Bị mất điện hàng loạt, chính phủ Iran quay sang đổ lỗi cho việc khai thác bitcoin
Đáp lại, những người hoạt động trong ngành công nghiệp tiền ảo ở Iran đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của chính phủ, nói rằng vấn đề là do hệ thống lưới điện yếu kém của quốc gia.
Tình trạng mất điện hàng loạt và thời tiết sương mù dai dẳng đã ập đến các thành phố trên khắp Iran. Đây là một sự kết hợp độc hại khi đất nước này, vốn đã chịu nhiều áp lực kinh tế và các lệnh trừng phạt của Mỹ, cũng đang đồng thời chống chọi với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất trong khu vực.
Trên thực tế, tình trạng mất điện không phải là điều mới mẻ ở Iran, nơi có một ngành công nghiệp điện già cỗi và đang gặp khó khăn do quản lý yếu kém.
Nhưng lần này, các quan chức chính phủ nói rằng việc khai thác bitcoin tại các mỏ cày tiền điện tử – hoạt động kinh doanh tiêu tốn nhiều năng lượng của việc sử dụng lượng lớn máy tính để xác minh các giao dịch tiền kỹ thuật số – là một phần của nguyên nhân.
Các mỏ khai thác tiền ảo ở Iran thường đặt thiết bị trong các container.
Công ty điện lực nhà nước của Iran, Tavanir, hôm thứ Tư tuần trước thông báo rằng họ đã đóng cửa một trung tâm cày tiền ảo lớn do cả người Trung Quốc và Iran điều hành ở tỉnh Kerman, miền đông nam nước này, vì tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Mặc dù trung tâm này trước đó đã được cấp phép hoạt động theo đúng quy định của chính phủ.
Cùng với việc chỉ tay vào các hoạt động hợp pháp, các quan chức Iran cũng đặc biệt chỉ ra rằng những người khai thác tiền điện tử bất hợp pháp đã gây căng thẳng cho hệ thống lưới điện quốc gia, theo Mostafa Rajabi Mashhadi, người phát ngôn của ngành điện tại Bộ năng lượng Iran. Bên cạnh đó, Ali Vaezi, người phát ngôn của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, cho biết chính phủ nước này sẽ điều tra các trường hợp trang trại tiền điện tử không có giấy phép.
Đáp lại, những người hoạt động trong ngành công nghiệp tiền ảo ở Iran đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của chính phủ, nói rằng ngành công nghiệp này đang bị đổ lỗi cho một vấn đề lớn hơn.
“Các thợ đào tiền ảo không liên quan gì đến việc mất điện” , Ziya Sadr, một nhà nghiên cứu tiền điện tử ở Tehran, cho biết. “Khai thác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng công suất điện ở Iran.”
“Có một thực tế là sự quản lý yếu kém và tình hình rất tồi tệ của lưới điện ở Iran, cùng các thiết bị lạc hậu của các nhà máy đã không thể hỗ trợ tốt cho lưới điện vận hành” , ông nói thêm. Bản thân chính phủ nước này cũng chỉ ra việc giá điện rẻ, được kích hoạt bởi trợ cấp của chính phủ, là một nguyên nhân chính khác gây ra tình trạng mất điện.
Một thành viên của hội đồng quản trị Hiệp hội Blockchain Iran nói rằng lượng điện được sử dụng bởi những người khai thác tiền điện tử được ước tính là chỉ tương đương lượng điện bị mất bởi hệ thống mạng lưới trong quá trình phân phối.
Video đang HOT
Một mỏ cày tiền ảo ngụy trang bên dưới một trang trại chăn bò.
Sự bế tắc này tiếp tục nhấn mạnh thêm con đường đầy chông gai phía trước cho tiền điện tử, thứ mà theo lý thuyết có thể phát triển mạnh ở một quốc gia kinh tế khó khăn như Iran. Bởi nhiều người tại quốc gia này đã chào đón nó như một thứ có thể thay thế hệ thống ngân hàng, nhằm vượt qua các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ.
Chuyên gia Ziya Sadr cho biết hoạt động khai thác bitcoin đã diễn ra bất hợp pháp ở Iran từ cách đây vài năm. Ban đầu, các thợ đào sử dụng máy tính và các thiết bị khác được nhập lậu từ những nơi như Trung Quốc. Sau đó, vào năm 2019, chính phủ nước này đã thông qua luật để điều chỉnh các ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ: Những người khai thác bitcoin và các loại tiền điện tử khác phải xin giấy phép để vận hành và nhập khẩu máy tính cùng thiết bị liên quan. Việc đăng ký này cho phép chính phủ cung cấp điện cho các mỏ cày tiền ảo với lưu lượng cao hơn.
Trong khi đó, các vấn đề về điện vẫn tiếp diễn. Trong những ngày gần đây, các nhà máy điện quá tải đã ngừng hoạt động do nhu cầu sử dụng khí đốt tự nhiên để sưởi ấm gia đình tăng cao. Một số khác được cho là đã chuyển sang sử dụng nhiên liệu cấp thấp để duy trì hoạt động của lưới điện. Mức độ ô nhiễm tại thủ đô Tehran đã chạm mức “rất nguy hiểm”.
“Sự kết hợp giữa điện giá rẻ và lạm phát cao của Iran đã khiến nước này trở thành điểm đến lý tưởng cho quá trình tạo ra hoặc khai thác các loại tiền kỹ thuật số, vốn tiêu tốn nhiều năng lượng”, chuyên gia tiền điện tử Ali Beikverdi cho biết. “Bất kỳ quốc gia nào có điện rẻ và diện tích rộng lớn sẽ là một nơi hoàn hảo để khai thác bitcoin. Ở Hàn Quốc, điều đó sẽ không có lãi vì sẽ phải chi rất nhiều tiền cho chi phí điện.”
Dân đào Bitcoin ở Việt Nam bỏ nghề dù giá trên 30.000 USD
Mặc dù giá Bitcoin đang quang mốc 33.000 USD/BTC, giới đào tiền số tại Việt Nam vẫn không mấy mặn mà đầu tư.
Chỉ trong vài năm, đồng tiền số này đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của thế giới khi lần lượt phá vỡ những kỷ lục do chính nó tạo ra.
Từ súc hút đó, nhiều người Việt sẵn sàng đổ tiền tỷ để đầu tư máy đào, với hy vọng làm giàu nhanh chóng. Tuy vậy, ở lần tăng giá trở lại này, các nhà đầu tư Việt thận trọng hơn với mô hình giải mã tiền mã hóa.
Dân đào tại Việt Nam không còn chọn Bitcoin
Tại Việt Nam, sự trở lại của Bitcoin cũng tạo ra tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư. Mặc dù vậy, sau sự kiện Bitcoin giảm giá cách đây 3 năm, đa số các nhà đầu tư không còn quá mặn mà và rất cảnh giác với đồng tiền số này.
Theo anh Sinh, chủ một cửa hàng chuyên cung cấp, lắp đặt "trâu cày" ở Nha Trang, khác với khoảng thời gian trước năm 2017, người quan tâm tiền số ngày nay có xu hướng chuộng giao dịch, mua bán Bitcoin trực tiếp trên sàn hơn thay vì bỏ tiền đầu tư máy đào.
Dù chạm mốc 35.000 USD/BTC, người Việt vẫn không mặn mà với hình thức đầu tư này.
"Bitcoin có giới hạn. Chỉ có tối đa 21 triệu BTC được giải mã và đồng tiền này chỉ còn khoảng 3 triệu đồng. Số lượng ít nhưng số máy đào nhiều khiến "độ khó" hay số Bitcoin giải mã được ngày càng ít", Thế Vinh, sáng lập Coin98, một công ty giao dịch tiền mã hóa tại TP.HCM cho biết.
Vì vậy, hiện nay phần lớn nhà người khai thác tiền mã hóa tại Việt Nam nhắm mục tiêu đến các đồng coin có giá trị nhỏ hơn nhưng dễ khai thác hơn điển hình như Ethereum, Litecoin, Bitcoin Cash...
"Bitcoin khó đào hơn, máy đào cũng đòi hỏi cấu hình cao hơn. Ngoài các vấn đề liên quan như không gian lắp đặt, chi phí điện, nếu người chơi không mạnh tay chi tiền đầu tư, xây dựng quy mô và có vốn kiến thức kỹ thuật nhất định thì chỉ như 'muối bỏ bể'", anh Sinh nhận xét.
Ngoài ra, do khác biệt về thuật toán, thiết bị đào Bitcoin và các đồng coin nhỏ hơn cũng khác nhau. Nếu đào Ethereum, người chơi cần đầu tư "trâu đào" sử dụng VGA (card màn hình) để giải mã thuật toán Ethas. Với Bitcoin, người chơi cần mua các máy đào ASIC chuyên dụng để khai thác, giải mã thuật toán SHA 256.
Những máy đào này được tạo ra nhằm phục vụ một mục đích duy nhất là tìm kiếm đồng tiền số giá trị nhất thế giới này. Vì vậy, nếu Bitcoin giảm mạnh, những máy đào này gần như vô dụng. "Nhà đầu tư Việt thích đào các đồng coin nhỏ bằng VGA hơn. Trong trường hợp coin sụp, người chơi vẫn có thể tháo VGA ra bán lại để hoàn vốn", anh Sinh nói.
Máy đào Bitcoin 3 năm trước đã lỗi thời
Chia sẻ với Zing , anh Sinh và một số người đầu tư tiền mã hóa tử khác cho biết thế hệ "trâu đào" từ năm 2017 giờ không còn giá trị, thường được rã xác đi bán do cấu hình thấp, không đáp ứng được nhu cầu bây giờ. Hiếm lắm mới có người choi giữ để lại đào các đồng coin "rác", sau đó đổi ra Ethereum và bán kiếm lời.
Như vậy, nếu muốn bắt đầu khai thác Bitcoin, người đầu tư cần thay mới toàn bộ thiết bị. Đây là khoảng phí không nhỏ. Bên cạnh đó, giá điện trong nước cũng không phù hợp để các nhà đầu tư khai thác "ông vua tiền số".
Bên cạnh đó, hiện giá điện cho việc đào coin tại Việt Nam là 1.416-4.004 đồng/kWh. "Với giá điện, độ khó thuật toán, chi phí đầu tư máy đào hiện nay thì ít người dám đầu tư. Chưa kể sau biến cố giảm giá cuối năm 2017 thì giải mã coin không phải là phương án kinh doanh an toàn", Hoàng Sơn, người từng sở hữu một "mỏ đào" tiền số lớn tại TP.HCM cho biết.
Cơn sốt máy đào đã không còn
Năm 2017, giá "trâu đào coin" (thiết bị giải mã tiền mã hóa) dao động mạnh theo Bitcoin. Có thời điểm, giá bán một model máy đào thương hiệu Bitmain dễ dàng bị đẩy lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần do nhu cầu quá cao.
Có thời điểm, giá máy đào Bitcoin bị đội lên gấp 3 lần so với thực tế.
"Trước khi Bitcoin trở thành cơn sốt, model Antmine S9 có giá khoảng 40 triệu. Đến cuối 2017, giá model này có thời điểm tăng lên 90-110 triệu đồng", ông Sơn cho biết.
Ở thời điểm đó, từng có rất nhiều chuyên gia cảnh báo Bitcoin sẽ vỡ như những bong bóng tài chính trong lịch sử. "Tôi tin rằng Bitcoin đang ở giai đoạn bong bóng. Tôi chỉ không biết khi nào nó sẽ vỡ và giá Bitcoin sẽ xuống thấp như nào", tỷ phú Mark Cuban từng nhận định như vậy.
Và ngày đó cũng đến. sau khi Bitcoin chạm đỉnh 19.665 USD/BTC đồng tiền này liên tục giảm giá trong suốt một năm liền. Thời điểm thấp nhất, nó chỉ còn còn 3.164 USD/BTC.
Theo anh Tình, một người kinh doanh máy đào tại TP.HCM, từng có giá trên dưới 100 triệu đồng, những loại máy đào phổ biến giảm xuống còn 17 triệu đồng/máy. Ở thời kỳ suy vong, máy đào dù rẻ đến đâu cũng khó tìm thấy người mua.
Đến đầu năm 2019, đa phần người đầu tư máy đào đều phải bỏ cuộc bởi không thể có lời.
Bước sang năm 2020, giá trị của Bitcoin một lần nữa chứng kiến đà tăng trưởng kỷ lục, áp sát 35.000 USD/BTC. Theo Guardian , giới chuyên gia cho rằng giá Bitcoin tăng dữ đội chủ yếu nhờ tâm lý tin tưởng của nhà đầu tư. Bitcoin đã tăng gần 400% trong năm 2020 và vượt mốc 30.000 USD ngay đầu năm mới 2021.
Theo trang Hashr8 , giá máy đào Bitcoin thế hệ mới nhất đã tăng 35% kể từ tháng 11. Hai công ty lớn chuyên sản xuất máy đào Bitcoin là Bitmain và Microbt cũng thông báo các mẫu máy đào thế hệ mới nhất đã cháy hàng cho đến giữa năm 2021.
Tuy vậy, giới đào coin Việt Nam gần như đứng ngoài cuộc chơi này. Tình trạng cháy hàng máy đào tại những đơn vị chuyên nhập khẩu hoàn toàn không diễn ra. Các trại "trâu" hàng tỷ đồng trước đây vẫn trong tình trạng ngừng hoạt động.
Lợi dụng tâm lý sợ hãi, những kẻ lừa đảo hét giá mua vắc-xin Covid-19 trên dark web lên tới 1000 USD bằng đồng bitcoin Công ty an ninh mạng Check Point cho biết, người lẻ lừa đảo trên dark web đã đăng quảng cáo bán vắc-xin Covid-19, đồng thời yêu cầu thanh toán bằng bitcoin nhưng không hề giao hàng. Theo công ty an ninh mạng Check Point, một số người đã rao bán vắc-xin Covid-19 trên dark web và yêu cầu người mua phải thanh toán...