Bí quyết giành Huy chương vàng của nữ sinh trường nghề xinh đẹp
Bí quyết để giành Huy chương vàng thi kỹ năng nghề quốc gia của Ngọc Ánh chính là những chuỗi ngày dài nỗ lực luyện tập, đến mức đổ vỡ ly cốc cùng sự chỉ bảo tận tình của thầy cô.
Học nghề để được thực hành nhiều hơn
Với số điểm ấn tượng 99/100, nữ sinh Đoàn Ngọc Ánh (SN 2000, quê Tuyên Quang) của trường CĐ Du lịch Hà Nội xuất sắc giành Huy chương vàng (HCV) nghề Dịch vụ Nhà hàng tại Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020.
Ngọc Ánh hiện là sinh viên lớp Quản trị khách sạn (theo tiêu chuẩn CHLB Đức) trường CĐ Du lịch Hà Nội.
Cô gái 10X cho biết, tấm HCV giành được lần này, xin gửi tặng tới bố mẹ cùng thầy cô. Đó chính là nguồn động lực để cô nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề Dịch vụ Nhà hàng.
Ngay từ nhỏ, mỗi khi chứng kiến cảnh bố miệt mài cắt gọt hoa quả, chế biến món ăn, Ánh rất ấn tượng với từng động tác dù nhỏ nhưng điêu luyện, đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ đó.
Mỗi món ăn sau khi được chế biến sẽ được bày biện cho thật đẹp. Bởi, món ăn “có ngon mắt thì mới ngon miệng”.
Thí sinh Đoàn Ngọc Ánh tham gia phần thi phục vụ bàn khách 4 người trong Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia năm 2020.
Suốt những năm học phổ thông, cô luôn cố gắng học đều các môn và đạt học sinh giỏi nhiều năm liền.
Tới năm 2018, Ánh đã đạt đủ điểm thi THPT quốc gia để trở thành sinh viên ĐH Thương Mại nhưng em đã không nhập học mà nộp hồ sơ vào CĐ Du lịch Hà Nội.
Nhiều người bất ngờ, khuyên nên suy nghĩ lại nhưng cô bé vẫn giữ nguyên quyết định của mình.
Ánh tâm sự: “Lúc đó, gia đình có phần lo lắng vì muốn em học ngành về kinh tế để sau này kiếm một công việc văn phòng cho nhàn, theo nghề nhà hàng sẽ rất vất vả.
Video đang HOT
Em nghĩ, học ngành nào cũng phải có niềm đam mê, phải yêu nó và gắn bó thì mới phát triển được bản thân. Hơn nữa, học nghề sẽ thực hành nhiều hơn để nhanh được đi làm, kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Cuối cùng, bố đã đồng ý cho em theo nghề này”.
Kiên trì luyện tập, bất chấp đổ vỡ
Nghề Dịch vụ Nhà hàng phải làm rất nhiều công việc. Từ cắt tỉa hoa quả không được chạm tay vào quả cho đến gấp khăn, set-up dao dĩa, thìa đĩa, cốc ly… trên bàn ăn rồi phục vụ khách. Tất cả đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp và gọn gàng đến từng chi tiết.
Kỹ năng nhận biết các loại rượu mạnh – rượu vang là không thể thiếu với mỗi nhân viên trong ngành Dịch vụ Nhà hàng.
Nữ sinh chia sẻ, trong quá trình tập luyện để chuẩn bị cho kỳ thi, có những động tác rất khó như tung bắt cốc ly hay chai rượu. Việc cốc ly bị rơi vỡ hay cắt gọt hoa quả bị đứt tay là “tai nạn nghề nghiệp” mà cô thường phải trải qua để ngày một trưởng thành hơn.
Trước khi thi cấp quốc gia, Ngọc Ánh phải trải qua cuộc thi ở cấp trường và thành phố để chọn lọc thí sinh xuất sắc. Qua mỗi đợt thi, cô bé đều rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia đã bị hoãn tới cuối tháng 9/2020 mới tổ chức. Ánh đã tự lập ra thời gian biểu và bố trí tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý.
Trong kỳ thi, thí sinh phải thực hiện các công việc: Cắt hoa quả, gấp khăn, nhận biết các loại rượu vang – rượu mạnh, pha chế, phục vụ bàn. Dù đã chuẩn bị kỹ từ trước nhưng lúc vào thi cô vẫn có chút hồi hộp, lo lắng.
Cũng theo nữ sinh, BTC chấm điểm theo rất nhiều tiêu chí như mở rượu vang có bị vỡ nút hay không, cách sắp xếp dụng cụ trên bàn ăn, thời gian set-up phải càng nhanh càng tốt.
Sau khi trình bày và đưa ra bàn món khai vị gồm súp bí đỏ, salad. Quan trọng nhất là kỹ năng lọc xương một con gà quay để phục vụ cho bàn 4 khách. Trong khoảng 20 phút, thí sinh phải set-up hoàn thiện đồ ăn, dụng cụ trên bàn. Kỹ năng lọc vỏ cam không cần chạm tay cũng rất cầu kỳ và yêu cầu sự tỉ mỉ.
“Ở nước ngoài, nghề Dịch vụ Nhà hàng rất được coi trọng và đem lại thu nhập cao. Ở Việt Nam, nghề này cũng đang dần khẳng định chỗ đứng. Bố cùng các thầy cô trong khoa là những người thường xuyên chỉ dạy, rèn luyện cho em các kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên xuất sắc trong nghề”, Ngọc Ánh tâm sự.
Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội trao bằng khen và Huy chương Vàng cho thí sinh Đoàn Ngọc Ánh tại kỳ thi.
Cơ hội được tiếp xúc với nhiều người
Nữ sinh quê Tuyên Quang cũng cho hay, Tiếng Anh là một lợi thế không nhỏ khi tham gia kỳ thi hay sau này đi làm bên ngoài. BTC cũng dành một số điểm nhất định cho thí sinh nào có ngoại hình tốt, trang phục gọn gàng, Tiếng Anh lưu loát, thần thái tươi tắn và thao tác chuẩn, đẹp.
Làm nghề Dịch vụ Nhà hàng có cơ hội được tiếp xúc với nhiều tầng lớp trong xã hội. Trong quá trình phục vụ, mỗi người sẽ có thêm nhiều kỹ năng thực tế.
Về định hướng trong tương lai gần, cô gái 10X cho hay sẽ tiếp tục nỗ lực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho Kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN dự kiến diễn ra trong năm nay.
“Xa hơn, em muốn sẽ một tay nghề vững vàng để làm việc trong nước hoặc có cơ hội sẽ ra nước ngoài. Với em, nghề nào cũng cao quý, miễn sao ta phải thực sự có tình yêu và đam mê với nghề đó. Tấm HCV thi Kỹ năng nghề quốc gia vừa qua chỉ là bước khởi đầu, em phải cố gắng nhiều hơn nữa”, Ngọc Ánh chia sẻ.
Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020 diễn ra từ ngày 28/9 – 10/10 với 474 thí sinh dự thi đến từ 49 đoàn, tranh tài ở 34 nghề, trong đó có 31 nghề chính thức và 3 nghề trình diễn.
Hà Nội là địa phương dẫn đầu với 39 huy chương (23 HCV, 7 HCB, 9 HCĐ) và 5 chứng chỉ Kỹ năng nghề xuất sắc. Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội) đánh giá, số lượng thí sinh tham gia và thành tích đạt được cao hơn so với kỳ thi lần trước.
Kỳ thi đã đạt được 3 mục tiêu quan trọng: Tạo sân chơi cho các thí sinh so tài để tôn vinh người giỏi nhất; tăng cường hợp tác giữa các bên; tiếp tục lựa chọn được các thí sinh xuất sắc để huấn luyện tham dự Kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN và thế giới trong thời gian tới.
Học nghề - tại sao không?
Theo các trường nghề, thực tế cho thấy nhu cầu tuyển dụng người học CĐ, học nghề rất lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của nhiều trường đào tạo chất lượng.
Ảnh minh họa
Thông tin từ Ban tổ chức cho biết, Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11- năm 2020 đang diễn ra có 32 nghề chính thức tham dự là: Công nghệ ô tô; Chăm sóc sắc đẹp; Bảo trì máy CNC; Nấu ăn; Lắp đặt điện; Điện tử; Công nghệ thời trang; Thiết kế đồ họa; Thiết kế các kiểu tóc; Tự động hóa công nghiệp; Lắp cáp mạng thông tin; Kết nối vạn vật - IOT; Ốp lát tường và sàn; Lắp đặt đường ống nước; Xây gạch; Mộc mỹ nghệ; Mộc dân dụng; Sơn ô tô; Phay CNC; Tiện CNC; Dịch vụ lễ tân; Chăm sóc sức khỏe và xã hội. Nghề tổ chức thi trình diễn gồm 3 nghề: Hệ thống chuyển tiếp nhanh; Thiết kế thời trang kỹ thuật số và làm bánh mỳ...
Phay CNC và Tiện CNC là 2 trong số 7 nghề mới lần đầu tiên tham gia so tài tại Kỳ thi này. Năm nay, ở nghề Tiện CNC có 9 thí sinh, nghề Phay CNC có 8 thí sinh tham gia dự thi.
Theo các chuyên gia, hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực tự động hóa nói chung và ngành công nghiệp cơ khí nói riêng phần lớn 90% đều có sự trợ giúp của máy phay CNC nhằm mục đích đảm bảo độ chính xác, tối ưu thời gian gia công, tăng năng suất sản phẩm.
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực nghề Phay CNC ngày một tăng, vì vậy đây được đánh giá là một nghề có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Tương tự như nghề Phay, nghề Tiện CNC, một số ngành nghề khác như Chăm sóc sắc đẹp, Dịch vụ nhà hàng, Công nghệ thời trang...ngày càng có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm, giúp người học ra trường có việc làm ngay, thậm chí có mức thu nhập tương đối tốt, có thể sống khỏe với nghề mình đã chọn.
Bức tranh tuyển sinh ĐH năm 2020 đã cho thấy, nhiều thí sinh có điểm cao nhưng vẫn rớt nguyện vọng mơ ước. Trong khi theo tư vấn của chuyên gia tuyển sinh, vẫn còn nhiều cơ hội mở ra ở phía trước như chờ đợi các trường tuyển bổ sung chỉ tiêu, hoặc các em cũng có thể rẽ ngang sang học nghề mà vẫn có cơ hội học liên thông lên ĐH, không nhất thiết phải vào ĐH bằng mọi giá, trong khi đầu ra chưa có gì hứa hẹn chắc chắn.
Dẫu thế, tâm lý vào ĐH vẫn còn khá nặng nề cả ở phía phụ huynh và người học. Họ cho biết học nghề chỉ là con đường lựa chọn cuối cùng khi không còn ngã rẽ nào khác.
Theo các trường nghề, thực tế cho thấy nhu cầu tuyển dụng người học CĐ, học nghề rất lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của nhiều trường đào tạo chất lượng. Ông Lê Lâm- Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn cho biết: Không ít thí sinh ngại học CĐ vì có vẻ không "oách", khó tìm việc làm và phải làm việc cực hơn ĐH.
Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng lao động bậc CĐ rất cao. Đa số các trường đều mời doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình, đào tạo và đánh giá một số học phần thực hành, hướng dẫn sinh viên thực tập nên người học hầu như được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Đó là chưa kể một số trường ký cam kết đảm bảo việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Thời gian học ngắn hơn ĐH, chi phí đầu tư ít hơn, đi làm sớm hơn...
Thông tin từ Trường CĐ Quốc tế TP HCM cho hay, trường ký cam kết đảm bảo việc làm với một số ngành, tuy nhiên tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp vẫn là 100%, trong đó có nhiều sinh viên được tuyển dụng trước khi tốt nghiệp.
Một số ngành có mức lương khởi điểm 8 - 9 triệu đồng, ngành xây dựng cao hơn. Riêng ngành công nghệ thông tin có mức lương khởi điểm gần 20 triệu đồng/tháng.
Chính vì vậy, người học cần phải xác định hướng vào đời ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Còn các trường nghề cũng cần đảm bảo chắc chắn về đầu ra, liên kết với doanh nghiệp/nhà tuyển dụng để rộng mở cơ hội việc làm cho người học.
Quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT tối thiểu trong trường nghề Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT được sử dụng để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. Để phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS vào các cơ sở dạy nghề đủ tiêu chuẩn, tạo nguồn nhân...