Bị Mỹ chặn mọi ngả đường, Huawei sẽ phải từ bỏ 5G để sống sót?
Theo South China Morning Post, CEO Huawei Nhậm Chính Phi có thể sẽ phải tính đến phương án “cực chẳng đã” để cứu công ty này trước nguy cơ sụp đổ. Đó là từ bỏ thị trường 5G.
Hồi đầu năm, người sáng lập Huawei Technologies Nhậm Chính Phi từng nói với phóng viên South China Morning Post rằng ông hi vọng bản thân sẽ bị mọi người lãng quên sau khi nghỉ hưu. “Mong ước lớn nhất của tôi là được ngồi uống cà phê trong quán mà không bị ai để ý”, ông Nhậm, 75 tuổi, tâm sự.
Tuy nhiên, để có thể nghỉ hưu trong bình an và ung dung thưởng thức cà phê mỗi ngày, có thể ông Nhậm sẽ phải đưa ra quyết định lớn nhất, quan trọng nhất trong sự nghiệp. Hồi tháng 5, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng quy định mới chặn Huawei mua bán dẫn hiện đại. Công ty Trung Quốc không còn đường “cựa quậy”.
Giải pháp trước mắt của Huawei là dùng hai tháng còn lại để thu mua ồ ạt chip từ nhà sản xuất TSMC. Sau tháng 9, TSMC và các công ty sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ sẽ cần giấy phép từ chính phủ Mỹ để bán sản phẩm cho Huawei.
CEO Huawei Nhậm Chính Phi đối mặt với lựa chọn khó khăn.
Tiến thoái lưỡng nan
Một báo cáo do Jefferies công bố hồi đầu tuần cho biết Huawei có đủ chip 5G để sử dụng cho đến cuối năm 2021. Nhưng sau thời điểm đó, công ty Trung Quốc sẽ đối mặt với tương lai “vô cùng bất định”. Giới quan sát cho biết Huawei sẽ chỉ phí tiền nếu thuê tư vấn để tìm cách lách luật Mỹ. “Chúng tôi sẽ thực hiện quy định mới rất quyết liệt”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nhấn mạnh hồi tháng trước.
Giải pháp lâu dài của Huawei là gì? Có tin đồn công ty Trung Quốc sẽ tìm một đối tác mới thay thế cho TSMC, một nhà sản xuất có khả năng chế tạo chip với những thiết bị từ châu Âu và Nhật Bản.
Tuy nhiên, khó có khả năng Nhật Bản, Hà Lan và Đức – những nước cung cấp thiết bị sản xuất chip – sẵn sàng công khai chống lại Mỹ. Hồi đầu năm, do sức ép của Mỹ, chính phủ Hà Lan chặn nhà sản xuất ASML chuyển một máy quét EUV cho SMIC, một công ty Trung Quốc.
Video đang HOT
Với việc kho dự trữ chip 5G chắc chắn sẽ cạn, Huawei không còn nhiều sự lựa chọn. Giới chuyên gia khẳng định Trung Quốc cần đầu tư thêm hàng tỷ USD và mất cả thập kỷ nữa mới có thể bắt kịp công nghệ chip Mỹ hiện nay. Không thể tiếp cận thiết bị Mỹ, ngành công nghệ chip Trung Quốc sẽ đối mặt rất nhiều khó khăn.
Ngành bán dẫn của Trung Quốc còn phải mất rất nhiều năm nữa mới có thể cạnh tranh được với Mỹ.
Tuy nhiên, có một cách để ông Nhậm Chính Phi cứu Huawei.
Quan hệ giữa Huawei và chính phủ Mỹ lao dốc vì hàng loạt vấn đề, nhưng 5G là trung tâm của cuộc đối đầu. Và chính quyền Tổng thống Trump đang giữ thế áp đảo. Làn sóng tẩy chay Huawei đang lan rộng tại nhiều quốc gia. Mới đây, chính phủ Anh quyết định dần loại bỏ các thiết bị Huawei ra khỏi hệ thống mạng 5G nước này.
Pháp, Australia và Singapore cũng thực hiện động thái tương tự. Và đến cuối năm sau, Huawei cũng hết sạch chip 5G. Theo South China Morning Post, cách duy nhất để ông Nhậm giải cứu Huawei là từ bỏ mảng 5G và tập trung vào những mảng kinh doanh khác, đặc biệt là smartphone. Hiện Huawei vẫn là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung Electronics.
Sắp hết đạn dược
Mảng viễn thông của Huawei, bao gồm 5G, chiếm 30% doanh thu công ty. Từ bỏ 5G sẽ là quả đắng khó nuốt đối với Huawei, không chỉ vì vấn đề doanh thu. Bởi chính phủ Trung Quốc coi Huawei là trụ cột công nghệ của nước này, là “vũ khí” để Bắc Kinh cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ với Mỹ.
Khi mối quan hệ với chính phủ Mỹ xấu đi hồi năm ngoái, ông Nhậm Chính Phi đề nghị chia sẻ công nghệ 5G với một công ty lớn ở phương Tây. Tuy nhiên, đề nghị này không được đón nhận. Bất cứ công ty Trung Quốc nào bị nghi ngờ có quan hệ với chính quyền Bắc Kinh cũng sẽ rơi vào tầm ngắm của Mỹ và phương Tây.
Ví dụ điển hình là TikTok của ByteDance. Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét cấm TikTok. Có tin đồn ByteDance sẽ bán TikTok cho một nhà đầu tư nước ngoài để tránh gặp rắc rối với Washington.
Nếu rút khỏi mảng kinh doanh 5G, Huawei vẫn có thể kiếm đậm từ bản quyền sáng chế. Hoặc ông Nhậm có thể xem xét bán toàn bộ bản quyền 5G. Giới quan sát có nhận định đó có thể là cú “hạ cánh an toàn” của ông Nhậm trước khi nghỉ hưu.
Anh tuyên bố loại bỏ Huawei ra khỏi hạ tầng 5G.
Từ khi sáng lập Huawei 30 năm trước, ông Nhậm đã đối mặt nhiều cuộc chiến trên thương trường. Cựu kỹ sư quân đội Trung Quốc thích đưa ra những khẩu hiệu nhà binh để động viên tinh thần nhân viên. Theo Wall Street Journal, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cho biết ông Nhậm nói với nhân viên rằng để công ty sống sót, họ cần “tiến về phía trước, tàn sát đẫm máu”.
Ông Nhậm còn mô tả rằng Huawei “đang ở trong thời kỳ chiến tranh”. Theo SCMP, không có dấu hiệu gì cho thấy ông Nhậm muốn vẫy cờ trắng đầu hàng, rút khỏi thị trường 5G. Nhưng Huawei sẽ sớm “hết đạn” (chip 5G) trong cuộc chiến này. Điều đó có nghĩa là công ty đối mặt nguy cơ mất hàng nghìn lao động chất lượng cao, doanh thu lao dốc, tương lai bất ổn.
Và khi đó, ông Nhậm chắc chắn sẽ không thể yên ổn nghỉ hưu, ra quán uống cà phê một cách thoải mái.
Huawei đặt công ty trong 'tình trạng thời chiến'
Nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi, tuyên bố công ty trong "tình trạng thời chiến" từ đầu năm 2020 đến nay.
Theo Wall Street Journal, hai Giám đốc điều hành cấp cao của Huawei mới đây đã tiết lộ hai thông tin quan trọng. Đầu tiên là việc sáng lập công ty Nhậm Chính Phi đã có một số cuộc họp kín với nhân viên sau thời điểm bà Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Canada. Bà Mạnh là con gái của ông Nhậm, đồng thời là Giám đốc tài chính Huawei, đã bị bắt đầu tháng 12/2018 với cáo buộc lừa đảo.
Sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. ẢNh: Reuters.
Cuộc họp giữa ông Nhậm và nhân viên diễn ra tại Trung tâm R&D của Huawei tại Hàng Châu (Trung Quốc) một tháng sau khi bà Mạnh bị bắt. Ông Nhậm nhấn mạnh nhân viên nên học hỏi Google và các công ty Mỹ, đồng thời cần phải cứng rắn "tiến về phía trước, quét sạch những thứ trên đường đi với tinh thần máu lửa".
Tháng 2 năm nay, trước những khó khăn bủa vây do lệnh cấm của Mỹ, ông Nhậm tiếp tục có những yêu cầu cứng rắn với nhân viên. Tại một cơ sở sản xuất của Huawei tại Vũ Hán, nhà sáng lập này cho biết công ty đã bước vào "tình trạng chiến tranh".
Tuy nhiên, nguồn tin cũng cho biết nhà sáng lập Huawei vẫn suy nghĩ tích cực về nước Mỹ. "Ông Nhậm nói vẫn có sự tôn trọng nhất định đối với Mỹ, ngay cả khi công ty đang bị cấm vận bởi Washington. Ông cho biết mình ngưỡng mộ văn hóa Mỹ và thường dành lời khen cho Tổng thống Trump", nguồn tin tiết lộ.
Catherine Chen, người đứng đầu các vấn đề công cộng của Huawei, sau đó xác nhận nhà sáng lập công ty khuyến khích nhân viên học theo phương Tây. "Ông Nhậm đã chỉ ra con đường đúng đắn cho chúng tôi, đó là áp dụng tư duy phương Tây để giải quyết các vấn đề gặp phải ở thị trường phương Tây", bà Chen chia sẻ.
Việc đưa công ty vào "tình trạng thời chiến" của ông Nhậm diễn ra sau khi Anh cho phép Huawei xây dựng mạng 5G vào tháng 1/2020. Theo bà Chen, ông Nhậm đã mô tả thỏa thuận này giống như chiến thắng của trận Stalingrad - trận chiến giữa phát xít Đức và Hồng quân Liên Xô, được đánh giá là bước ngoặt quan trọng, làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Dù vậy, mọi thứ đang thay đổi chóng mặt. Theo Financial Times, Thủ tướng đương nhiệm của Anh là Boris Johnson mới đây xem xét lại hợp đồng và yêu cầu loại các công nghệ của Huawei khỏi mạng 5G quốc gia, đồng thời bỏ hoàn toàn những thiết bị còn lại của hãng Trung Quốc trong mạng viễn thông từ năm 2023.
Trước việc Anh không cho phép Huawei tiếp tục xây dựng mạng 5G, cũng như hàng loạt đòn đánh từ chính quyền Trump mà mới nhất là cấm các công ty sử dụng công nghệ Mỹ không được làm ăn với Huawei, nội bộ hãng viễn thông Trung Quốc đang "rối như tơ vò". Theo báo cáo của Bloomberg, trụ sở chính của Huawei tại Thâm Quyến đang trong "tình trạng khẩn cấp".
Cụ thể, nguồn tin tiết lộ rằng ban Giám đốc của Huawei đã tổ chức hàng chục cuộc họp thời gian qua, nhưng hầu như không có giải pháp nào phù hợp để giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn. Hãng viễn thông Trung Quốc đã mua chip dự trữ từ các công ty dùng công nghệ Mỹ nhưng dự kiến sẽ hết trong vài tháng tới. Trong khi đó, nguồn cung từ Samsung hoặc MediaTek không đáp ứng đủ nhu cầu do khối lượng đơn hàng rất lớn.
Việc Mỹ cấm các doanh nghiệp sản xuất chip sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ nước này làm ăn với Huawei được xem là đòn đánh quyết định vào tham vọng làm chủ mảng bán dẫn của hãng viễn thông Trung Quốc, sau khi Google cấm Android. "Một cú đấm hủy diệt", Forbes nhận xét.
Trước đó, công ty đã đầu tư hàng tỷ USD vào HiSilicon để sản xuất các dòng chip riêng phục vụ cho các thiết bị di động, cũng như cơ sở hạ tầng 5G, máy chủ, AI... Tuy nhiên, tương tự Apple hay Qualcomm, HiSilicon chỉ thiết kế, còn việc sản xuất phụ thuộc vào các công ty như TSMC. Dù vậy, TSMC hiện phải dừng nhận các đơn hàng mới từ Huawei bởi hãng Đài Loan vẫn cần đến công nghệ của Mỹ trong các khâu sản xuất.
Nokia hy vọng chiếm phần 5G trên sân nhà của Huawei Nokia đang tăng cường mở rộng thị phần tại Trung Quốc, nơi nhà sản xuất thiết bị viễn thông Phần Lan đã phải chật vật để đảm bảo chỗ đứng. Giám đốc điều hành Nokia Rajeev Suri (trái) bắt tay Pekka Lundmark, người sẽ tiếp quản vị trí của ông vào tháng 9.2020 Dù đã hoạt động nhiều năm tại Trung Quốc, nhưng...