Bí quyết để trở thành người tiêu dùng thông minh
Giữa thiên la địa võng các thông tin về hàng hóa, chiêu trò khuyến mãi… người tiêu dùng dễ mắc phải sai lầm trong mua sắm. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn chuyện mua sắm để trở thành người tiêu dùng thông minh.
Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn mua sắm hợp lý hơn
Nhiệm vụ của các nhà sản xuất là bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt, còn nhiệm vụ của người mua là chi tiêu càng hợp lý càng tốt. Bạn nên lập kế hoạch cân đối giữa thu nhập và nhu cầu, nhằm tránh tình trạng thâm hụt ngân sách. Điều này không hề đơn giản nhưng cũng chẳng phải bất khả thi.
Thỉnh thoảng kiểm kê đồ đạc
Hãy kiểm kê đồ đạc thường xuyên hơn để xem có món đồ nào còn quên chưa được dùng tới không. Bạn sẽ cảm thấy vui cũng như mua đồ mới và tránh trường hợp mua phải thứ đã mua rồi.
Không nên mua đồ chỉ vì rẻ
Video đang HOT
Chỉ nên mua thứ đã được khẳng định vừa tốt vừa rẻ vừa có giá trị sử dụng đối với bạn. Nếu không có ý định tiết kiệm, bạn hãy mua một món đồ thật xịn, thật đẳng cấp. Lúc bỏ tiền bạn sẽ thấy hơi xót xa và nhịn mua một thời gian dài để hồi phục.
Không mua theo phong trào
Nên tránh xa việc mua sắm theo phong trào
Mua sắm đôi khi là hành động theo phong trào. Nhiều lúc bạn mua món đồ nào đó vì được người khác rủ rê chứ không thực sự xuất phát từ nhu cầu bản thân. Những vật dụng không cần thiết chỉ khiến góc nhà chật chội hơn hoặc khiến bạn phải tiếc nuối “giá như không mang món đồ vô nghĩa này về nhà”.
Hạn chế tác động của quảng cáo
Quảng cáo giúp người tiêu dùng có thêm nhiều thông tin, tuy nhiên cách tiếp nhận không chọn lọc khiến bạn ảo tưởng về giá trị thực của sản phẩm. Hãy là người mua thông thái và đừng để các mẩu tin quảng cáo dẫn dắt mình. Bên cạnh đó, nên quan tâm đến các chỉ dẫn chất lượng, tìm hiểu kỹ điều khoản mua bán, chứng từ liên quan hoặc ít nhất là hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Tham khảo đánh giá của người mua trước
Tham khảo ý kiến người dùng trước là thói quen tốt khi mua hàng, đặc biệt là mua sắm online, khi bạn chưa từng trải nghiệm sản phẩm. Tất cả thông tin đều có thể tìm thấy trên Internet, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định đặt hàng qua mạng.
Theo nguồn tổng hợp
Tâm lý phổ biến khi mua sắm trực tuyến
Người mua thích giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, miễn phí vận chuyển, sợ lừa đảo, ngại đổi trả...
Thích giảm giá, chiết khấu
Thương mại điện tử bùng nổ khiến người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hình thức mua sắm online. Giống như người mua truyền thống, khách hàng online cũng thích giảm giá và chiết khấu.
Một khảo sát của dịch vụ hỗ trợ khách hàng cho thấy, 40% người mua thích giảm giá trực tiếp trên sản phẩm hơn là tích điểm và nhận quà. 68% người mua tin rằng phiếu giảm giá giúp người bán kích cầu, tăng doanh số bán hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Và 40% người mua mong muốn nhận được phiếu giảm giá qua điện thoại.
Tất nhiên, khách hàng thích giảm giá nhiều và thông tin chính xác. Trường hợp trang bán hàng trực tuyến đưa ra chiết khấu lừa đảo, lòng tin của người mua dành cho thương hiệu sẽ vơi dần.
Phiếu giảm giá thường được người mua quan tâm.
Lo sợ lừa đảo
Sợ mua phải hàng giả, hàng nhái, đồ kém chất lượng bị nâng giá thành, sản phẩm khác với hình ảnh đăng tải... là tâm lý chung của người tiêu dùng online. Ngoài chất lượng sản phẩm, nhiều cửa hàng tung ra các chiêu khuyến mãi lừa đảo để thu hút người dùng.
Thương mại điện tử năm 2016 là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tên tuổi lớn. Để tránh tình trạng các shop online lừa đảo khách hàng, trang thương mại điện tử Sendo.vn phải bổ sung nguồn lực tiền kiểm và hậu kiểm cửa hàng cũng như sản phẩm. Ngoài ra, còn đầu tư công nghệ dữ liệu để phát hiện kịp thời và loại bỏ hàng giả; xóa các shop vi phạm vĩnh viễn khỏi hệ thống.
Muốn miễn phí vận chuyển
Trong thương mại điện tử, miễn phí vận chuyển là yếu tố cạnh tranh hàng đầu, tác động đến quyết định mua hàng. Thông thường, chỉ các đơn hàng đạt tiêu chuẩn, có giá trị cao mới được miễn phí vận chuyển. Nhiều người mua cho biết, họ sẽ hủy đơn hàng nếu không được giao miễn phí .
Lãng quên sản phẩm trong giỏ hàng
Khách hàng có thể bỏ dở việc thanh toán khi thấy các chi phí không báo trước xuất hiện. Theo thống kê của Subiz, có khoảng 4.000 tỷ USD giá trị hàng hóa bị bỏ quên trong các giỏ hàng trực tuyến trong năm 2014.
Ngại đổi trả
Nhiều người cho rằng việc đổi trả mất nhiều thời gian và chi phí. Khảo sát của Subiz cũng cho thấy, chỉ có 58% người tiêu dùng hài lòng với các chính sách đổi trả hàng; 63% người tiêu dùng kiểm tra chính sách hoàn trả hàng trước khi thanh toán; và 48% khách hàng sẽ mua nhiều hơn tại các cửa hàng trực tuyến cho phép đổi trả dễ dàng.
Các website mua hàng uy tín thường đặt chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi khách hàng lên hàng đầu. Ví dụ như tại Sendo.vn, người mua được khiếu nại đổi trả trong 48h kể từ lúc nhận hàng. Sendo.vn chỉ chuyển tiền cho người bán nếu khách hài lòng và đơn hàng hoàn tất.
Các yếu tố về thiết kế giao diện website, dịch vụ khách hàng, video hiển thị, tốc độ tải trang, thanh toán và bảo mật... cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý mua hàng. Hiểu được những tâm lý này sẽ giúp các công ty kinh doanh trực tuyến tăng doanh số, giữ vững thương hiệu.
Theo vn.net
Đổi trả khi mua sắm trực tuyến: Làm sao lấy lòng người tiêu dùng? Theo khảo sát của Lazada gần đây với 469 người tiêu dùng mua hàng trực tuyến thì có đến 82% ý kiến chia sẻ sự nghi ngại về chất lượng của sản phẩm. Sự nghi ngại này càng tăng cao khi một số trang mua sắm hạn chế việc đổi trả hoặc áp dụng chính sách đổi trả giới hạn và tốn phí....