Bí quyết chế nồi nước lẩu ngon
Lẩu là món ăn rất được ưa chuộng trong mùa lạnh, để có nồi lẩu ngon ngọt, dậy mùi thơm thì ngoài việc chọn nguyên liệu tươi ngon, ướp với các loại gia vị sao cho vừa miệng thì nấu nước lẩu sao cho trong, ngọt không gây ngán cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn có nồi lẩu ngon.
Lựa chọn nguyên liệu và gia vị để nấu nước lẩu
Để có nồi nước lẩu thơm ngon, bạn cần phải chọn nguyên liệu thật tươi, phù hợp cho món lầu. Bạn không nên chọn xương đầu để nấu vì sẽ rất hôi, thay vào đó bạn nên chọn xương hom và xương đuôi sẽ có nước lẩu vừa thơm vừa ngọt.
Với món lẩu gà, bạn nên dùng xương heo và xương gà, thêm vào đó là hành khô, gừng đã được nướng, 1 -2 cây sả, dứa và cà chua. Lúc gần ăn thì bỏ thêm thuốc bắc và nấm hương đã được ngâm nở.
Với nước lẩu các loại gia súc thường cần có gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Hành và gừng nướng chín sao không cháy vỏ, có tác dụng làm nước lẩu trong và lên màu đẹp. Bạn có thể thêm hoa hồi, quế chi và thảo quả vào nồi nước lẩu bò.
Với lẩu hải sản, ngoài gừng, sả cần có thêm dứa, cần tây, sa tế để nồi nước lẩu chua chua ngọt ngọt mà không nồng mùi hải sản.
Video đang HOT
Riêng lẩu cua đồng, ngoài nước xương và nước thịt cua bạn chỉ cần thêm dấm bỗng, cà chua chưng vàng để tạo độ chua ngọt cho nước dùng lẩu.
Thời gian nấu nước lẩu
Để nước lẩu được trong, bạn nên chần qua xương rồi cho vào nồi nước lạnh, để lửa thật to cho sôi lại nhanh. Sau khi nồi nước xương sôi thì hạ nhỏ lửa, chờ bọt cứng lại thì vớt ra và tiếp tục đun liu riu.
Tùy vào từng loại nguyên liệu mà thời gian nấu cũng khác nhau. Với nước dùng gà và heo thời gian đun là 4-6 giờ. Nước dùng bò ninh lâu hơn từ 8-10 giờ. Đặc biệt nước dùng hải sản không nên đun quá 45 phút để tránh bị đục và chua.
Biến tấu mới cho món bún thang ngon lạ hấp dẫn
Có thể nói, bún thang là một trong những đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật ẩm thực Hà Thành. Món bún thang mộc mạc bình dị nhưng đòi hỏi các nguyên liệu phải được sắp xếp tỉ mỉ, khéo léo và tinh tế hệt như con người nơi đây vậy.
Ai đi xa Hà Nội, khi thưởng thức một bát bún thang với mắm tôm dân dã thôi, tưởng chừng như đang được ngồi giữa con phố cổ quanh co tấp nập. Mang bát bún thang thơm ngon ngọt ngào vào bữa ăn gia đình, là mang cả một phần hồn nghệ thuật nơi thủ đô vào
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món bún thang:
- Xương heo: 500g
- Giò (chả) lụa: 150g
- Thịt nạt dăm: 200g
- Trứng gà: 2 quả
- Tôm khô: 30g
- Trứng muối: 2 quả
- Hành tím, mắm tôm, gia vị
Thực hiện:
- Rửa sạch xương heo, nấu với nước sôi trong 4 phút với lửa lớn để lọc bỏ bọt dơ. Sau đó, tiếp tục hầm xương với 2 lít nước, 3 củ hành tím bóc vỏ, 4g muối, 10g bột nêm, 15g đường, 20ml nước mắm trong 30 phút.
- Giã nhỏ tôm khô. Đặt chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng cho tôm vào phi đến khi tôm vàng đỏ là được.
- Luộc chín thịt trong nước hầm xương. Trứng gà đánh tan, rán chín đều. Sau đó đem thịt, trứng gà và giò lụa thái sợi nhuyễn.
- Luộc chín trứng vịt muối. Xếp bún, các loại nguyên liệu và rau sống ra tô, chan nước dùng lên dùng chung với mắm tôm.
Lưu ý:
- Tráng trứng tràn đều mặt chảo khi chiên để được lớp áo trứng mỏng và đẹp.
- Khi luộc trứng muối không nên cho trứng vào khi nước quá sôi, sẽ làm nứt trứng.
Đu đủ hầm xương ngọt mềm Đu đủ chín tới cùng nước xương ngọt hầm kỹ sẽ là món canh ngon và bổ dưỡng cho cả nhà. Nguyên liệu: - Xương heo: 400 gr - Đu đủ ương ương: 1/2 quả - Hành lá: 2 cây Cách làm: Bước 1: Xương heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Bước 2: Đu đủ ương khứa ra hết nhựa, bỏ vỏ,...