất cho phép thực hiện hơn 2.000 danh mục xét nghiệm, là đơn vị y tế đầu tiên ở nước ta đạt tiêu chuẩn CAP (Hoa Kỳ), đồng thời tiên phong cả nước áp dụng quản lý xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế CAP (Hoa Kỳ) và ISO 15189:2012.
Kết quả xét nghiệm của MEDLATEC được liên thông tại các bệnh viện đầu ngành và được công nhận tại trên 30 quốc gia trên toàn cầu
Theo đó, người dân thực hiện xét nghiệm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC nói riêng, sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nói riêng trên quốc hoàn toàn an tâm đáp ứng đầy đủ xét nghiệm để quản lý, theo dõi và chẩn đoán xác định với kết quả chính xác, nhanh chóng. Dịch vụ này thu theo giá niêm yết, người dân chỉ cần chi trả thêm phí đi lại lấy mẫu là 10.000 đồng/lần.
Để chủ động kiểm tra sức khỏe, dù bạn ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi bằng cách “chạm tay” nhấc máy gọi tổng đài 1900 56 56 56, hoặc đặt lịch qua app My Medlatec là có nhân viên y tế đến lấy theo yêu cầu.
Báo động trẻ thừa cân béo phì
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.
Khi trẻ thừa cân, béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: huyết áp, tiểu đường, thậm chí là dậy thì sớm...
Tỷ lệ trẻ béo phì tăng nhanh những năm gần đây. Ảnh: Bích Nhàn
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tâm lý nhiều phụ huynh vẫn "chưa lo" khi con bị thừa cân, béo phì.
Bé 15 tuổ.i nặng... 140kg
Mới 15 tuổ.i, em M.T., ngụ huyện Long Thành đã nặng đến 140kg. Với cơ thể béo phì, mỗi lần nhập viện vì bất cứ căn bệnh nào đều là nỗi lo của cha mẹ và cả y, bác sĩ. Cách đây vài ngày, M.T. vào viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi.
"Ngay khi con ho, nóng sốt, gia đình đã đưa đi khám và uống thuố.c tại một phòng khám tư gần nhà. Nhưng chỉ sau 2 ngày, con tôi đã phải nhập viện cấp cứu vì bệnh nặng hơn. Mỗi lần con bệnh là thường bị nặng, nằm viện cả tuần liền" - mẹ của em M.T. chia sẻ.
Thạc sĩ - bác sĩ Trần Lê Duy Cường, Phó khoa Hồi sức - tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết thêm, các bác sĩ phải đặt nội khí quản, cho em M.T. thở máy vì bệnh chuyển biến nhanh và khá nặng. Dù ban đầu chỉ là viêm phế quản bình thường nhưng với cơ thể béo phì, bệnh nhi M.T. dễ vào tình trạng bệnh nặng hơn. Bác sĩ phải sử dụng thuố.c kháng sinh liều cao hơn và mạnh hơn trong chữa trị.
Hầu hết, bệnh nhi nằm tại khoa đều là bệnh nhân nặng, người nhà không được vào chăm sóc nên tất cả đều do nhân viên y tế đảm nhiệm.
"Riêng bệnh nhi M.T. phải thở máy 5 ngày, bệnh mới tiến triển tốt và sức khỏe ổn định dần dần. Trong suốt những ngày chữa trị tại khoa, mỗi lần thay tã, xoay trở cho bệnh nhi, chúng tôi phải cử 4-5 người vì bệnh nhi thừa cân quá nhiều" - bác sĩ Cường nói.
Theo bác sĩ Cường, những năm gần đây, bệnh viện đã chữa trị nhiều bệnh nhân bị béo phì khiến cho bệnh nặng hơn khi mắc các bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết. Năm ngoái, các bác sĩ đã tiếp nhận bé N.G.H., 2 tuổ.i (ngụ phường Hóa An, thành phố Biên Hòa) bị tay chân miệng. Điều đáng nói là dù bé mới 2 tuổ.i nhưng đã nặng 22kg (cân nặng chuẩn theo Tổ chức Y tế thế giới là 12kg) và phải nhập viện trong tình trạng nặng do bệnh tay chân miệng.
Sau gần 1 tuần chữa trị, dù đã cai được máy lọc má.u, xung quanh bé H. vẫn chằng chịt các loại dây dợ từ máy thở. Các y, bác sĩ phải hút đờm liên tục cho bé. Suốt những ngày phải lọc má.u, cả người nhà lẫn y, bác sĩ luôn trong trạng thái lo lắng.
"Khi vào viện, toàn thân bé tím tái, mệt lả và không thể lấy ven. Chúng tôi đặt nội khí quản, truyền thuố.c đặc trị gamma globulin và lọc má.u 2 chu kỳ. Tuy nhiên trong quá trình cấp cứu, bé bị ngưng tim. May mắn, bé đã qua khỏi đợt bệnh nguy hiểm đó" - bác sĩ Cường nhớ lại.
Trẻ béo phì dễ bị dậy thì sớm, mắc nhiều bệnh mãn tính
Mỗi lần tiếp nhận trẻ bị béo phì nhập viện, các y bác sĩ đều rất lo lắng và áp lực, phần vì trẻ dễ vào các đợt bệnh nặng hơn, thời gian nằm viện và chi phí chữa trị cũng đắt đỏ hơn nhiều.
Khi tiếp nhận những trường hợp trẻ béo phì nhập viện các y, bác sĩ cũng áp lực vì bệnh dễ bị nặng hơn. Ảnh: Bích Nhàn
Bác sĩ dinh dưỡng Vũ Thị Thu Hạnh, Khoa Nhi, Bệnh viện Âu Cơ cho hay, nhiều gia đình, nhất là thế hệ ông bà thường muốn con cháu phải mập mạp, mũn mĩm mới đáng yêu, khỏe mạnh và thông minh hơn.
"Đó là một suy nghĩ có phần lệch lạc và không chính xác. Thực tế cho thấy, khi trẻ bị thừa cân, béo phì sẽ gây rất nhiều hệ lụy về sức khỏe. Trẻ dễ mắc các bệnh: cao huyết áp, tăng mỡ má.u, tiểu đường, bệnh gai đen hay ngưng thở lúc ngủ..." - bác sĩ Hạnh nhận định.
Do vậy, các bậc phụ huynh khi thấy con mình có các dấu hiệu sau thì cần nghĩ đến khả năng trẻ bị thừa cân, béo phì: bụng mập, má phính lên, ngực chảy xệ, rạn da ở bụng, ngực hay bệnh gai đen (da ở vùng cổ, bẹn, nách... bị đen do béo phì gây ra tình trạng rối loạn tăng sắc tố da).
Bác sĩ Hạnh cho biết thêm, có đến hơn 90% trẻ béo phì do dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều so với nhu cầu; ăn nhiều chất béo, bột đường, ăn vặt, uống nước có gas... hoặc có lối sống thụ động, ít vận động...
Bác sĩ Hạnh nhấn mạnh: "Ngoài nguy cơ gây ra nhiều bệnh mãn tính, trẻ béo phì còn đối mặt với khả năng bị dậy thì sớm, ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và tâm lý của trẻ".
Điều đáng lo ngại nhất là tâm lý "chưa lo" của nhiều bậc phụ huynh. Bác sĩ Hạnh đã từng gặp nhiều trường hợp bệnh nhi đến khám khi đã duy trì tình trạng béo phì suốt nhiều năm liền nhưng bố mẹ lại chủ quan cho rằng, trẻ sẽ tự giảm cân khi đi học hoặc do di truyền nên không thay đổi được.
"Cũng có nhiều bậc phụ huynh biết con béo phì nhưng vì công việc bận rộn nên họ chần chừ mãi không đưa con đi khám. Trẻ béo phì càng lâu, khả năng giảm cân cho trẻ càng khó hơn nhiều" - bác sĩ Hạnh khuyến cáo.
Nên uống cà phê ngay khi thức dậy hay chờ một chút? Uống cà phê vào buổi sáng là thói quen của nhiều người, nhưng liệu bạn có nên uống cà phê ngay khi vừa thức dậy không? Chia sẻ với Fox News, tiến sĩ Deborah Lee cho biết, uống cà phê ngay khi vừa thức dậy vào buổi sáng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. "Khi bạn thức dậy, mức hormone...