Bí mật trong túi xách hàng hiệu Chanel mà hàng giả không thể làm nhái
Có vô số chi tiết nhỏ nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ dễ dàng biết được chiếc túi trên tay mình là hàng hiệu hay hàng giả.
Là một thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới, Chanel giống với nhiều hãng nổi tiếng khác, luôn phải đau đầu với nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan.
Nhưng nếu đã là hàng giả thì dù cho có được làm hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa, nó vẫn là hàng giả và vẫn có những điểm không giống so với hàng chinh hang.
Túi xách Chanel thường được làm từ da cừu hoặc da cá tầm, đôi khi được kết hợp với denim hay vải tweed.
Đặc biệt, nếu chiếc túi được làm từ da cá tầm, bạn phải kiểm tra kỹ vân da. Nếu vân da lặp đi lặp lại và giống hệt nhau thì đó là một dấu hiệu của da giả.
Da thật thường sẽ có mùi đặc trưng, khi chạm bằng tay sẽ có cảm giác mềm mại và hơi khô.
Nếu bạn ngửi thấy mùi keo hoặc mùi nhựa, có thể chiếc túi của bạn là đồ giả.
Logo của Chanel là 2 chữ C lồng vào nhau, với chữ C bên phải có nửa trên nằm bên trên chữ C bên trái, còn nửa dưới thì ngược lại.
Video đang HOT
Ngoài ra, đôi khi bạn sẽ thấy trên chữ C bên trái có một dấu khắc. Nếu khóa có dấu khắc nghĩa là chiếc túi đó được làm tại Pháp, nếu không có dấu khắc, chiếc túi đó được làm tại Ý.
Bạn có thể đối chiếu chi tiết này với nhãn tem mac bên trong của chiếc túi. Khóa của chiếc túi thật thường có hình chữ nhật bo góc được làm từ kim loại mạ vàng.
Đặc biệt, tất cả các chi tiết kim loại của một chiếc túi Chanel đều đồng nhất với nhau về màu sắc, nếu bạn thấy một chiếc túi có móc khóa bạc và dây xích vàng, đó chắc chắn là chiếc túi giả.
Túi Chanel có mặt ngoài chần bông và may thành hình quả trám đặc trưng. Nếu chiếc túi được làm từ da thật thì các đường chỉ may chìm và bề mặt có độ phồng nhất định, còn túi giả thường có đường chỉ nổi, các quả trám căng phồng rất rõ vì da giả không có độ đàn hồi như da thật.
Ngoài ra, những quả trám của chiếc túi Chanel thật được may rất tỉ mỉ và chính xác, mỗi cạnh của quả trám là 10 mũi chỉ đều tăm tắp. Đặc biệt, khi đóng nắp túi, các họa tiết quả trám vẫn kết nối hoàn hảo với nhau tạo nên sự liền mạch hoàn mỹ.
Nhãn bên trong chiếc túi Chanel được in mạ bạc để phù hợp với các chi tiết kim loại. Nhãn chính hãng phải là “Made in France” hoặc “Made in Italy”, không có “Made in Paris”.
Tem chống giả của Chanel có số series được in theo kỹ thuật hologram (kỹ thuật in 3 chiều), thường được đính bên trong túi và phủ một lớp nhựa trong.
Số series này bao gồm 7 hoặc 8 chữ số, nếu dãy số này trùng với dãy số trên thẻ đính kèm thì đó là túi thật.
Các trung tâm đồ hiệu của thế giới thất thu vì Covid-19
Dịch COVID-19 đang tiếp tục lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã tác động tiêu cực tới nhiều ngành sản xuất.
Ngay cả các (khu mua sắm hàng hiệu tại Pháp, Mỹ, Italia cũng thất thu nặng vì không có khách, đặc biệt là khách Trung Quốc, những người được coi là tín đồ nghiện mua sắm hàng xa xỉ...
Những ngày buồn ở "kinh đô" hàng hiệu Paris
Galeries Lafayette là trung tâm thương mại sang trọng nhất Paris, tập trung tất cả những hàng quần áo, mỹ phẩm, túi xách, nữ trang hàng hiệu như Louis Vuitton, Chanel Dior. Khách hàng đến đây mua sắm có thể đi mua được các mác trong cùng một chỗ luôn, mà không phải đi rải rác các cửa hàng. Tại Galeries Lafayette có những discount (giảm giá) rất là tốt cho khách hàng, chính vì thế Galerie Lafayette thu hút được rất nhiều khách hàng đến mua sắm.
Hiếm khi chỉ có ít khách xếp hàng trước cửa hàng Louis Vuitton như thế này.
Một hình ảnh thường thấy ở Galeries Lafayette là đoàn khách xếp hàng trước các cửa hàng đồ hiệu; hầu như tất cả các cửa hàng đều quá tải về số lượng khách hàng, và khách phải xếp hàng rất đông ở các cửa hàng bên ngoài.
Galeries Lafayette thường mở cửa từ 9h30 sáng, nhưng thường khách xếp hàng vào mua có thể đến từ 8h30 - 9h. Họ đứng sẵn ngoài cửa, từ trước khi cửa hàng mở cửa. Khi cửa hàng mở cửa là họ ào vào luôn, và điểm thu hút lớn nhất là Louis Vuitton. Tất cả hầu như chạy ào vào đứng để làm sao xếp hàng mua được sớm nhất.
Theo Phòng Thương mại Paris, tại Paris, khách Trung Quốc trung bình chi khoảng 1.000 euro (1.099 USD) trong một chuyến đi, so với 640 euro cho du khách nói chung. Người Trung Quốc là một trong số khách chi tiêu lớn nhất ở Pháp, mua khoảng 4 tỷ euro/ năm. Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc thích mua túi Gucci ở Milan hoặc nước hoa Hermès ở Paris, nơi giá có xu hướng thấp hơn ở Trung Quốc.
Một số thương hiệu còn bán những sản phẩm chỉ có ở châu Âu mà không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Du khách Trung Quốc là nhóm khách chi tiêu mua sắm phóng tay bậc nhất khi du lịch tại Pháp. Tuần báo LExpress trích dẫn Ủy ban Du lịch vùng Paris, theo đó 26% số tiền khách Trung Quốc chi tiêu trong kỳ du lịch tại Pháp là để mua sắm.
Nhưng từ đầu cuối tháng 1/2020 đến nay, khách Trung Quốc bất ngờ "biến mất" tại các Grands Magasins. Do Trung Quốc hạn chế người dân đi du lịch nước ngoài theo nhóm nên Paris và vùng phụ cận, điểm đến vốn thu hút đến hơn 80% du khách Trung Quốc đến Pháp, đã bị mất nguồn khách quan trọng này khiến ngành du lịch nói chung và ngành hàng cao cấp bị ảnh hưởng.
Bà Corinne Menegaux, Giám đốc Cục Hội nghị và khách du lịch Paris, cho biết khách Trung Quốc thường đi theo đoàn, lựa chọn khách sạn và cửa hàng mua sắm nhất định, nên một số doanh nghiệp đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Tại một số cửa hàng miễn thuế và các doanh nghiệp khác, nơi khách Trung Quốc chiếm 80%, doanh số đã giảm mạnh. Giờ đây trước các cửa hàng đồ hiệu như Louis Vuitton chỉ có lác đác vài khác.
Chị Lan, một hướng dẫn viên du lịch đã 5 năm chuyên đưa khách Việt Nam đi mua sắm hàng hiệu ở những cửa hàng cao cấp ở Galeries Lafayette, nói rằng hậu quả của dịch COVID-19 đối với các cửa hàng đồ hiệu còn nghiêm trọng hơn cả tác động của các cuộc biểu tình và đình công trước đây.
Khi phong trào biểu tình Áo Vàng nổ ra thì người biểu tình chỉ làm ở một số khu phố nên khách du lịch vẫn có thể đến những trung tâm mua sắm như Galeries Lafayette, Le Printemps. Nhưng khi dịch COVID-19 bùng phát khiến tình hình trở nên ảm đạm.
"Trước đây mọi người thường nói người châu Á nhiều tiền nên mới xếp hàng mua sắm hàng hiệu. Nhưng tìm hiểu ra thì thấy trước đây gần như 70% khách hàng xếp hàng trước các cửa hàng là người Trung Quốc, chứ không phải là người châu Á nói chung. Đến bây giờ thì gần như các cửa hàng không phải xếp hàng nữa, mọi người đến là có thể vào để mua được luôn.
Chính vì thế, tôi thấy là dịch bệnh do virus Corona đợt này ảnh hưởng khá lớn đến việc kinh doanh và doanh thu của tất cả các nhãn mác hàng hiệu, đặc biệt là Louis Vuitton. Louis Vuitton có lượng túi bán ra cho khách hàng có một sự hạn chế nhất định và giá cả nói chung so với Chanel, Dior thì Louis Vuitton là một hãng mác có thể nói là giá cả vừa phải nhất, chính vì vậy có thể thu hút được nhiều khách muốn có những cái túi hot.
Trước khi có dịch COVID-19, khách xếp hàng rất đông, thậm chí có người sẵn sang xếp hàng trước 3 tiếng đồng hồ để vào mua, nhưng mà bây giờ, nếu mà có xếp hàng thì cũng chỉ vài ba người. Còn thường mấy ngày gần đây tôi đi thì thấy không có khách xếp hàng ở đấy nữa", chị Lan nói.
Những ngày này, không còn cảnh nườm nượp du khách Trung Quốc nhộn nhịp ra vào mua sắm, với những túi to, túi nhỏ đầy hàng hiệu trên tay. Cũng không còn cảnh khách hàng, đa phần là người Hoa, xếp hàng dài dằng dặc bên ngoài cửa hàng hiệu Louis Vuitton, Chanel, Dior ... chờ đến lượt được mời vào mua hàng.
Trung tâm mua sắm chỉ lác đác khách, và cũng rất ít khách người châu Á. Một nhân viên bán hàng người Trung Quốc cho biết, trước đây mỗi ngày thường bán được khoảng 25 sản phẩm cho du khách Trung Quốc thì nay cả ngày nhiều lắm cũng chỉ bán được 1-2 sản phẩm.
Một cửa hàng Brooks Brothers, thương hiệu thời trang dành cho nam giới nổi tiếng ở Mỹ giờ cũng vắng khách.
"Doanh thu của chúng tôi giảm so với năm ngoái, bởi vì khách hàng chính của chúng tôi là người Trung Quốc. Bây giờ ngày càng ít khách Trung Quốc đến Pháp, nên doanh thu của chúng tôi sụt giảm. Cửa hàng nào cũng mất khách, chắc chắn là như vậy. Tôi nghĩ là doanh thu của Galeries Lafayette giảm nhiều, bởi vì trong những năm qua, nhờ du khách Trung Quốc, chúng tôi có doanh thu cao. Bây giờ thì chúng tôi chỉ nói về thời tiết, chẳng có ai đến mua sắm ở cửa hàng Galeries Lafayette nữa, buổi sáng, buổi tối, cả ngày đều như vậy".
Bà Elisabeth Ponsolle des Portes, đại diện Hiệp hội Colbert, hiệp hội tập trung hơn 80 thương hiệu cao cấp của Pháp, nhận định hiện vẫn còn quá sớm để biết tác động đối với lĩnh vực hàng cao cấp. Tuy nhiên, bà cũng cho biết người Trung Quốc chiếm tới 25% khách hàng của các doanh nghiệp thành viên hiệp hội.
Các "thủ phủ" hàng hiệu ở Mỹ, châu Âu thất thu vì mất khách Trung Quốc
Nhưng không chỉ ở Paris, khách Trung Quốc cũng vắng bóng tại các thủ phủ mua sắm lớn trên khắp nước Mỹ và châu Âu như New York, Milan. Estée Lauder, Capri Holdings, sở hữu thương hiệu Versace và Jimmy Choo, cảnh báo các nhà đầu tư trong tuần này rằng kết quả tài chính có thể bị ảnh hưởng do doanh số bán cho khách du lịch Trung Quốc thấp hơn.
Fabrizio Freda, CEO Estée Lauder, nhận định sẽ có sự suy giảm nghiêm trọng về khách Trung Quốc không đến Mỹ trong ít nhất 2, 3 tháng tới. "Rõ ràng, điều này sẽ tác động tiêu cực đến việc bán hàng cho du khách Trung Quốc", Fabrizio Freda nói. Capri, bao gồm thương hiệu Michael Kors, cho biết việc hạn chế đi lại kéo dài có thể làm giảm lưu lượng khách của cửa hàng, gây áp lực lên hệ thống ở Trung Quốc và các nước thường xuyên có khách du lịch Trung Quốc.
Công ty dự đoán sự bùng phát của Covid-19 sẽ khiến doanh nghiệp mất khoảng 100 triệu USD doanh thu trong quý IV của năm tài chính này. Còn Tapestry, công ty sở hữu các thương hiệu như Coach và Kate Spade, cũng dự báo dịch bệnh sẽ khiến doanh số giảm khoảng 200 triệu đến 250 triệu USD trong nửa cuối năm tài chính hiện tại.
Tại Via Monte Napoleone ở Milan, hầu hết cửa hàng đều thuê một nhân viên bán hàng nói tiếng Trung Quốc trong những năm gần đây. Nhưng hiện giờ, khách du lịch Trung Quốc gần như đã biến mất.
Ông Jac Cammaroto, người làm việc trong một cửa hàng Fendi trên phố mua sắm cao cấp nhất của Italy nói: "Nếu bạn nghĩ đã nhìn thấy một người mua sắm Trung Quốc những ngày này, thì có lẽ là đó một ảo ảnh. Nếu tuần trước vẫn thấy một nhóm đông người Trung Quốc đi qua, vài ngày qua, chỉ rải rác một hoặc hai người".
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch Trung Quốc quan trọng với các nhà bán lẻ hơn nhiều so với trước đây. Gần 170 triệu người Trung Quốc đã đi nước ngoài vào năm 2018, năm gần nhất có số liệu, đã chi khoảng 277 tỷ USD. So với một thập kỷ trước, lượng khách đã tăng 3 lần và số tiền chi tiêu đã tăng 5 lần.
Trên toàn cầu, năm 2019, người tiêu dùng Trung Quốc đã mua hàng hóa xa xỉ trị giá gần 110 tỷ USD, bao gồm quần áo, đồ da, đồ trang sức và chủ yếu là mua ở bên ngoài Trung Quốc. Theo ước tính của công ty nghiên cứu Tourism Economics, nền kinh tế Mỹ nhìn chung có thể mất 10,3 tỷ USD chi tiêu của du khách Trung Quốc do dịch COVID-19.
Năm 2019, người Trung Quốc chiếm 7% lượt khách nước ngoài đến Mỹ. Họ đã chi khoảng 34 tỷ USD cho các dịch vụ du lịch và vận chuyển. Vì vậy việc vắng khách Trung Quốc khiến cho nhiều ngành dịch vụ và kinh doanh hàng xa xỉ thất thu nặng.
Theo Cảnh sát toàn cầu
Dân giàu ăn cú lừa đau, có tiền không mua nổi hàng hiệu Ngay cả khi bạn sở hữu trong tay hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD, một số hãng thời trang danh tiếng vẫn có thể từ chối bán cho bạn nếu bạn không đáp ứng đủ những "quy định ngầm". Vì sao hàng hiệu thường đắt đỏ? Tầng lớp trung lưu mới ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng rất...