Bị mẹ chồng ức hiếp bắt giặt quần áo bẩn tích trữ cả năm, cuộc trò chuyện với dâu thứ khiến dâu cả tỉnh ngộ
Cuối cùng thì Thuận cũng nhận ra rằng phụ nữ không thể “ quá nhu nhược”. Bạn ngoan ngoãn và yêu mù quáng, có thể sẽ là một vợ tốt, con dâu tốt trong gia đình, nhưng ai thương bạn?
Thuận không biết tại sao cha mẹ luôn chỉ lại dạy con gái họ phải làm việc chăm chỉ trong hôn nhân? Tại sao? Chẳng lẽ một người được gọi là “phụ nữ tốt” lại chỉ đơn giản là một kiểu người vợ, người mẹ “bảo mẫu” tốt? Rất nhiều phụ nữ rất mệt mỏi trong hôn nhân, nhưng mấy ai quan tâm? Là phụ nữ đừng nên quá cam chịu. Chuyện lạ đời là phụ nữ quá cam chịu lại thường ít nhận được sự cảm thông cần có.
Đòi hỏi sự trọn vẹn trong hôn nhân không dễ. Đa phần với phụ nữ đã có gia đình, hầu hết khi gả vào nhà chồng đều sẽ nhân nhượng, nhường nhịn trong mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu, vì chồng, vì tình yêu và vì gia đình hòa thuận. Tôn trọng người lớn tuổi và tôn trọng mẹ chồng là điều tốt, nhưng bao dung quá mức sẽ chỉ khiến bản thân ngày càng trở nên hèn mọn, không còn địa vị trong gia đình chồng.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh Thuận, nhiều phụ nữ đã nói với cô rằng cuộc hôn nhân của họ không hạnh phúc: trong quan hệ vợ chồng, đàn ông thích bênh mẹ mình chứ không bênh vợ; trong quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, con dâu luôn phải nhượng bộ mọi cách có thể và tìm cách thỏa hiệp. Mặc dù là bậc con cháu nhưng khi giải quyết mâu thuẫn với mẹ chồng, con dâu quả thực thường hạ thấp mình, không chủ động đối đầu trước. Nhưng nếu đã nhún nhường bằng mọi cách nhưng mẹ chồng vẫn không muốn chấp nhận mình thì liệu phụ nữ có nên tự nhìn lại mình, rằng “cách tôi thỏa hiệp với mẹ chồng như vậy có vấn đề gì không”?
Trong mối quan hệ nào cũng nên “có cương có nhu”, lúc cần cứng rắn thì nên cứng rắn, tất nhiên khi hạ mình thì cũng cần có lý lẽ thuyết phục, cho người kia và cho chính bản thân bạn. Khi bạn học cách đối phó với những việc lớn nhỏ và các mối quan hệ với các cá nhân xung quanh một cách linh hoạt, bạn sẽ thấy mình dễ dàng hơn trong việc đáp trả với các tình huống. Việc gì cần cho qua thì cho qua và biết cách tự thể hiện bản thân là nền tảng để một người phụ nữ có “chỗ đứng” ở nhà chồng.
Một mái ấm vẫn phải có sự chia sẻ, có việc gì thì cả nhà cùng làm, chỉ có như vậy người phụ nữ mới không quá kiệt quệ về thể xác lẫn tinh thần.
Cuối cùng thì Thuận cũng nhận ra rằng phụ nữ không thể “quá nhu nhược”. Bạn ngoan ngoãn và yêu mù quáng, có thể sẽ là một vợ tốt, con dâu tốt trong gia đình, nhưng ai thương bạn? Mỗi dịp Tết đến, từ việc nhỏ đến lớn trong gia đình đều do một tay bạn đảm nhiệm nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình phải làm vậy chưa? Khi bạn mệt mỏi, đau khổ, họ có biết không?
Thuận cuối cùng cũng có màn đấu khẩu với mẹ chồng. Cô vốn là người sống nội tâm và rất hiền lành, từ khi kết hôn với Văn, chồng cô, Thuận đã hết lòng vì gia đình này. Khi mới về làm dâu, mẹ chồng Thuận rất chán ghét cô vì gia cảnh của con dâu không tốt lắm. Không những không đối tốt với Thuận, bà còn thường xuyên gây khó dễ cho cô chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt.
Thời điểm đó, mỗi năm về quê chồng, Thuận luôn xách túi lớn túi nhỏ để lấy lòng mẹ chồng nhưng mẹ chồng vẫn soi mói, không tha. Do đó, Thuận luôn phải hành động cẩn trọng ở mọi nơi.
Năm hết Tết đến là thời điểm Thuận mệt mỏi nhất, đặc biệt là khi ngày mùng 2, mùng 3 và mùng 4, ở nhà có rất nhiều khách, cô phải dậy làm việc từ rất sớm. Đôi khi Thuận bắt đầu rửa rau từ 5 giờ sáng và làm việc đến 2 giờ chiều, 3 giờ vẫn chưa được ăn gì.
Khi Thuận đến bàn ăn tối, khách đã ăn gần hết, chưa kịp ăn được mấy miếng đã lại phải dọn dẹp bàn và bát đĩa. Nhưng dù vậy, Thuận cũng không có ý phàn nàn về mẹ chồng, vì mẹ chồng đã bắt đầu già, cô thì còn trẻ, phải làm việc là hợp lý.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Thuận là người rất yếu lòng, thậm chí có lúc mâu thuẫn với mẹ chồng, cô sẽ chủ động xin lỗi và làm hòa với bà trước. Còn một lý do nữa khiến Thuận có thể chịu đựng được sự đối xử thô bạo của mẹ chồng và cố gắng không để xảy ra mâu thuẫn với mẹ chồng, đó là vì sau đó chồng cô sẽ dỗ dành cô và bù đắp cho cô. Thuận nghĩ mình là vì chồng, hơn nữa một năm cô và mẹ chồng chẳng đụng độ nhau mấy bữa nên cũng cố gắng chịu đựng.
Tuy nhiên, sự thỏa hiệp của Thuận không khiến bà mẹ chồng nhận ra lòng tốt của cô mà ngược lại càng góp phần khiến bà trở nên kiêu căng, càng đối xử không công bằng với cô. Đặc biệt là những năm gần đây, sau khi Thuận trở thành bà nội trợ toàn thời gian, không kiếm ra tiền, mỗi lần về quê, mẹ chồng lại tỏ ra chua ngoa, cáu gắt.
Nhưng những ngày như vậy không kéo dài bao lâu, Thuận bắt đầu phản kháng từ khi nào?
Văn, chồng Thuận, có một cậu em trai nhỏ hơn anh mấy tuổi. Người này mới lấy vợ năm nay, con dâu mới cưới là gái thành phố, nhà con một, gia đình có điều kiện, ngoại hình khá. Với tư cách là con dâu, Thuận và dâu thứ được đối xử hoàn toàn khác nhau. Thuận ở quê thì làm hết việc nhà, còn dâu thứ thì chọn việc mà làm, nhiều khi là mẹ chồng yêu cầu làm nhưng nếu cảm thấy không hợp lý, cô sẽ không làm.
(Ảnh minh họa)
Vì đều là nàng dâu nên Thuận và dâu thứ có mối quan hệ tốt. Dâu thứ tuy là con một nhưng không hề hư hỏng mà có khả năng giặt quần áo, nấu ăn và dọn dẹp. Chỉ là mỗi lần về quê, cô đều không siêng năng như vậy, nấu cơm thì nhất định không dọn dẹp bát đĩa, nếu phải làm cả hai nhiệm vụ thì nhất định không vui.
So với dâu thứ, Thuận thực sự nghe lời mẹ chồng. Vì cô không biết từ chối nên lại để bà tự tiện sai hết việc này việc kia. Cách đây không lâu, mẹ chồng yêu cầu Thuận giặt hết số quần áo bà tích trữ từ một năm trước vì máy giặt bị hỏng, Thuận gọi điện thoại mới biết vốn dĩ người sửa máy giặt có thể đã đến sửa vào cuối năm ngoái nhưng mẹ chồng cảm thấy Thuận sẽ về sớm nên quyết định để cô giặt tay.
Nhìn thấy Thuận hì hục giặt đồ trong sân, dâu thứ không chịu nổi liền chạy đến giúp. Sau đó, khi mẹ chồng đi vắng, dâu thứ nói với chị dâu cả: “Chị dâu, chị không được như thế này. Chị phải tiết chế một chút, vì làm quá nhiều việc ở nhà cho nên chuyện gì mẹ chồng cũng bảo chị làm. Là con dâu, chúng ta nên làm một số việc, nhưng nếu mẹ và anh rể cố ý bắt nạt chúng ta, chúng ta không thể để mình thua thiệt. Chị tốt tính quá!”.
Thuận nghe thấy vậy, nói: “Không sao đâu thím. Đều là người một nhà, chị cũng không muốn so đo nhiều như vậy. Hơn nữa anh trai cô đối với chị cũng không tệ, chị không muốn để chồng chị ở giữa khó xử.”
Dâu thứ bật cười khi nghe thấy điều đó: “Chị dâu, chị không thể nghĩ như vậy được. Nếu chồng chị thực sự tốt với chị, anh ấy nhất định sẽ không chỉ dỗ dành sau lưng chị, để chị chiều lòng mẹ chồng. Một người đàn ông có trách nhiệm sẽ thực sự chịu trách nhiệm với người phụ nữ của mình, đây, anh không nói rõ thiên vị nhưng thực chất vẫn là đối đãi kiểu ăn hiếp. Chị cứ không nói gì, mẹ chồng sẽ tiếp tục bắt nạt. Người phụ nữ nên có khí chất mới sống được ở nhà chồng, không tin chị thử xem “.
Thuận nhìn dáng vẻ thoải mái của dâu thứ thì rất ghen tị, cô thì lúc nào cũng giống cái lọ bị nghẹt cổ, bị mẹ chồng chán ghét, chưa bao giờ dám cự tuyệt bà chuyện gì. Hôm đó, có rất nhiều khách đến chơi nhà, mọi người định cùng nhau đến nhà hàng ăn cơm, nhưng đến gần 12 giờ trưa, mẹ chồng mới chợt hối hận vì đi ăn nhà hàng không an toàn, lại tốn kém nên quyết định để Thuận vào bếp nấu ăn.
Trước mặt Thuận có hơn 20 người, cả lớn cả bé, nhưng mẹ chồng lại yêu cầu Thuận một mình nấu. Thuận không vui, cô thẳng thừng từ chối: “Con không phải người hầu trong nhà, cũng không phải người phụ nữ duy nhất, vì sao con phải làm một mình? Ai cũng muốn ăn nhưng không chịu nấu, không muốn nấu chung thì cứ nhịn đói đi! ”
Mẹ chồng rất ngạc nhiên khi nghe điều này, nhưng dâu thứ thì cười khúc khích.
Nói xong, Thuận vào phòng khách ngồi. Mẹ chồng vì mặt mũi, tự nhiên không thể mắng con dâu điều gì, đành phải nhờ một vài phụ nữ trong nhà nấu cùng.
Trong phòng chờ sinh tôi quỳ gối xin chồng kí giấy mổ, anh lắp bắp mãi mới nói 1 câu khiến tôi bàng hoàng đau đớn
Tôi sức khỏe yếu, thai lại to nên được chỉ định mổ. Chồng và mẹ chồng thì không muốn bởi sẽ tốn kém hơn. Họ lần khần mãi không chịu kí, còn tôi đau đớn la hét ở bên.
Hồi còn yêu, Tuấn bảo hai đứa lấy nhau sẽ phấn đấu mua nhà ở Hà Nội và chắc chắn không chung sống với bố mẹ. Ngày ấy tôi còn là một cô gái chưa va vấp nhiều, luôn mơ mộng về tình yêu ngọt ngào như ngôn tình. Thế nhưng kết hôn mới hơn nửa năm, Tuấn đưa ra quyết định: "Mình về quê sống đi vợ".
Tôi không chịu lý do lớn nhất là không muốn chung sống với mẹ chồng, tiếp nữa là bởi không phù hợp công việc và cuối cùng tôi muốn con sinh ra sẽ có môi trường học tập tốt nhất.
Thế nhưng tôi kiên quyết thế nào Tuấn vẫn không chiều theo. Anh ngọt ngào cho tới cứng rắn, cuối cùng Tuấn đưa ra một tờ giấy nợ khiến tôi choáng váng. Ra là anh đã bị lừa và mất sạch số tiền hơn 300 triệu để dành mua nhà. Lúc ấy tôi suy sụp lắm. Cảm giác mọi thứ tồi tệ đều ập xuống cùng 1 lúc vậy. Nhưng bỏ không được, tôi đành xách đồ theo Tuấn về quê và bắt đầu những ngày tháng sống như ác mộng.
Mẹ chồng tôi vốn rất cưng chiều con trai nên tuyệt đối không có chuyện Tuấn được phụ tôi chuyện rửa bát, quét nhà, giặt quần áo gì. Chỉ cần bà nhìn thấy thì tôi xác định sẽ bị mắng chửi không ngớt.
Tuấn thì cũng không dứt khoát, thấy mẹ tỏ ra giận dỗi 1 chút là như rằng kệ tôi, chiều theo ý bà răm rắp.
Nếu như chỉ vì cảm thấy cô đơn trong căn nhà ấy thì tôi vẫn còn chịu đựng được, nhưng cách đối xử của mẹ chồng mới chính là điều khiến tôi đau khổ.
Tôi về quê được 4 tháng thì mang bầu. Mẹ chồng hí hửng nói với tất cả: "Đấy, đáng lẽ về quê sớm hơn thì phải có cháu bế rồi không. Ngoài kia ô nhiễm, bụi bẩn, rồi thực phẩm không đảm bảo khó có thai đấy!"
Thực tình thì do vợ chồng tôi kế hoạch để mua nhà. Chính mẹ chồng cũng biết điều đó nhưng bà lại đi bô bô với mọi người như vậy, tôi cũng không buồn đính chính.
Nhưng tưởng mẹ chồng quý cháu thì sẽ chăm chút con dâu hết mực, nào ngờ bà lại càng tính toán. Hôm nào mà mua con cá chép về là kể lể không ngớt, cuối cùng chốt: "Con cá chép này hơn 100k cơ đấy, bằng tiền ăn của cả nhà cả 1 ngày, thôi cái Ly đưa mẹ tiền nhé!"
Rồi khi tôi đi siêu âm thì mẹ chồng cũng mắng: "Ăn bám mà không biết tiết kiệm. Đứa trẻ nó mới đang thành hình có gì mà ngắm ngắm suốt thế?"
Tôi đã giải thích với bà rằng mục đích để kiểm tra sức khỏe mẹ và bé nhưng mẹ chồng vẫn mắng. Nói với Tuấn, trước mặt thì anh dỗ dành vợ nhưng khi có mẹ thì anh lại nói: "Thôi, sát ngày sinh thì đi siêu âm. Không thì 2 tháng 1 lần cũng được, em đi lắm làm gì tốn kém mà sóng âm ấy không tốt gì đâu."
(Ảnh minh họa)
Tôi buồn. Thật sự cảm thấy lạc lõng ở nơi gọi là nhà. Suốt thời gian sau đó không ít chuyện xảy ra, tôi cũng chỉ biết âm thầm chịu đựng vì biết không có ai đứng về phía mình. Bên cạnh đó, tôi nỗ lực làm việc, dành dụm tiền.
Thế nhưng đến ngày sinh, một chuyện xảy ra khiến tôi kiên quyết ly hôn.
Tôi sức khỏe yếu, thai lại to nên được chỉ định mổ. Chồng và mẹ chồng thì không muốn bởi sẽ tốn kém hơn. Họ lần khần mãi không chịu kí, còn tôi đau đớn la hét ở bên, thậm chí quỳ xuống xin Tuấn hãy nhanh kí nhưng mẹ chồng không đồng ý. Mãi 1 lúc sau tôi tái mặt vì đau, chồng mới quay sang bảo: "Em cố chịu đi, đẻ mổ tốn kém lắm. Anh về quê lương cũng thấp, em biết mà. Thôi, ráng uống hộp sữa xong đi rặn nha".
Giây phút ấy tôi hiểu, chồng chẳng thương mình chút nào. Tất cả những gì anh cần chỉ là tiền và gia đình nhà anh. Tôi dù có sinh con cho anh hay không vẫn chỉ là người dưng.
Lại thêm mẹ chồng, bà ở bên không an ủi còn trách móc: "Nhà này toàn người dễ sinh, chị giống mẹ chị rồi. Mà cũng tại ngày thường không chịu đi lại, vận động, làm việc nhà nên thế đấy!"
Tôi tức quá, hét lên: "Thôi đi, anh kí giấy đi, dùng thẻ của tôi thanh toán tất cả chi phí sinh nở."
Lúc này Tuấn mới nở nụ cười, xong bảo: "Thế sao em không nói sớm làm anh cứ lo vì không có tiền."
Tôi vừa đau đẻ, vừa đau lòng, cảm giác như chính chồng đã đâm 1 nhát dao vào tim vậy. May mắn, lần sinh ấy mẹ tròn con vuông. Nhưng ngay ngày đầu trở về nhà tôi đã nói với Tuấn chuyện ly hôn. Cả gia đình rất bất ngờ nhưng tôi kiên quyết đặt đơn ra và tuyên bố: "Anh kí cũng được không kí cũng được, dù sao em cũng quyết rồi. Và nếu anh chăm sóc được mẹ con em thì 1 tháng này em sẽ ở đây, nếu không em sẽ về bên ngoại luôn".
Tuấn ngỡ ngàng. Anh ra sức níu kéo nhưng tôi đã nghĩ khác rồi. Tại thời điểm tôi đau đớn trong phòng chờ sinh, nhìn thái độ của anh tôi biết anh không phải yêu thương tôi thật lòng. Nếu như sống với nhau chỉ vì con có lẽ suốt quãng đời còn lại tôi cũng chẳng thể hạnh phúc.
Sau khi chồng tôi qua đời, mẹ chồng cứ ốm đau liên miên, tôi tưởng bà thương tiếc anh nhưng sự thật mới chát đắng Tiện đường ghé về xem mẹ chồng ăn uống thế nào, tôi không ngờ em gái chồng đến chơi. Để rồi nghe được cuộc trò chuyện của họ trong phòng ngủ mà tôi cay đắng đến chết lặng. Chồng tôi qua đời cách đây 4 tháng vì bạo bệnh. Con gái tôi mới 4 tuổi thôi. Trước đó hai vợ chồng tôi vẫn...