Bí kíp làm cà muối mắm Nghệ An ngon giòn bất bại
Cà muối chua hoặc cà muối sổi là món ăn dân dã của người dân Việt Nam trải từ đồng bằng Bắc bộ cho đến miền Trung. Chỉ cần một bát canh cua và bát cà muối là thành bữa cơm trưa. Trời có oi nắng đến mấy, có cơm canh cà là ăn vào cơm và quên hết mệt mỏi.
Trong các món cà muối, có lẽ cà muối mắm xứ Nghệ được nhiều người yêu thích nhất bởi đồ giòn sật của cà, thơm của mắm, dấm, riềng, vỏ mía, cay của tỏi, ớt xay và chua dịu của men cà muối. Với công thức đặc biệt gồm nhiều gia vị kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn, cà muối mắm Nghệ An nếu được chế biến sạch sẽ có thể bảo quản được cả năm, và mùa nào bạn cũng có cà muối để ăn.
Cà muối mắm Nghệ An có thể ăn kèm cùng nhiều món ăn khác nhau như canh cua, mỳ tôm, phở, chè đỗ đen hay các món có nhiều dầu mỡ.
Cách chọn cà pháo ngon
Để làm cà muối mắm ngon, việc lựa chọn những quả cà pháo chất lượng rất quan trọng. Thông thường, người dân xứ Nghệ thường chọn giống cà Đà Nẵng vì giống cà này có độ giòn ngon mà không loại cà pháo nào có được.
Cà để muối được chọn lọc kỹ càng, gồm những quả cà bánh tẻ, hái từ lứa thứ 2 trở đi. Quả cà có da trơn mịn, không bị rám, sần sùi và không bị sâu làm tổ bên trong. Bên cạnh đó, để có được một mẻ cà muối thơm giòn, bạn cần lựa chọn những quả cà có kích thước đồng đều. Cà không quá non hoặc không quá già. Cà non khi muối chua sẽ không thực sự giòn, vị không thơm và nhai không đã. Cà già giòn, nhưng ruột cà quá cứng và cũng không có vị thơm đặc trưng.
Công thức cà muối mắm Nghệ An
Chuẩn bị:
Vại hoặc lọ thủy tinh to có lắp đậy kínVỉ tre nén cà để cà không nổi lên mặt nước
Đá to nén cà
Nguyên liệu:
Cà pháo, 400g
Muối hột, 1 lít (để ngâm cà)
Tỏi xay
Ớt xay
Video đang HOT
Mía đập dập
Đường, 2 thìa canh
Dấm
Mắm Nghệ An ngon, 3 thìa canh
Nước đun sôi để nguội, 2 thìa canh
Sơ chế cà:
Bước 1 : Lọc chọn những quả cà bánh tẻ, không già cũng không non.
Bước 2 : Sau khi chọn cà xong, hong phơi cà ở chỗ khô thoáng và có chút ánh nắng khoảng 3 ngày để cà héo bớt.
Bước 3 : Tiếp đó, cắt bỏ hết cuống cà, nhưng không cắt quá sâu vào phần thịt quả (nếu không cà sẽ ngấm nhiều muối, ăn mặn và nhanh ủng).
Bước 4 : Rửa sạch cà, loại bỏ những quả sâu. Ngâm cà trong 100g muối và 3 thìa dấm ít nhất 3 giờ hoặc qua đêm để loại bỏ mùi hăng, chất độc và giúp cà trắng. Sau đó, vớt cà ra rổ cho ráo nước.
Muối cà:
Bước 1 : Rửa riềng sạch, gọt vỏ và giã riềng thật mịn. Có thể dùng máy xay nếu không có cối giã. Tiếp theo, giã hoặc băm ớt và tỏi. Trộn đều riềng, ớt và tỏi băm với nhau.
Bước 2 : Trần hỗn hợp riềng, ớt, tỏi băm và mía đập dập qua nước thật sôi để đảm bảo vệ sinh và giảm vị cay nồng của các gia vị. Sau đó, vớt ra cho ráo nước.
Bước 3 : Trong một chiếc bát trộn, trộn hỗn hợp riềng, ớt, tỏi, mía đập dập với 3 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh nước sôi để nguội và nửa thìa canh dấm. Nếu bạn cẩn thận hơn, có thể đun hỗn hợp nước mắm này sôi. Sau đó, chờ hỗn hợp nước mắm nguội trước khi trộn nước mắm và gia vị với cà.
Bước 4 : Cà sau khi rửa sạch, để ráo nước, cho cà vào hũ thủy tinh sạch. Đổ hỗn hợp nước mắm và gia vị vào trộn đều. Tùy theo khẩu vị của bạn, có thể cho thêm một chút nước mắm và ớt bột hoặc ớt tươi thái lát.
Bước 5 : Trộn và xóc đều để gia vị bao bọc toàn bộ các quả cà. Đặt vỉ tre lên trên. Tiếp đó, đặt 1 cục đá nặng đã rửa sạch lên trên để nén cà. Đậy nắp hũ thật chặt. Ngâm cà từ 3 – 4 ngày là có thể lấy ra ăn.
Với công thức làm cà muối nắm Nghệ An này, bạn hãy yên tâm. Cà không hề nhạt vì bạn đã ngâm cà trong nước muối nhiều giờ. Nhưng để cà ngấm gia vị ngon, bạn nên ngâm cà từ 3 tuần đến 1 tháng. Cà cũng sẽ không mặn vì liều lượng nước mắm, gia vị chua cay rất hài hòa. Các loại gia vị cay và dấm giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển và giữ cho cà pháo muối thơm, không bị ủng nát.
Với công thức này, bạn có thể bảo quản cà muối mắm trong tủ lạnh và ăn dần trong khoảng 4 – 6 tháng.
Cách làm và ăn cà không gây hại sức khỏe
Sở dĩ cà pháo độc bởi vì trong quả cà có chứa solanin và alkaloids, một loại chất độc có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc thậm chí là tử vong nếu ăn nhiều, đặc biệt là ăn cà muối xổi hoặc ăn sống.
Để giảm thiểu thấp nhất độc tố trong cà, cần làm cà muối đúng cách. Trước tiên là rửa sạch cà để loại bỏ chất kích thích tăng trưởng hoặc thuốc trừ sâu khi mua cà ngoài chợ.
Cắt sạch cuống cà, vì cuống cà chứa nhiều độc tố. Sau đó, ngâm cà đã cắt cuống trong nước muối loãng khoảng 15 phút để độc tố trong cà tiết ra. Tiếp theo, rửa sạch lại cà 1 – 2 lần nữa, sau khi ngâm cà trong nước muối.
Theo các nhà khoa học, lượng solanin trong cà pháo tươi cao gấp 5 đến 10 lần so với mức độ an toàn. Tốt nhất, chúng ta nên ăn cà pháo muối chua hoặc nấu chín vì khi đó độc tố trong quả cà sẽ giảm đi đáng kể.
Những ai không nên ăn cà
Theo Đông y, cà pháo có tính hàn, vậy nên những người có thể trạng yếu hoặc đang bị ốm không nên ăn cà. Ăn nhiều cà khi ốm có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó chịu và bệnh tật nặng thêm.
Phụ nữ mang thai không nên ăn cà vì cà sẽ làm tăng co bóp tử cung, liên quan đến việc sảy thai sớm và các biến chứng thai kỳ.
Phụ nữ sau sinh và phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn cà pháo vì cà có thể ảnh hưởng đến việc tạo sữa và chất lượng sữa cho em bé bú.
Ngoài ra, những người bị mắc bệnh tử cung và thị lực yếu cũng không nên ăn nhiều cà vì cà có thể gây rối loạn hoạt động của tử cung và ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.
Miền Trung chống chọi lũ dâng, núi lở
Mưa lớn cộng với việc hàng loạt thủy điện xả lũ đã khiến hàng ngàn căn nhà ở Nghệ An và Hà Tĩnh bị nhấn chìm. Trong khi đó, núi nứt, sạt lở cũng xuất hiện nhiều nơi
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, từ đêm 28 đến 30-10, tại Nghệ An có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400 mm/đợt, riêng phía Nam Nghệ An trên 500 mm/đợt.
Lũ lên nhanh đáng sợ
Mưa lớn cộng thêm việc hàng loạt nhà máy thủy điện như Châu Khê, Nậm Mô, Châu Thắng... xả lũ đã khiến hàng ngàn nhà dân ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh... ngập sâu trong nước từ 0,5-2 m.
Tại huyện Thanh Chương, cơ quan chức năng phải di dời hơn 1.000 hộ dân. Tại huyện Nghi Lộc, hơn 1.600 hộ bị ngập sâu. Mưa lũ còn khiến 2 người mất tích, 2 người bị thương, tính đến tối 30-10.
Chiều 30-10, ông Thái Thanh Quý, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, đã có chuyến thị sát ở huyện Nghi Lộc. Hiện huyện này có hơn 1.600 hộ dân bị ngập sâu. Ông Quý yêu cầu chính quyền địa phương kiên quyết sơ tán tất cả những người đang ở lại canh giữ tài sản với tinh thần bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân là trên hết.
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân khiêng xe máy qua một đoạn đường sạt lở ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An Ảnh: ĐỨC NGỌC
Tình hình mưa lũ cũng diễn ra phức tạp ở tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nước lũ đã tấn công hầu hết các huyện, thị của địa phương này. Các huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Lộc Hà, Vũ Quang, TP Hà Tĩnh... bị ngập sâu trong nước từ 0,5-2 m.
Tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, rạng sáng 30-10 đã xảy ra một trận lốc xoáy khiến hơn 30 nhà dân và nhiều công trình phụ bị tốc mái, cây cối bị gãy đổ. Mưa lũ cũng khiến Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân ngập sâu hơn 0,5 m. Để bảo đảm an toàn, lực lượng chức năng đã lập chốt chặn cả hai đầu Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã sơ tán hàng ngàn hộ dân ở các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Nghi Xuân.
Chiều 30-10, ông Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ, đã có chuyến thị sát tại xã Quang Vĩnh. Trên đường vào tiếp cận thôn Tiền Phong - nơi được xem là vùng ngập nặng nhất của xã Quang Vĩnh, 2 chiếc thuyền đưa đoàn đi giữa mênh mông nước. Theo ông Đức, toàn huyện có 5 xã bị nước lũ cô lập. "Đặc biệt là xã Quang Vĩnh, đến chiều 30-10 lũ đã dâng gần 2 m và đang tiếp tục lên nhanh" - ông Đức lo lắng.
Bà Trần Thị Tiến (ngụ thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh) cho hay chưa khi nào thấy nước lũ lên nhanh và cao như năm nay. "Trận lũ lịch sử năm 2010 cũng không lên nhanh và cao như bây giờ. Là dân sông nước nhưng thấy lũ về như thế này, chúng tôi hoang mang lắm" - bà Tiến lo lắng.
Sơ tán khẩn cấp hàng ngàn dân
Mưa lớn đã gây sạt lở núi ở nhiều huyện của Nghệ An như Kỳ Sơn, Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương, Hưng Nguyên... Ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, cho biết huyện đã sơ tán khẩn cấp hơn 200 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu sống gần các điểm sạt lở.
Tại huyện Thanh Chương, Quốc lộ 46B đoạn qua Rú Nguộc bị sạt lở nghiêm trọng phần ta-luy dương. Hàng trăm khối đất đá đổ ập xuống đường, xe cộ không thể qua lại. Trong khi đó, núi Rày ở xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên xuất hiện nhiều vết nứt lớn chạy dọc sườn, tổng chiều dài hơn 60 m. Huyện Hưng Nguyên đã sơ tán khẩn cấp 39 hộ dân sống dưới chân núi đến nơi an toàn.
Đến kiểm tra tại hiện trường, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, yêu cầu phải di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Ngày 30-10, Tỉnh ủy Nghệ An đã có công điện khẩn yêu cầu các bí thư cấp ủy, người đứng đầu chính quyền các cấp trong tỉnh trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng phó với mưa lớn và lũ lụt trên địa bàn. Trước mắt, tập trung ứng cứu người dân tại những nơi đang bị ngập; tổ chức di dời, sơ tán dân nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Chiều cùng ngày, Ủy ban MTTQ tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tổ chức mang hàng cứu trợ đến những hộ dân đang bị cô lập tại một số địa phương.
Trong khi đó, tại tỉnh Hà Tĩnh, mưa lớn sáng 30-10 đã khiến núi Quang Sơn thuộc địa bàn thôn 1, xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên xuất hiện vết sạt lở có chiều dài hơn 20 m, nằm sát vách nhà dân. Chính quyền đã di dời khẩn cấp 10 hộ gia đình với 38 nhân khẩu đến nơi an toàn. Ở xã Cẩm Lĩnh của huyện này, do sạt lở, lực lượng chức năng cũng phải di dời khẩn cấp 33 hộ dân.
Bé trai 13 tuổi bị nước lũ cuốn trôi khi đi câu cá với bố Trong lúc đi câu cá với bố tại vùng nước lũ, cháu Phúc (ở huyện Nam Đàn, Nghệ An) không may bị nước lũ cuốn trôi. Chiều 30/10, theo tin từ UBND xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn (Nghệ An), trên địa bàn vừa có 1 bé trai bị nước lũ cuốn trôi khi đi bắt cá với bố. Được biết, khoảng 16h30...