Bí mật ít người biết về củ sen tươi 7 lỗ và 9 lỗ
Cứ độ tháng 8-10 hàng năm là mùa của những củ sen tươi. Khi ấy, các đầm sen cho thu hoạch củ sen trồng tự nhiên. Có hai loại củ sen là củ 7 lỗ và 9 lỗ, mà ít người để ý vì chúng cho hương vị khác biệt.
Những ngày đầu tháng 10 được coi là những ngày cuối của mùa củ sen tươi. Tại các đầm sen, hoa đã tàn gần hết, lá sen xơ xác. Lúc đó, những người trồng sen bắt đầu lội xuống đầm, thu hoạch củ sen tươi để bán cho các tiểu thương và khách lẻ đi đường.
Do củ sen tươi chế biến được rất nhiều món ăn ngon, lại có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nên loại củ ngon ngọt này được nhiều gia đình ưa chuộng. Để có củ sen ăn quanh năm, nhiều bà nội trợ tìm đến tậm đầm, thu mua cả yến về ăn dần.
Mùa thu hoạch củ sen từ tháng 8-10
Thu hoạch củ sen
Bà nội trợ Đỗ Thị Lâm ở Dương Nội, Hà Đông (Hà Nội) kể, tháng trước đi chợ, bà thấy củ sen tươi bắt đầu được bán. Song giá bán vẫn cao, tận 70.000 đồng/kg. Vì thế, bà cố đợi đến cuối mùa, khi các đầm sen thu hoạch củ sen sẽ có giá mềm hơn.
Hai hôm trước, trên đường từ Dương Nội về Thanh Oai, Hà Nội, bà Lâm thấy một đầm sen đang thu hoạch củ. Thấy rất đông tiểu thương và nhiều khách đi đường dừng lại thu mua nên bà cũng dừng lại mua 10 kg.
“Giá củ sen tươi bán tại đầm chỉ 50.000 đồng/kg nên khách đi đường ai cũng dừng lại mua. Có người mua 1kg, có người mua đến cả yến về ăn dần. Còn các nhà hàng, tiểu thương bán buôn họ lấy cả tạ”, bà Lâm cho hay.
Củ sen được rửa sạch và bán ngay tại đầm
Để nhận biết củ sen ngon, người phụ nữ có kinh nghiệm này cho biết, cần chú ý phân biệt rõ hai loại củ sen là loại củ 7 lỗ và 9 lỗ. “Rất ít người đi mua củ sen để ý điều này. Trên thực tế, hai loại củ sen này có hương vị khác biệt lắm nên cũng thích hợp để nấu các món ăn khác nhau”.
Video đang HOT
Cụ thể, muốn phân biệt hai loại củ sen, bà Lâm cho rằng người mua chỉ cần quan sát bề mặt bên ngoài của củ sen là đủ. Nếu củ sen có 7 lỗ thì bề ngoài thường ngắn, trông rất thô. Thế nhưng phần thân bên trong lại dày, to hơn, vị bột hơn hẳn củ sen 9 lỗ. Do cấu tạo này mà củ sen 7 lỗ mềm hơn củ sen 9 lỗ và phù hợp để chế biến các món hầm, canh, súp vì có nhiều tinh bột.
Riêng với củ sen 9 lỗ thường có hình dáng bên ngoài mỏng và dài hơn. Loại củ sen 9 lỗ cũng giòn hơn củ sen 7 lỗ. Vì vậy bà nội trợ nên mua củ sen 9 lỗ để làm nguyên liệu để nấu các món salad, chiên giòn, muối chua, xào,…
Các củ sen có số lỗ khác nhau, dựa vào đó các bà nội trợ chế biến món ăn cho phù hợp
Theo bà Lâm, khi mua củ se, nên chọn những củ to mập, cầm lên thấy chắc và nặng tay. Chỉ chọn những củ có màu nâu nhạt (màu tự nhiên của củ sen). Tuyệt đối không chọn những củ sen có màu quá trắng vì có thể đã bị người bán sử dụng thuốc tẩy trắng.
“Nói chung khi mua củ sen cứ quan sát thật kỹ. Chọn những củ sen lành lặn, không bị xước vỏ, không có các vết bầm tím hay các vết nứt. Như vậy vừa đảm bảo dinh dưỡng và bảo quản củ sen được lâu nhất để có thể ăn dần quanh năm”, bà Lâm tư vấn.
Ngoài ra, để bảo quản củ sen tươi, có thể bảo quản theo hai cách sau: Đối với củ sen tươi, khi mua về mình không cần rửa mà chỉ đặt ở nơi khô thoáng hoặc cho vào túi bóng cất ngăn mát tủ lạnh, có thể giữ được trong 2 tuần.
Nếu muốn để dành củ sen ăn quanh năm chỉ việc rửa sạch, sau đó phơi khô và cho vào túi bóng kín để nơi khô thoáng. Hoặc có thể cất trong ngăn mát tủ lạnh để quanh năm.
Đồng Tháp: Viết chữ lên giấy, vải,... xưa rồi, nay anh thầy giáo điển trai "hô biến" thư pháp trên lá sen cực phẩm
Với những ai yêu vẻ đẹp bình dị, sự e ấp của những đóa hoa sen vươn lên từ bùn lầy, hay thích những sản phẩm làm từ sen của tỉnh Đồng Tháp, chắc hẳn sẽ thích thú khi chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật thư pháp có 1 không 2 của một thầy giáo trẻ.
Từ lá sen, qua bàn tay tài hoa 1 thầy giáo (ngụ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Đó chính là những bức thư pháp trên lá sen. Những chiếc lá sen nhờ nét mực thư pháp mà trở thành một sản phẩm làm nức lòng du khách bốn phương khi đến với tỉnh Đồng Tháp.
Anh chính là Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Đam mê thư pháp từ nhỏ, viết thư pháp trên lá sen là cơ hội để thầy giáo Long, ngụ tại huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) thỏa sức sáng tạo.
Anh Long chia sẻ: "Tôi là một người viết thư pháp, từ lâu tôi nghĩ rằng mình cần tìm một chất liệu mới ngoài những chất liệu truyền thống để thể hiện. Khi viết thư pháp trên lá sen, tôi cảm thấy rất tự hào về vùng quê Đồng Tháp. Nơi đây có những những người con biết tận dụng rất nhiều các bộ phận của cây sen để làm nên nhiều sản phẩm".
Sử dụng chất liệu lá sen để viết thư pháp, thầy giáo Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình, (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) phải trải qua nhiều công đoạn.
Vào năm 2017, thay vì sáng tác trên chất liệu thông thường như: Giấy, vải, hai gốm,...người thầy giáo trẻ đã thử viết thư pháp lên chất liệu lá sen.
Theo thầy giáo Long, mỗi chiếc lá sen đều có những hình dạng đường gân khác nhau. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho các bức tranh thư pháp từ lá sen trở nên độc đáo hơn, nhưng đó cũng là thách thức cho anh mỗi khi sáng tác.
Sau khi thu hái về, lá sen sẽ được sấy khô bằng công nghệ hiện đại để giữ được hình dáng và màu sắc nguyên vẹn. Những chiếc lá sen sau khi được xử lý sẽ có độ bền trong nhiều năm.
"Một cái lá sen tươi sau khi hái từ đầm sen về thì mình không thể nào vẽ lên được. Nếu người làm phơi hoặc ủi thì lá sen sẽ bị ảnh hưởng, màu sắc không đẹp và độ dai, độ bền không đảm bảo để làm tranh hay viết thư pháp", thầy Long cho biết.
Đường gân trên lá sen tạo nên nét độc đáo của những bức tranh thư pháp, nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho nghệ nhân.
Để có được một bức tranh thư pháp đẹp, có hồn, người nghệ nhân thường phải trải qua gần chục công đoạn. Lá sen sấy khô sau khi chọn lựa sẽ được dán cố định để tạo nền, sau đó sẽ được phơi trong bóng râm từ 10-15 phút.
Tiếp đến là viết chữ thư pháp, đây được xem khâu kỳ công nhất. Bởi lá sen có nhiều gân nên đòi hỏi công đoạn viết phải có kỹ thuật nhất định, còn nội dung thì phải định hình trước. Chất liệu mực viết cũng phải khác so với chất liệu trên giấy, phải đảm bảo sao cho không bị phai, lem và phải nổi trên lá sen.
Tùy vào độ khó của từng bức thư pháp trên lá sen mà thầy Long phải mất từ 2-3 tiếng để hoàn thành cho một tác phẩm. Đối với những tác phẩm lớn, có khi thầy giáo này phải mất thời gian cả tuần để hoàn thành.
Mỗi bức thư pháp trên lá sen là cả quá trình tỉ mỉ của người nghệ nhân.
Thầy giáo Long cho hay: "Khi tôi viết thư pháp lên lá sen, cái khó là mặt gân của lá cản trở viết những đường nét hơn so với những chất liệu giấy thông thường. Khi chúng ta viết trên lá sen thì cần phải định hình trước bố cục, phần chữ và kỹ thuật lia bút sau cho hài hòa và mạch lạc".
Thầy giáo Long đến với bộ môn thư pháp như một cái duyên, từ khi còn học lớp 7. Và từ khi đến với nghệ thuật viết thư pháp lên lá sen, thầy giáo Long đã có nhiều cơ hội thể hiện sức sáng tạo và đam mê của mình trong địa hạt này.
Tính đến nay, thầy đã cho ra đời trên 400 bức thư pháp viết trên nền lá sen. Mỗi bức thư pháp của thầy giáo này có giá từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng, tùy vào kích cỡ của tranh, số lượng chữ và hình vẽ.
Tính đến nay, thầy đã cho ra đời trên 400 bức thư pháp viết trên nền lá sen.
Bình dị mà thanh cao, những bức tranh thư pháp của thầy giáo Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) tuy nhỏ bé nhưng mang đậm bản sắc vùng quê Tây nam bộ. Đâu đó trong từng tác phẩm còn là cả tâm huyết, sự trao gửi nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và hiện đại từ thầy giáo trẻ.
Xơ mướp, lá sen, xoài Đồng Tháp khiến khách thích mê tại chương trình kích cầu tiêu dùng TP.HCM Với số lượng gian hàng đông đảo so với phần còn lại của các địa phương khác tham gia chương trình kích cầu tiêu dùng năm 2020, tỉnh Đồng Tháp mang đến cái nhìn ấn tượng về sản vật phong phú và hấp dẫn cho du khách TP. Hồ Chí Minh. Chương trình Kích cầu tiêu dùng 2020 tại TP.HCM Ngày 2/7, chương...