Bi kịch khi chọn nghề sư phạm chỉ vì được hỗ trợ tiền sinh hoạt và miễn học phí
Nếu em không chọn nghề giáo mà một nghề khác (y, dược…) như bao bạn bè thì giờ em đâu long đong, lận đận như vậy?
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, bên cạnh đó còn được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả sinh hoạt phí trong thời gian học tập tại trường. Đây là nội dung của Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạm vừa được Chính phủ ban hành ngày 25/9.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: etep.moet.gov.vn.
Mức hỗ trợ chi phí sinh hoạt được áp dụng thống nhất trong năm học và hàng năm được điều chỉnh theo tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng thực tế năm trước liền kề với năm học hiện tại do Nhà nước công bố.
Có thể nói, với sự hỗ trợ thế này sẽ có không ít học sinh giỏi con nhà nghèo, gia đình khó khăn hoặc đang lâm vào tình cảnh ngặt nghèo sẽ từ bỏ ước mơ cuộc đời để vào ngành sư phạm.
Kịch bản này sẽ được lặp lại như hơn mười năm về trước. Để rồi có biết bao giáo viên vào ngành không phải vì ước mơ làm nhà giáo mà chỉ vì được miễn tiền học phí?
Và có biết bao sinh viên giỏi ra trường nhưng vì một lý do gì đó thi tuyển vào ngành không đỗ để uổng phí cả tài năng. Và rồi, khi ân hận, nuối tiếc thì mọi chuyện cũng đã muộn rồi.
Câu chuyện buồn về một học sinh giỏi chọn đi sư phạm chỉ vì được miễn học phí
Thầy Lê Quốc Trung, Phó hiệu trưởng Trường chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, tỉnh Kiên Giang kể rằng:
Năm 2000, mình chủ nhiệm lớp chuyên toán. Đa phần các em chọn nghề đều theo y, dược, ngân hàng, bách khoa….và mình không “định hướng” bạn nào đi sư phạm….vì mình không muốn “lừa” tụi nhỏ….
Ấy vậy mà có một bạn nữ đi sư phạm Toán, bạn này học giỏi, siêng năng, tư duy tốt, chữ nghĩa đẹp, …nhiều ưu điểm cho một giáo viên tốt trong thì tương lai. Lý do: Miễn học phí, ra trường có chỗ dạy.
Rồi chuyện gì xảy ra? Thấm thoát 4 năm cũng học xong.
Video đang HOT
Em háo hức, với niềm tin hừng hực, một rừng nhiệt huyết dâng trào được trở về trường cũ với tấm bằng đại học sư phạm Toán loại giỏi.
Em dự thi…rồi giám khảo chấm em rớt…Em chưa hết bàng hoàng.
Em quyết tâm cao hơn nữa…Em lên Cần Thơ dạy kèm, ôn thi cao học và thi đậu.
Lúc này, bạn em đã có việc làm ổn định, có gia đình, có thu nhập ổn định rồi. Còn em quyết tâm học xong cao học, tốt nghiệp lại về tỉnh nhà thi tuyển giáo viên.
Một lần nữa em lại….rớt, em lại quay về Cần Thơ dạy kèm rồi lập gia đình về một huyện xa, một xã nhỏ với một ngôi trường be bé dạy toán.
Lời xin lỗi của thầy chủ nhiệm
Thầy xin lỗi em điều gì? Thầy xin lỗi em, thầy không đủ khả năng để lo cho em ăn học 4 năm đại học tại thời điểm đó chỉ vì cái lý do “Miễn học phí” của em !.
Thầy xin lỗi em, thầy không đủ uy tín để kết nối với một mạnh thường quân hoặc một tổ chức để lo cho em ăn học 4 năm đại học.
Thầy xin lỗi em, thầy không đủ “mối quan hệ” để can thiệp và tâm tình với giám khảo để có cái nhìn đúng về năng lực cả quá trình của em.
Thầy xin lỗi em, thầy không đủ “bản lĩnh” để can thiệp “mạnh mẽ” vào việc chọn nghề dạy toán của em ….vì sao lại cứ yêu toán đến thế cơ chứ…cho long đong đến vậy….?
Thầy xin lỗi em, thầy đã không đóng tròn vai của người đưa đò trọn vẹn!
Nếu em không chọn nghề giáo mà một nghề khác (y, dược…) như bao bạn bè thì giờ em đâu long đong, lận đận như vậy?
3,63 triệu đồng/tháng và ước mơ vào đại học
Câu chuyện trên đã cho ta thấy, nhà nước có chính sách thu hút nhân tài vào ngành sư phạm, nhưng lại chưa có hành lang hỗ trợ tuyển dụng họ.
Vì chuyện này, một số sinh viên nghèo dù học rất giỏi cũng khó có cơ hội đứng vào nghề. Đây chính là sự thiệt thòi lớn nhất của ngành giáo dục.
Với chính sách thu hút như thế, chắc rằng nhiều học sinh giỏi sẽ chọn sư phạm nhưng không vì đam mê mà vì học phí. Khi nhà giáo thiếu đi tình yêu, lòng nhiệt huyết với nghề thì có là giáo viên giỏi sự cống hiến vẫn bị hạn chế.
Thủ khoa kép Trường ĐH Hải Phòng: Hạnh phúc khi là sinh viên sư phạm
Tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ Văn với tấm bằng giỏi và là thủ khoa kép của Trường ĐH Hải Phòng, Nghiêm Thị Thùy Linh vinh dự được UBND TP Hải Phòng biểu dương, khen thưởng về những thành tích xuất sắc trong học tập.
Nghiêm Thị Thùy Linh trong lễ vinh danh học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu TP Hải Phòng năm 2020. Ảnh: Nguyễn Dịu
Thủ khoa ngành sư phạm
Ngày 24/10, UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ vinh danh 130 HS, SV xuất sắc tiêu biểu thành phố năm 2020. Nghiêm Thị Thùy Linh, SV Khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Hải Phòng (niên khóa 2016 - 2020) vinh dự được biểu dương với những thành tích xuất sắc trong học tập.
Trải lòng về niềm hạnh phúc khi là SV sư phạm, niềm vui với những thành quả vững chắc của bản thân trong quá trình học tập để trở thành "người đi gieo hạt giống tâm hồn", Linh cho biết: Từ bé với ước mơ trở thành nữ cảnh sát, được khoác lên mình bộ quân phục xanh lá, em đã chăm chỉ học tập và rèn luyện bản thân.
Với những thành tích vượt trội trong học tập, Linh thường được chọn thi các đội tuyển HS giỏi. Đặc biệt có khiếu viết và cảm thụ văn học nên Linh được tham gia vào đội tuyển thi HS giỏi môn Văn từ ngày còn học trung học. Em từng đoạt giải Nhì môn Văn thành phố cấp THCS, giải Ba môn Văn thành phố khi học THPT.
Thiếu điểm vào Trường Học viện Cảnh sát, Linh từ bỏ ước mơ vào ngành công an với sự thất vọng bởi bao cố gắng của bản thân và kì vọng của gia đình. Sau bao lựa chọn, Linh quyết định tự ôn luyện và đăng kí thi lại vào ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Hải Phòng. Kết quả đã không phụ lòng người và cái duyên với nghề giáo của em bắt đầu từ đây.
Với 25,5 điểm, Linh đứng trong tốp đầu HS đạt điểm thi THPT cao của Trường THPT Lê Quý Đôn. Linh vinh dự được là thủ khoa đầu vào Trường ĐH Hải Phòng.
Thùy Linh chia sẻ: 4 năm học ĐH là quá trình trưởng thành và thay đổi bản thân rất nhiều. Nhờ sự ủng hộ của gia đình, thầy cô, bạn bè, đặc biệt là được phát huy khả năng của bản thân trong lĩnh vực mình yêu thích, em cũng đạt được khá nhiều thành tích. Nó như một dấu ấn trong quãng thời gian SV tươi đẹp.
Thời gian học ĐH, Linh đạt học bổng loại giỏi, xuất sắc trong 8 kì học; giải Nhất cuộc thi "Sách nói - Hãy nghe và cảm nhận" của Trường ĐH Hải Phòng; 2 lần nhận bằng khen của Đoàn trường về thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên; 4 lần nhận Bằng khen của Trường ĐH Hải Phòng về thành tích xuất sắc trong học tập.
4 năm học đại học, Linh là cán sự lớp năng động nhiệt tình trong các phong trào học tập và các hoạt động của trường lớp. Em là ủy viên BCH Đoàn khoa Ngữ văn & KHXH, Ủy viên BCH Hội SV trường và là đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh TP Hải Phòng lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2017 - 2022).
Tốt nghiệp đầu ra Khoa Ngữ văn với số điểm xuất sắc 3,63/4, Linh có số điểm tốt nghiệp cao thứ 2 toàn trường và là thủ khoa kép Trường ĐH Hải Phòng.
Không ngừng học hỏi, cống hiến
Linh cho hay, được là sinh viên sư phạm là niềm hạnh phúc vô bờ. - Ảnh: NVCC
Không chỉ học giỏi, năng động trong các hoạt động của trường lớp, Linh còn giàu vốn sống, đam mê trải nghiệm. Khi còn là SV, Linh tự xin việc làm thêm, gia sư, phục vụ quán ăn, bán quần áo. Đặc biệt, em còn là chủ căn bếp làm bánh nhỏ bán online.
"Những công việc, trải nghiệm làm thêm thời SV cho em những nhìn rộng mở hơn về cuộc sống xã hội. Bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như được rèn luyện kĩ năng mềm. Em coi đó là một "khóa học" mà các bạn SV nên đăng kí để trải nghiệm", Linh trải lòng.
Chia sẻ về quyết định trở thành cô giáo dạy Văn bởi em thần tượng cô giáo của mình ngày còn học THPT. Chính cô là người truyền cảm hứng, đam mê môn Văn, giúp Linh nuôi dưỡng tình yêu với môn học này.
Vừa ra trường, Linh không xin vào công tác tại một trường công lập mà cô đã đăng kí thi vào trường liên cấp quốc tế. Hiện tại, Linh làm việc với vai trò là GV chủ nhiệm kiêm giảng dạy bộ môn Ngữ văn THCS.
Là GV trẻ, giàu nhiệt huyết, khát khao cống hiến và ra trường trong thời điểm ngành Giáo dục có nhiều đổi mới, Linh luôn tâm niệm bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa. Ngoài tự nghiên cứu, cô tham gia các khóa đào tạo kĩ năng chuyên môn do trường tổ chức và luôn học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp về những kỹ năng, phương pháp giáo dục mới.
Linh tâm đắc với câu nói của Albert Einstein: "Nghệ thuật tuyệt đỉnh của giáo dục là khơi dậy niềm hạnh phúc được học tập và sáng tạo". Vậy nên trong suốt quá trình học tập dưới mái trường sư phạm, cô luôn chăm chỉ học tập để có nền tảng kiến thức tốt phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời, cô luôn trau dồi cho mình vốn sống với những hiểu biết xã hội và thường gần gũi HS để hiểu tâm lý, cùng các em chia sẻ tâm tư, tình cảm với mong muốn khơi gợi niềm đam mê, truyền cảm hứng học tập cho học trò.
Với Linh, GV giỏi không phải là chỉ có chuyên môn, giảng dạy kiến thức tốt mà còn phải truyền cảm hứng cho HS. Với môn Văn, Linh mong muốn học sinh sẽ yêu thích, hứng thú, chủ động chiếm lĩnh tri thức. Từ những ngữ liệu văn học các em được vận dụng vào thực tế cuộc sống, bồi đắp tình cảm nhân văn cho tâm hồn.
Với em niềm hạnh phúc lớn nhất là được học tập và rèn luyện để trở thành "người truyền lửa". Em luôn tin yêu, tự hào về lựa chọn của bản thân và sẽ nỗ lực, gắn bó với lựa chọn đó. Thủ khoa kép Nghiêm Thị Thùy Linh
Thách thức về đổi mới, đào tạo giáo viên Những năm qua, việc sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm, việc tăng chất lượng đầu vào, việc có ưu đãi cho sinh viên sư phạm để thu hút người tài cho sự nghiệp giáo dục đã được tính đến, có chính sách gợi mở, và đã có những quy định chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, đổi mới căn...