Bị loại sau 40 năm thăng trầm, nhiều phụ huynh tiếc nuối sách giáo khoa công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại
Sau 40 năm ap dung giang day ở nhiều nơi, sach giao khoa lơp 1 công nghê giao duc cua GS. Hô Ngoc Đai bi hôi đông quôc gia thâm đinh sach giao khoa loai tư vong đâu tiên, khiên dư luân không tranh khoi băn khoăn. Đăc biêt, nhiêu phu huynh đanh gia tich cưc vê nhưng gia tri ma công nghê giao duc mang lai.
Mơi đây, bộ sách giao khoa công nghê giao duc đa được áp dụng giảng dạy từ 1978, nhận nhiều phản hồi tích cực, bị hội đồng quốc gia thẩm định sach giao khoa loại từ vòng 1.
Thậm chí, sách Tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục con bị 15/15 thành viên hội đồng xếp loại “không đạt” với gần 300 nội dung, chi tiết cần sửa, cần bỏ. Trong đo, phần lớn là những nội dung bi hội đồng đanh gia la “vượt chương trình” hay “quá khó với học sinh lớp 1″.
Thăng trâm 40 năm đươc giang day trong hoc đương
Tuy nhiên, bộ sách giao khoa công nghê giao duc hoan toan không phải là môt công trình nghiên cứu mới, đa được triển khai dạy học trong nhiều nhà trường suốt 40 năm qua. Trong thơi gian đo, đa tiêp cân khoảng 900.000 học sinh. Đến nay bộ sách nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các địa phương cho rằng sách đặc biệt có tính ứng dụng cao với trẻ lớp 1.
GS. Hồ Ngọc Đại mở trường Thực nghiệm công nghệ giáo dục tai Hà Nội tư năm 1978, ông phát triển bộ sách riêng phù hợp với phương châm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm. Một năm sau, cả nước thống nhất học chung bộ sách cải cách giáo dục lần thứ ba, riêng trường Thực nghiệm công nghệ giáo dục học sách của giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Đến năm 1986, nhận thấy có năm tới 650.000 học sinh lớp 1 bị lưu ban, nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Bình đa khuyến khích các địa phương học theo bộ sách nay, hương đên chương trình công nghệ giáo dục đươc nhân rông ra nhiêu tinh thanh.
Năm 2000, bộ GD&ĐT thống nhất một bộ sách giáo khoa chung trên toan quôc, sách công nghệ giáo dục bị đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ sách công nghệ giáo dục lớp 1 của GS. Hồ Ngọc Đại. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Tuy nhiên, phat hiên nạn ngồi nhầm lớp diễn ra phổ biến đên năm 2006, GS. Hồ Ngọc Đại luc nay đưa sách giáo khoa công nghệ giáo dục quay trở lại hoc đương. GS. Hô Ngoc Đai đa mở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số; va Lào Cai là địa phương đề nghị áp dụng đầu tiên.
Hai năm sau, bộ GD&ĐT đồng ý cho thí điểm bộ sách này ở 5 tỉnh gồm Tây Ninh, Kon Tum, Kiên Giang, Đắk Lắk, An Giang. Từ đó mỗi năm chương trình được nhân rộng thêm ở các tỉnh khác.
Đên năm 2013, thuật ngữ “thí điểm” đa được bỏ đi khi sách Tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục được xem là tài liệu, phương án dạy học chính thức để các tỉnh, thành lựa chọn.
Theo đó, phụ huynh nào đồng ý cho con học theo bộ sách Tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục thì học, còn phụ huynh nào không đồng ý, trường sẽ chuyển hoc sinh đo sang lớp khác. Tuy nhiên, nếu phụ huynh đã chuyển lớp cho con học theo bộ sách Tiếng Việt trước đó thì không thể chuyển ngược lại cho học bộ sách Tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục.
Thưc tê tai môt sô đia phương ap dung chương trinh nay, số lượng các trường đăng ký thực hiện dạy Tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục đa ngay môt tăng dần.
Tính đến năm học 2014-2015, ca nươc co 37 tỉnh thành áp dụng chương trình dạy học theo công nghệ giáo dục. Con số nay tiêp tuc tăng lên thanh 48/63 tinh thanh sau hai năm.
Video đang HOT
Ngay tư khi “thai nghen” đên khi hoan thanh bô sach giao khoa công nghê giao duc nay, GS. Hô Ngoc Đai đa co nhưng tinh toan ro rang: “Tôi đưa vào sách lớp 1 những thứ tốt đẹp nhất với mong muốn đất nước có một thế hệ khác, tự xác định được thời đại của mình. Trẻ con làm gì cũng có cái lý.
Vì vậy, người lớn không nên lấy mình làm khuôn mẫu cho trẻ con, bố mẹ không nên lấy mình làm chuẩn cho trẻ con, không có quyền áp đặt trẻ. Đặc biệt, bố mẹ hãy cho các con được hưởng những cái mới chưa ai có. Người lớn, giáo viên phải ‘chịu thua’ để dạy trẻ.
Tôi đã tính toán hết, cũng phải làm thực nghiệm mấy chục năm, nghiên cứu rồi điều chỉnh. Tôi dạy phép toán đại số cho học sinh lớp 1, hệ đếm, phép toán trên tập hợp. Đối với quá khứ của các vị là cao nhưng trẻ con chấp nhận được. Cái gì trẻ con chấp nhận được thì tôi tin, trẻ con làm được và chúng vui vẻ với điều đó thì sao gọi là quá sức được”.
Sau chăng đương 40 năm được nhiều trường phô thông áp dụng giảng dạy và nhận nhiều phản hồi tích cực, bộ sách giao khoa công nghê giao duc lai bât ngơ bị hội đồng quôc gia thẩm định sách giao khoa loại ngay từ vòng đầu tiên, vơi xếp loại “Không đạt”.
Theo ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng vu Giáo dục tiểu học, bộ GD&ĐT, hội đồng thẩm định sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới được thành lập theo Thông tư 33, mỗi môn ít nhất 7 người (luôn là số lẻ). Thành phần gồm các giáo sư đầu ngành về chuyên môn, giáo sư đang công tác ở đại học, ít nhất 1/3 là giáo viên đang dạy ở mọi vùng miền.
Sau khi nhận được bản thảo, thành viên trong hội đồng sẽ đọc trong 15 ngày với tinh thần tiếp cận, tìm hiểu độc lập, sau đó sẽ họp tập trung. Trong thời gian họp, hội đồng nghe tác giả bản thảo sách trình bày nội dung và quan điểm, sau đó có 3-5 ngày làm việc độc lập để có buổi phân tích, đưa ra kết luận với bản thảo sách giáo khoa vòng 1. Trong buổi này, tác giả viết sách sẽ đến nghe ý kiến.
Theo Thông tư 33, việc thẩm định sách giáo khoa có ba mức là “Đạt”, “Đạt nhưng cần chỉnh sửa” và “Không đạt”. Nếu “Đạt nhưng phải sửa”, tác giả sẽ có một tháng để sửa và nộp lại. Nếu “Không đạt”, tác giả và nhà xuất bản có quyền chỉnh sửa và đề nghị hội đồng thẩm định lại, được xem như thẩm định lần đầu.
GS. Hô Ngoc Đai khăng đinh sẽ không sửa, bởi công trình cua ông đã đươc thưc hiên băng cả một đời người.
Như vây, bô sach cua GS. Hô Ngoc Đai co thê chinh sưa va đê nghi đươc thâm đinh lai, nhưng ông khăng đinh sẽ không sửa, bởi công trình cua ông đã đươc thưc hiên băng cả một đời người. Nếu điều chỉnh đông nghĩa vơi viêc, bản thân ông không cẩn thận, không tính toán đến nơi đến chốn.
Niêm tiêc nuôi cua nhiêu phu huynh
Trươc thông tin nay, nhiêu phu huynh co con hoc chương trinh công nghê giao duc cua GS. Hô Ngoc Đai không khoi ngơ ngang.
Chi Hô Huyên (Ha Nôi) bay to sư tiêc nuôi: “Tôi sáng nay nghe thông tin nay mà ngỡ ngàng! Sao lại phủ nhận một phương phap đã thành công với hàng triệu học trò trong suôt mấy thập ky qua như vậy. Nói môt cach đơn giản là cách truyền thống đi từ ảnh đến âm cũng đâu hoàn hảo, đi như cach cua GS. Hô Ngoc Đại, từ âm đến ảnh cũng chắc chắn không hoàn hảo. Nhưng quan trọng là điêu đo không hề sai! Nếu kết hợp được cả hai cách vào thành một thì mới là lý tưởng. Nhưng trẻ em thì không thể tiêu hoá được nhưng cai goi la hoan hao ấy!”.
Chi Mai Anh, môt phu huynh co con hoc chương trinh công nghê giao duc chia se: “Phương pháp học Toán của công nghê giao duc, nói giỏi thì tôi không dám khăng đinh, nhưng tôi phai thưa nhân la các con sẽ đc phát triển tư duy logic rất tôt! Nghe nói học giải phương trình rồi tìm nghiệm co vẻ cao siêu lắm, nhưng thực tế, các con làm đươc bài rât tôt.
Hay như các con phân tích theo bộ phận và toàn thể ở dạng bài giải toán có lời văn, cách làm này rất rõ ràng, mạch lạc. Thứ mà tôi muốn cảm ơn thầy Đại nhiều nhất là bộ môn Giáo dục lôi sông, các con đươc học là môn học chính khóa. Quyển sách đươc viết vô cùng thực tế và hữu ích”.
Chia se vê hiêu qua cua bô sach giao khoa công nghê giao duc mang lai, chi Nguyên Thuy Hăng cho biêt: “Con tôi cũng học chương trình này và giờ đã lên lớp 4. Cả hai me con cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi con đã trải qua những năm tháng đầu cấp một cách vui vẻ và nhẹ nhàng. Giờ chỉ vì lý do nào đó mà phủ nhận cả môt công trình nghiên cứu cua môt vi giao sư đã dành tâm huyết cả đời cho sự nghiệp giáo dục thì không biêt phai noi sao!”.
Anh Bui Ngoc Phuc, môt phu huynh co con hoc chương trinh công nghê giao duc chia se: “Nói thật, nếu nói giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, vậy các con học chương trình sach giao khoa nào mà giảm tải, đến trường cảm thấy hạnh phúc là thành công rồi.
Anh Bui Ngoc Phuc, môt phu huynh co con hoc tai trương Thưc nghiêm cho biêt con rât yêu thich chương trinh công nghê giao duc.
Gia đinh tôi có hai con đều học trương Thực nghiệm, bạn bé mới lớp 4 thi chưa bàn đến, nhưng bạn lớn đã học đủ 9 năm tại Thưc nghiêm. Bây giờ, nêu hỏi con cảm thấy thế nào, bạn ý ngay lâp tưc tra lơi, con cảm thấy may mắn khi đươc học ở đó, đơn giản vậy thôi!”.
Chi Ngoc Hương (Ha Nôi) bay to: “Thực sự, nếu chương trình này không đươc ap dung nữa thì tôi phải nói rằng, con tôi quá may mắn khi đã vưa học xong. Với tình trạng viết sai chính tả ở khắp nơi nơi thi việc một đứa trẻ từ chưa biết chữ, sau 1 năm đã đọc được, viết được, nghe phát âm là ghi được chữ không sai chính tả thì không thể nói chương trình này không tôt được”.
Hiên tai, hội đồng thẩm định các môn đã làm xong vòng 1 và hiện chuẩn bị thẩm định vòng 2. Theo đánh giá chung của hội đồng là các tác giả rất tâm huyết, làm sách công phu, trách nhiệm. Tuy nhiên, một số sách ở môn thể dục, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, Toán, Tiếng Việt hay Đạo đức “Không đạt”.
Bản thảo sách giáo khoa lớp 1 “Đạt” sẽ được Bộ trưởng bô GD&ĐT công bố trong tháng 10. Từ năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 bắt đầu học những sách này.
Theo nguoiduatin
40 năm thăng trầm sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại
Bộ sách được áp dụng giảng dạy từ 1978, nhận nhiều phản hồi tích cực nhưng mới đây sách bị Hội đồng thẩm định quốc gia loại từ vòng 1.
Thông tin về bộ sách giáo khoa lớp 1 Công nghệ Giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại bị Hội đồng thẩm định quốc gia chấm không đạt ngay từ vòng đầu tiên, thu hút sự chú ý của dư luận.
Thậm chí, sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục bị 15/15 thành viên hội đồng xếp loại "không đạt" với gần 300 nội dung, chi tiết cần sửa, cần bỏ, phần lớn là những nội dung mà hội đồng cho rằng sách "vượt chương trình", "quá khó với học sinh lớp 1".
Điều đáng nói, bộ sách này không phải là công trình nghiên cứu mới, nó được triển khai dạy học trong nhiều nhà trường suốt 40 năm qua với khoảng 900.000 học sinh theo học. Đến nay bộ sách nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các địa phương, các phụ huynh cho rằng sách đặc biệt có tính ứng dụng cao với trẻ lớp 1.
Bộ sách Tiếng Việt - Công nghệ Giáo dục Lớp 1 của GS. Hồ Ngọc Đại.
Năm 1978, giáo sư Hồ Ngọc Đại mở trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục ở Hà Nội, ông phát triển bộ sách riêng phù hợp với phương châm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm.
Một năm sau, cả nước thống nhất học chung bộ sách cải cách giáo dục lần thứ ba, riêng trường Thực nghiệm học sách của giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Đến năm 1986, nhận thấy có năm tới 650.000 học sinh lớp 1 bị lưu ban, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Bình khuyến khích các địa phương học theo bộ sách của giáo sư Hồ Ngọc Đại, chương trình Công nghệ giáo dục vượt ra khỏi phạm vi trường Thực nghiệm.
Năm 2000, Bộ GD&ĐT thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước, sách Công nghệ Giáo dục bị đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.
6 năm sau, ngành giáo dục và đào tạo phát hiện nạn ngồi nhầm lớp diễn ra phổ biến, giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa sách giáo khoa Công nghệ giáo dục quay trở lại nhà trường, ông mở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số. Lào Cai là địa phương đề nghị áp dụng đầu tiên.
Đến 2008, Bộ GD&ĐT đồng ý cho thí điểm bộ sách này ở 5 tỉnh gồm Tây Ninh, Kon Tum, Kiên Giang, Đắk Lắk, An Giang. Từ đó mỗi năm chương trình được nhân rộng thêm ở các tỉnh khác.
Năm 2013, thuật ngữ "thí điểm" được bỏ đi, sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục được xem là tài liệu, phương án dạy học chính thức để các tỉnh, thành lựa chọn.
Tính đến năm học 2014 - 2015, 37 tỉnh thành áp dụng chương trình dạy học theo Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại. Hai năm sau, số lượng các tỉnh theo phương pháp này lên con số 48 trên 63 tỉnh thành cả nước.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại trao đổi với báo chí về thông tin bộ sách Công nghệ giáo dục bị Hội đồng thẩm định sách giáo khoa (Bộ GD&ĐT) chấm "không đạt".
Đầu tháng 9/2018, nhiều phụ huynh chia sẻ clip con họ tập đọc với phương pháp mới - đọc thơ qua các hình tam giác, ô vuông mà không đánh vần chữ khiến dư luận xôn xao, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều.
Thời điểm đó, giáo sư Hồ Ngọc Đại nói: "Tôi đưa vào sách lớp 1 những thứ tốt đẹp nhất với mong muốn đất nước có một thế hệ khác, tự xác định được thời đại của mình. Trẻ con làm gì cũng có cái lý.
Vì vậy, người lớn không nên lấy mình là khuôn mẫu cho trẻ con, bố mẹ không nên lấy mình làm chuẩn cho trẻ con, không có quyền áp đặt trẻ. Đặc biệt, bố mẹ hãy cho các con được hưởng những cái mới chưa ai có. Người lớn, giáo viên phải 'chịu thua' để dạy trẻ".
Trải qua gần 40 năm, được các trường áp dụng giảng dạy và nhận nhiều phản hồi tích cực, nhưng hôm qua (12/9), bộ sách bị Hội đồng thẩm định loại ngay từ vòng đầu tiên, bị xếp loại "Không đạt".
Được biết, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đánh giá theo 3 mức: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt". Những bộ sách được đánh giá "Đạt nhưng cần sửa chữa" có thể mang về sửa chữa, bổ sung và đề nghị Bộ GD&ĐT thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để xem xét lại. Điều này có nghĩa, bộ sách của giáo sư Hồ Ngọc Đại bị loại trực tiếp.
Chia sẻ với báo chí, GS. Hồ Ngọc Đại cho biết ông sẽ không sửa bởi công trình ấy ông đã làm cả một đời người. Nếu nói điều chỉnh có nghĩa là bản thân ông không cẩn thận, không tính toán đến nơi đến chốn.
"Tôi đã tính toán hết, cũng phải làm thực nghiệm mấy chục năm, nghiên cứu rồi điều chỉnh. Tôi dạy phép toán đại số cho học sinh lớp 1, hệ đếm, phép toán trên tập hợp. Đối với quá khứ của các vị là cao nhưng trẻ con chấp nhận được. Cái gì trẻ con chấp nhận được thì tôi tin. Trẻ con làm được và chúng vui vẻ với điều đó thì sao gọi là quá sức được", giáo sư Hồ Ngọc Đại nói.
Theo VTC
Sách của GS. Hồ Ngọc Đại bị loại: Có khách quan? Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại bị Hội đồng thẩm định quốc gia đánh trượt từ vòng 1, đồng nghĩa với việc, trong năm tới, học sinh sẽ dừng học bộ sách này. Sau khi thông tin công bố, xuất hiện ý kiến trái chiều. SGK Tiếng Việt lớp 1 của GS...