Bí quyết đạt điểm cao khi thi năng khiếu ngành Sư phạm Mầm non
Chia sẻ cùng thí sinh chọn thi vào ngành Sư phạm Mầm non, cô Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng Khoa Đào tạo giáo viên, Trường CĐ Cần Thơ bật mí cách đạt điểm cao trong phần thi năng khiếu.
Sinh viên ngành Sư phạm Mầm non, Trường CĐ Cần Thơ trong giờ học.
Hiểu rõ hình thức và cách thức thi
Theo cô Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng Khoa Đào tạo giáo viên Trường Cao đẳng Cần Thơ, môn thi năng khiếu là điều kiện bắt buộc đối với thí sinh mong muốn học ngành Sư phạm Mầm non. Khác với những môn thi khác, các nội dung thi này không có chương trình luyện thi bài bản. Vì vậy mà một số thi sinh khá bối rối và lo lắng.
Theo cô Trường Giang, khi thi năng khiếu ngành Sư phạm Mầm non, trước tiên thí sinh phải tìm hiểu thông tin, hình thức và cách thức tổ chức thi của trường đào tạo. Cầ nắm rõ các yêu cầu cần đạt của từng nội dung thi; luyện tập và lựa chọn tác phẩm dự thi phù hợp, tự tin thể hiện khả năng bản thân, chú ý tác phong sư phạm…
Thường thí sinh tham gia thi năng khiếu ngành Sư phạm Mầm non sẽ thi 3 môn là hát, kể chuyện và đọc diễn cảm. Tùy theo từng trường khác nhau mà các nội dung được thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu đưa ra. Phần thi hát và kể chuyện là bắt buộc với hầu hết các trường tuyển sinh Khối M.Học sinh sẽ có từ 5 – 7 phút để hoàn thành mỗi phần thi của mình.
Về phần thi năng khiếu âm nhạc, chiếm 4/10 số điểm, học sinh phải thực hiện 2 bài hát tự chọn: 1 ca khúc thiếu nhi, nhi đồng hoặc các bài hát trong chương trình Nhà trẻ – Mẫu giáo và 1 ca khúc thanh thiếu niên, ca khúc học đường, ca khúc quần chúng, ca khúc Cách mạng, dân ca… hoặc bài hát trong chương trình mẫu giáo phần “Cô hát cháu nghe”.
Trong phần thi năng khiếu kể chuyện, học sinh sẽ kể một câu chuyện phù hợp với đối tượng trẻ mầm non và câu chuyện kể này sẽ do thí sinh dự thi tự chuẩn bị, phần này chiếm 3/10 số điểm thi. Khác với kể chuyện, trong phần thi năng khiếu đọc diễn cảm, học sinh phải đọc thành tiếng đoạn văn hoặc văn bản do Hội đồng thi chuẩn bị trước giám khảo và các thí sinh khác trong phòng thi.
Cô Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng Khoa Đào tạo giáo viên, Trường CĐ Cần Thơ.
Chuẩn bị thật tốt cho nội dung thi
Phong cách lịch sự, trẻ trung, hoạt bát sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt với mọi người, cũng như điều này sẽ giúp thí sinh giảm được áp lực và tự tin hơn trong lúc thực hiện các bài thi năng khiếu.
Video đang HOT
Tác phong của thí sinh khi tham gia thi sẽ rất được giám khảo chú ý. Các em có thể tạo một số ấn tượng tốt với ban giám khảo bằng cách: mỉm cười thật tươi, chào ban giám khảo, giới thiệu về bản thân, giới thiệu bài hát hoặc câu chuyện mình sẽ dự thi. Kết thúc phần thi thí sinh cũng nên chào và cảm ơn giám khảo.
Cô Giang lưu ý thí sinh: Khi thi đừng quá hồi hộp hay lo lắng. Nên nhớ, tự tin vào bản thân sẽ giúp bạn có cơ hội tốt thể hiện bài thi của mình. Ngoài ra, thí sinh cần tìm hiểu các yêu cầu cần đạt của từng nội dung thi để có phần chuẩn bị thật tốt.
Phần thi âm nhạc, yêu cầu học sinh nhận biết được và phân biệt được một số thể loại ca khúc. Mặc dù không yêu cầu học sinh phải có giọng hát hay, nhưng khi hát cần biết hòa giọng vào tiếng đàn hoặc phần nhạc đệm.
Các em cũng lưu ý, khi dự thi thì sau phần giới thiệu tên bài hát, giám khảo sẽ dạo đàn, thí sinh phải cảm âm, cảm nhịp để hát đúng theo giọng đàn và nhịp độ của giám khảo dạo đàn. Ngoài ra, thí sinh khi biểu diễn bài hát phải phát âm rõ lời, tròn tiếng, phát âm chuẩn và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát.
Trong phần thi kể chuyện, yêu cầu học sinh phải lựa chọn câu chuyện phù hợp với đối tượng trẻ mầm non và nghiên cứu tác phẩm để xác định cách kể phù hợp. Bên cạnh đó, sắc thái giọng kể phải phù hợp với nội dung câu chuyện để thuyết phục người nghe. Đặc biệt, khi kể chuyện, thí sinh cần lưu ý âm lượng đủ nghe, ngữ điệu kể phải phù hợp với nội dung, tình tiết, tính cách nhân vật, biết kết hợp điệu bộ, cử chỉ, tranh ảnh… hỗ trợ lời kể.
Cô Nguyễn Thị Trường Giang cùng sinh viên ngành Sư phạm Mầm non Trường CĐ Cần Thơ.
Với phần thi đọc diễn cảm, thí sinh cần nhận biết và phân biệt văn bản thuộc các loại phong cách ngôn ngữ khác nhau: hành chính, khoa học, chính luận, nghệ thuật… để thể hiện cách đọc cho phù hợp và phát âm chính xác, đọc phải rõ ràng, đầy đủ thông tin cơ bản; Đồng thời ngừng nghỉ đúng chỗ, hợp lí và thể hiện được cảm nhận đối với nội dung văn bản.
L uyện tập kĩ không bao giờ thừa
Thí sinh khi thi môn năng khiếu nên cẩn thận lựa chọn những chủ đề phù hợp với bản thân mình và theo yêu cầu của đề thi như ca khúc thiếu nhi, nhi đồng, ca khúc thanh thiếu niên, ca khúc học đường, ca khúc quần chúng, ca khúc cách mạng, dân ca…
Thí sinh cần để ý kỹ nội dung bài hát cho phần thi năng khiếu âm nhạc; Tránh luyện tập nhầm phải những chủ đề không được phép dự thi; Nên luyện tập trước nhiều lần ở nhà.
Đối với kể chuyện, học sinh nên lựa chọn những câu chuyện có độ dài vừa phải, phù hợp với đối tượng trẻ mầm non như các truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…
Đồ họa: An Nhiên
Đặc biệt cần chọn câu chuyện có sự thay đổi ngữ điệu giọng (của các nhân vật trong truyện). Để thực hiện tốt bài thi này thí sinh nên luyện tập đọc trước nhiều lần ở nhà. Các em có thể có thể đứng trước gương hoặc nhờ người thân ngồi nghe khi mình kể chuyện để có thể góp ý và chỉnh sửa. Cách là này sẽ giúp bạn bớt bị căng thẳng hay hồi hộp khi đứng nói trước đám đông.
Ngoài ra, học sinh cần luyện tập thói quen đọc thầm (đọc bằng mắt) một vài lần văn bản trước khi đọc diễn cảm văn bản. Cố gắng luyện nói tránh các lỗi phát âm từ địa phương và cần luyện tập thêm về cách đọc các thể loại văn bản, lưu ý tốc độ đọc, cường độ đọc.
Cũng không nên luyện tập quá sức trước hôm thi vì điều này sẽ khiến bạn mất giọng ảnh hưởng nhiều tới kết quả. Trước hôm thi thí sinh nên nghỉ tập để có sức khỏe và tinh thần thoải mái nhất.
Vượt "cửa ải" năng khiếu vào trường nghệ thuật
Làm thế nào để qua được cửa ải thi năng khiếu vào trường sư phạm nghệ thuật là trăn trở của nhiều thí sinh.
Năng khiếu và tình yêu ngành sư phạm sẽ giúp các bạn trưởng thành.
Lời khuyên của các thầy cô là chuyên gia về loại hình nghệ thuật của Trường Đại học Sư phạm Trung ương sẽ giúp HS gạt bỏ ít nhiều lo lắng.
Tự tin
Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương đào tạo các ngành/chuyên ngành trình độ đại học: Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Mỹ thuật mầm non, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Âm nhạc mầm non, Thanh nhạc, Piano, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Đồ họa, Hội họa, Công nghệ may, Quản lý văn hóa, Diễn viên kịch - Điện ảnh, Công tác xã hội, Du lịch. Với ngành học gắn với nghệ thuật, đòi hỏi thí sinh phải có năng khiếu và kiểm tra năng khiếu là bắt buộc.
PGS.TS Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Phần thi năng khiếu luôn là vấn đề thí sinh quan tâm và lo lắng bởi trên thực tế trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh chỉ được trải nghiệm các môn học Âm nhạc và Mỹ thuật ở cấp tiểu học và THCS".
Đồ họa: An Nhiên
Vậy những kiến thức, kỹ năng các em có liệu có đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi của Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương hay không? PGS Phượng cho rằng, thí sinh không nên quá lo lắng. Thực tế là những ai đã có ý định đăng ký xét tuyển vào Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương đều có tình yêu với nghề sư phạm, thêm nữa hẳn trong mỗi người cũng đã có chút ít năng khiếu nghệ thuật.
Theo các thầy cô đã ngồi ghế giám khảo, cho dù kỳ thi năng khiếu khó với nhiều người nhưng lại dễ và đơn giản với những ai có chút năng khiếu và quan trọng hơn cả là tình yêu và quyết tâm đến với nghề. Tương lai luôn rộng mở với những ai thể hiện lòng quyết tâm và ý chí lập nghiệp.
Các thầy cô luôn đồng hành cùng thí sinh. Ảnh: TG
Làm sao để qua cửa ải
TS Lê Vĩnh Hưng - Trưởng khoa Sư phạm âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương chia sẻ kinh nghiệm thực hiện bài năng khiếu: Dự thi ngành Thanh nhạc, thí sinh cần chuẩn bị một số kiến thức, kỹ năng về âm nhạc như: Âm và các ký hiệu ghi âm, Nhịp, Quãng và đảo quãng, các điệu thức trưởng, thứ; Xướng âm: từ 0 - 1 dấu hóa ở các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4 (có thể thi thẩm âm thay cho phần thi đọc xướng âm).
Ngoài ra, môn Thanh nhạc chuyên ngành, các em cần chuẩn bị từ hai đến ba tác phẩm tự chọn (được phép lưu hành) gồm dân ca, ca khúc nghệ thuật... trong đó bắt buộc có 1 tác phẩm nước ngoài hát bằng ngôn ngữ gốc. Hãy lắng nghe và thật tự tin khi thể hiện phần thi của mình, thí sinh sẽ thoát khỏi áp lực tinh thần và thể hiện bài thi tốt nhất.
Với ngành Piano đòi hỏi người học thực sự luyện tập nghiêm túc trên phím đàn. Vì thế, thí sinh phải có năng khiếu và niềm đam mê thực thụ. Dự thi ngành Piano, học sinh cần chuẩn bị một số kiến thức, kỹ năng về âm nhạc như: Âm và các ký hiệu ghi âm, Nhịp, Quãng và đảo quãng, các điệu thức trưởng, thứ.; Xướng âm: Từ 0 - 1 dấu hóa ở các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4 (có thể thi thẩm âm thay cho phần thi đọc xướng âm).
Đặc biệt, đối với môn thi chuyên ngành Piano giám khảo yêu cầu cao hơn. Các em sẽ phải dành nhiều thời gian chuẩn bị hơn so với các môn thi chuyên ngành khác: chuẩn bị từ 2 - 3 tác phẩm trên đàn Piano theo các thể loại sonate, etude, phức điệu... Mỗi tác phẩm thể hiện một thể loại khác nhau.
Một giờ thực hành của sinh viên sư phạm mỹ thuật.
Còn với phần thi năng khiếu hội họa, ThS Nguyễn Duy Quốc Tuấn, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Thiết kế đồ họa, Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương chia sẻ: Các ngành học liên quan đến nghệ thuật trường đang đào tạo là Sư phạm Mỹ thuật, Hội họa, Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Công nghệ may. Những môn học này năng khiếu hội họa được đề cao.
Các em cần có đam mê và lòng quyết tâm sẽ trở thành họa sĩ hoặc nhà sáng tạo mỹ thuât, thiết kế đồ họa chuyên nghiệp trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng; nhà thiết kế thời trang, doanh nhân trong lĩnh vực thời trang; nhà quản lý, kỹ thuật viên trong các dây chuyền may công nghiệp hay thầy cô giáo dạy mỹ thuật trong tương lai. Tuy nhiên, để có được điều đó đầu tiên thí sinh phải qua kỳ thi năng khiếu để vào trường. Với hội họa, hình khối và màu sắc là những điều thí sinh cần quan tâm, thứ đến là phần thể hiện năng khiếu của mình.
Để dự thi vào các ngành này, các em cần những kỹ năng gì? Rất đơn giản, khi làm bài thi, thí sinh đừng quá lo lắng. Đầu tiên hãy tập trung quan sát, biết cách đo vật mẫu, và xác định tỉ lệ, biết phân mảng để đánh bóng đậm nhạt đã đạt yêu cầu về bài hình họa vẽ chân dung. Về bài thi Vẽ màu, với kiến thức được học từ phổ thông qua bài vẽ trang trí cơ bản như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật... sử dụng các họa tiết cách điệu được sắp xếp theo nguyên tắc đối xứng hoặc xen kẽ, từ đó vẽ màu theo tông nóng hoặc lạnh là có thể tự tin với kết quả thi của mình rồi.
Theo PGS.TS Đào Đăng Phượng, để chuẩn bị kiến thức, kỹ năng dự thi ngành Sư phạm âm nhạc, Hội họa hay muốn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp tại các đoàn nghệ thuật, cơ sở đào tạo nghệ thuật, viện nghiên cứu âm nhạc, tham gia giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng... tốt nhất thí sinh nên tham gia một khóa học nghệ thuật. Các thầy cô có chuyên môn sẽ củng cố lại kiến thức mỹ thuật, âm nhạc cho các em. Sự chỉ dẫn của thầy cô không chỉ giúp thí sinh có kỹ năng tốt mà sẽ tự tin hơn để vượt qua kỳ thi năng khiếu.
Giáo viên tiếng Anh 22 năm trong nghề tiết lộ những lỗi sai "kinh điển" của học sinh thi vào lớp 10: Ghi nhớ ngay kẻo lại mất điểm oan khi thời gian đã cận kề! Trong giai đoạn nước rút này, điều mà học sinh cần làm là ôn tập chắc kiến thức và ổn định tâm lý. Vào ngày 12-13/6, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Thời gian thi sẽ được rút ngắn xuống còn 2 buổi sáng với các thí sinh dự thi khối công lập không chuyên....