Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường
Học sinh các trường bắt đầu bước vào năm học mới, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Vì vậy, nâng cao nhận thức, phối hợp theo dõi, xử lý ca bệnh giữa trường học và y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.
Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng các bước, góp phần tạo thói quen vệ sinh cơ thể
Sẵn sàng
Đưa đứa cháu ngoại có dấu hiệu ho, sốt nhẹ đi học, bà Nguyễn Thị Hạnh được các cô giáo tư vấn nên cho trẻ nghỉ ở nhà theo dõi; nếu trẻ sốt cao, hãy đưa đến cơ sở y tế. Trong việc đón trả trẻ mỗi ngày, các cô giáo Trường mầm non Hương Hồ (TP. Huế) đều theo dõi tình hình sinh hoạt, ăn uống của trẻ để trao đổi kịp thời với gia đình. Trong chương trình dạy học, giáo viên cũng lồng ghép thông tin cơ bản về cách vệ sinh cơ thể, an toàn thực phẩm, dấu hiệu nhận biết cơ thể bị bệnh qua hoạt động “Bé làm bác sĩ”; dạy trẻ rửa tay 6 bước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế… Phía bên ngoài mỗi lớp, các tờ rơi về phòng, chống bệnh đang lưu hành cũng được trường cập nhật thường xuyên nhằm giúp nâng cao nhận thức cho phụ huynh đưa đón trẻ.
Trường mầm non Hương Hồ có 3 cơ sở với gần 400 trẻ đang theo học, trong đó có 2 lớp ở thôn Chầm với 40 cháu. “Chăm lo, giáo dục sức khỏe cho trẻ là một phần quan trọng trong chương trình mầm non, giúp trẻ nâng cao thể trạng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng, chống dịch bệnh theo mùa… Hàng tuần, trường đều vệ sinh đồ chơi và phơi nắng; cuối tuần, giáo viên trường triển khai phong trào Ngày Chủ nhật xanh để trường lớp luôn sạch đẹp”, cô Trần Thị Trang, Hiệu trưởng Trường mầm non Hương Hồ nói.
Theo cô Trần Thị Lan – nhân viên y tế Trường mầm non Hương Hồ, trên địa bàn chưa có ca bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, nhưng trường không chủ quan trong công tác phòng bệnh.
Ngoài truyền thông với phụ huynh bằng hình ảnh ở bảng tin trường, lớp, cô còn gửi hình ảnh, video lên nhóm lớp; lồng ghép góc hoạt động và bài tuyên truyền của cán bộ y tế trường vào chương trình học của lớp lớn. Tủ thuố.c nhà trường luôn có hạ sốt, giảm đau, orizone, nhỏ mắt… đáp ứng khâu xử trí ban đầu.
Trường vùng ven chủ động, trường vùng trung tâm cũng luôn trong tinh thần sẵn sàng. Phường Đông Ba có 3 trường tiểu học, 2 trường mầm non, 2 trường cấp hai, một trường cấp 3. Việc phối hợp phòng chống dịch giữa trường – trạm thực hiện chặt chẽ. Nhóm zalo trường học cùng trạm y tế được duy trì từ thời phòng, chống dịch COVID-19 để cập nhật kịp thời thông tin và trao đổi tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Video đang HOT
Y sĩ đa khoa Đoàn Thị Đông Phương, Phó trưởng Trạm Y tế phường Đông Ba (TP. Huế) cho hay: “Đầu năm học, các trường đều tổ chức dọn dẹp, phát quang. Ngoại trừ Trường THPT Nguyễn Huệ chủ động trong xử lý môi trường, một trường mầm non phun hóa chất diệt muỗi, các đơn vị khác đều được trạm y tế phường hỗ trợ máy móc, dung dịch, hóa chất trước khi bước vào năm học mới. Theo quy trình phối hợp, nếu có ca bệnh, trường học báo trạm, trạm sẽ hướng dẫn cho học sinh nghỉ học, theo dõi 7-10 ngày; đồng thời vệ sinh môi trường lớp học nhằm tránh lây lan ca bệnh”…
Theo dõi sát, xử lý kịp thời
Trước thềm năm học mới, Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị các điều kiện, đảm bảo sức khỏe cho năm học mới; bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng ở các lớp học. Sở Y tế tỉnh lưu ý các địa phương giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh nhằm báo cáo kịp thời để có phương án xử lý, tránh hình thành ổ dịch. Trong đó, hướng dẫn các trường triển khai phòng, chống dịch, theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời trường hợp có nghi ngờ mắc bệnh, báo cơ sở y tế nhằm phối hợp xử lý kịp thời.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 900 ca sốt xuất huyết, hơn 80 ca tay chân miệng, 13 ca ho gà… trong đó, địa bàn TP. Huế có nhiều ca bệnh do mật độ dân số đông. Như mọi năm, Trung tâm Y tế TP. Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tập huấn công tác y tế trường học cho cán bộ y tế của 178 trường học thuộc khối mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố. BSCKI. Trần Ngọc Thành Nhân, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS TTYT TP. Huế thông tin: “Bên cạnh tập huấn phòng, chống dịch, các cán bộ y tế trường học còn được hướng dẫn cách sơ, cấp cứu ban đầu khi xảy ra thương tích; dấu hiệu nhận biết các triệu chứng sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, ho gà… và quy trình xử lý, tránh lây lan”.
Chia sẻ về chủ trương của ngành, Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo cho biết: “Ngành đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch phòng chống, giám sát dịch bệnh thường gặp mùa tựu trường; làm tốt công tác truyền thông để giáo viên, gia đình phối hợp trong phát hiện dấu hiệu bệnh, xử lý, phòng ngừa. Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ sở y tế nắm bắt các bệnh thường gặp để chủ động trong chẩn đoán, điều trị phù hợp”.
Không chỉ ngành y tế và trường học nỗ lực triển khai công tác phòng, chống dịch, phía gia đình học sinh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung rau xanh và trái cây, thực hiện ăn chín – uống sôi, góp phần nâng cao thể trạng cho con em. Đặc biệt, cần cho trẻ tham gia tiêm chủng các mũi theo Chương trình tiêm chủng mở rộng đầy đủ, đúng lịch; tiêm bù, tiêm vét cho trẻ theo yêu cầu của y tế địa phương.
Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ
Theo chuyên gia, sau mưa lũ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều căn bệnh dễ dàng lây nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, cúm,...
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến cuối tháng 8/2024, ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Sau mưa lũ, nguy cơ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm tăng cao.
Bộ Y tế lo ngại, sau mưa lũ lại trùng vào thời điểm cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học; nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Dự báo thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh; kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tại các địa phương khác trong cả nước cũng xuất hiện rải rác các ca bệnh sốt xuất huyết, sởi, ho gà...
Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, sau lũ lụt, các bệnh có nguy cơ gặp cao nhất là tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...
Ở các vùng sau mưa, lũ lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy cấp. Tr.ẻ e.m còn có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.
Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét.
Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.
Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.
Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao hơn trong mùa mưa lũ.
Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da.
TS.Phạm Thị Minh Phương, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.
Đặc biệt, trong thời điểm mưa lũ, các bệnh về da hay gặp nhất là các bệnh về da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Bệnh da do nấm hay gặp nhất là nấm kẽ bàn chân, nấm móng chân. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lội nước nhiều, làn da bị mềm đi, khả năng bảo vệ trước môi trường giảm, khi đó tác nhân bên ngoài môi trường như nấm dễ chui vào. Nấm dễ phát triển trong môi trường nóng ẩm nên trong mùa mưa lũ, người dân dễ bị nấm kẽ, nấm bàn chân, nấm móng chân...
Để phòng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.
Cùng với đó đưa ra hướng dẫn, sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.
Ngành Y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn...
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối với bệnh nhiễ.m trùn.g lây qua đường ăn uống. Vì thế, để phòng ngừa những bệnh này, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.
Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.
Ngoài Chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.
Theo bác sỹ Bùi Thị Việt Hoa, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, để hạn chế dịch bệnh lây lan trong tình hình mưa bão, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Ngoài ra, cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và tiêm chủng đầy đủ.
Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão Cùng với việc đang phải đối mặt với việc quay trở lại của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế như sởi, ho gà..., sau bão số 3 (Yagi), nhiều địa phương lại đứng trước nguy cơ các dịch bệnh sẽ bùng phát do điều kiện nguồn nước, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Khám bệnh cho người dân sau...