Bi kịch của thần đồng từng là sinh viên ĐH Bắc Kinh từ năm 13 tuổi
Gặt hái được nhiều thành tựu từ khi còn nhỏ, Bao Yuyang, ở Vũ Hán, Trung Quốc, nhanh chóng nổi tiếng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cậu bé thiếu kỹ năng sống và cách cư xử kém.
10 tuổi bắt đầu vào trung học phổ thông, 13 tuổi chính thức trở thành sinh viên trẻ nhất của ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) – đó là những gì miêu tả về thần đồng Toán học Bao Yuyang, ở Hồ Bắc. Nhiều người đã từng đặt kỳ vọng về cậu bé này.
Nhưng “ thiên tài chín ép” sau đó gây thất vọng bởi cách cư xử khiếm nhã, thiếu tôn trọng người khác. Cuối cùng, tài năng của Bao Yuyang lóe sáng rồi vụt tắt khiến nhiều người tiếc nuối.
Tài năng gây chú ý
Bao Yuyang sinh năm 1991, ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống nghiên cứu, cha làm giảng viên đại học, mẹ là nghiên cứu sinh tại nước ngoài, Bao sớm chứng minh được tài năng hiếm có của mình.
Bao Yuyang. Ảnh: Sina.
Thời điểm những năm 2000, Bao gây chú ý trong cộng đồng cha mẹ và người dân Trung Quốc bởi thành tích đặc biệt. Theo Sina , Bao chỉ mất 8 năm để học toàn bộ kiến thức, chương trình học của ba cấp Tiểu học, THCS và THPT.
Trong đó, Bao học Tiểu học hết 4 năm và THCS chỉ với một năm. Cậu được đặc cách tuyển thẳng vào khối THPT của ĐH Sư phạm Huazhong danh tiếng tại Hồ Bắc.
Bạn bè của Bao chia sẻ cậu bé là người có “trí nhớ siêu phàm”. Đề bài đưa ra Bao chỉ đọc một lần là có thể nhớ hết. “Có lần, cậu ấy còn thuộc lòng hơn 30 bài tập và cách giải của kỳ thi Toán Olympic”, một bạn học không khỏi ngưỡng mộ.
Nhiều người gọi Bao là thần đồng với tài năng thiên bẩm. Tuy nhiên, cha của Bao, ông Bao Liangyan, trong một cuộc phỏng vấn năm 2004, chia sẻ con trai mình chỉ như những đứa trẻ khác. Theo người cha này, điểm khác biệt của Bao chính là việc phát triển trí tuệ tương đối sớm.
Khi học lớp 3, Bao đã bị các cuốn sách hóa học vô cơ trong tủ tài liệu giảng dạy của cha hấp dẫn. Say mê với kiến thức hàn lâm, cậu bé này ngày ngày ôm những cuốn tài liệu, đọc ngấu nghiến. Chỉ sau 10 ngày, đêm, Bao đọc xong cuốn tài liệu hóa học vô cơ của cha.
Bước vào năm thứ 3 trung học, vóc dáng của nam sinh vẫn thấp bé so với các anh chị khác. Chính vì vậy, dù rất say mê hóa học và những thí nghiệm kỳ bí, cậu khó thực hiện được chúng. Bao quyết định chuyển sang theo đuổi ngành Toán học, giải mã những con số bí ẩn.
Video đang HOT
Cha của Bao dạy con dựa trên phương pháp giáo dục sớm, khai phá khả năng, đam mê từ nhỏ. Ảnh minh họa: Freepik.
Cha của Bao cũng khẳng định con trai ở trường có thành tích học tập ở mức tốt, không phải người đứng đầu. “Bao không phải thần đồng gì cả. Con trai tôi chỉ là được giáo dục sớm đúng cách tại nhà, khơi dậy hứng thú học tập trong trẻ, để cháu chủ động tìm hiểu kiến thức, khám phá vấn đề”, người cha khiêm tốn nói.
Ông cũng cho biết thêm bản thân là người làm trong ngành giáo dục nên rất chú trọng việc dạy trẻ từ sớm. Từ khi Bao một tuổi, ông và vợ đã dán những từ vựng trên tủ lạnh và đọc to nó hai lần. Ông không ngờ rằng sau đó, con trai có thể phát âm lại theo những gì cha mẹ đã đọc.
“Tôi rất thích thú và cho rằng con có trí nhớ tốt nên đã lên kế hoạch, thử nghiệm các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ”, người cha nói.
Cha của Bao luyện thư pháp mỗi ngày và cậu bé rất thích thú, chăm chú ngồi bên cạnh xem cha viết chữ.
Chính vì thế, đến năm 3 tuổi, Bao đã ghi nhớ hơn 2.000 ký tự và có thể tự đọc sách. 5 tuổi, cậu bé được cho đến thư viện, tự mình tìm kiếm cuốn sách yêu thích và khám phá nó.
Năm 2004, trường ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) đã gửi thư trúng tuyển, đặc cách cho Bao trở thành sinh viên của trường. Thời điểm đó, cậu là sinh viên trẻ nhất của trường ĐH Bắc Kinh. Trước Bao, một thần đồng khác là Tian Xiaofei (sinh năm 1971) cũng lập thành tích này.
Dù ông Liangyan không thừa nhận con là thần đồng nhưng truyền thông Trung Quốc dành không ít lời khen ngợi cho Bao. Họ gọi cậu bé này là “thiên tài Toán học nhí”, “tài năng hiếm có”.
Bi kịch của thần đồng “sớm nổi chóng tàn”
Ngày 14/2/2004, phóng viên của tờ Beijing Youth Daily đã tới và phỏng vấn Bao. Khi phóng viên bước vào nhà, anh ta bắt gặp cậu bé mặc đồ đỏ ngồi trên ghế sofa xem tivi. Thấy có người lạ bước vào, cậu bé lập tức chạy vào phòng và đóng cửa lại, không cất tiếng chào. Một lúc sau, Bao trở lại và toe toét cười với phóng viên. Cậu bé không nói chuyện mà thỉnh thoảng quay sang ngắt lời cha: “Cha đừng nói nữa, dừng lại đi, cha lại nói sai rồi”.
Sau đó, phóng viên phỏng vấn riêng “thần đồng nhí”. Có lẽ vì chưa quen và vẫn còn là một thiếu niên hiếu động, Bao đưa câu trả lời cụt lủn, thiếu kính ngữ.
Beijing Youth Daily cũng phỏng vấn giáo viên trong lớp của Bao. Vị giáo viên giấu tên cho rằng cậu bé này rất thông minh nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu sót. “Em ấy là nhà khoa học chân chính, ngoài kiến thức thông thường còn có nhiều hiểu biết về triết học. Tuy nhiên, những môn như tiếng Trung, Anh văn, nghệ thuật kém đến mức thảm hại. Điều này rất bất lợi cho Bao khi tiếp xúc xã hội sau này”, vị giáo viên nói.
Ông cũng cho rằng Bao sớm phải sống tự lập, một mình, làm quen với môi trường đại học đòi hỏi tính tự lập cao. Tuy nhiên, sự chuẩn bị của cậu bé là chưa đủ. “Bao vẫn có tâm lý tự cao, điều mà nhiều đứa trẻ sớm có chút thành tựu hay mắc phải. Cậu bé cũng thường xuyên bỏ học, vắng mặt tại giảng đường. Nếu cứ như thế, tôi e rằng Bao khó lòng hòa nhập và tiến xa hơn trong tương lai”, thầy giáo cảnh báo.
Bị ép trưởng thành quá nhanh, nhiều trẻ thiếu hụt kỹ năng sống, trở thành những “thần đồng chín ép”. Ảnh minh họa: Freepik.
Một số người tại Đại học Bắc Kinh, khoa mà Bao theo học cho rằng cậu bé khá cô đơn và không có nhiều mối quan hệ. “Khoảng cách tuổi tác khiến chúng tôi khó giao tiếp với nhau. Bao còn rất nghịch ngợm, thường xuyên gây sự, làm ồn, ảnh hưởng người khác. Thậm chí, có lần, trong phòng tự học, Bao bất ngờ hét lên, gây ồn ào rồi khóc”, nam sinh nói.
Tuy nhiên, những người này cũng thừa nhận khả năng của Bao trong lĩnh vực Toán và Hóa học rất đáng ngưỡng mộ. Tiếng Anh và tiếng Trung của Bao lại kém nhất lớp.
“Các bài luận ở trường đều là đề mở, mang hướng tranh luận, bày tỏ quan điểm. Bao không đạt yêu cầu cũng hợp lý bởi cậu bé mới 13 tuổi, chưa thể hiểu hết về cuộc sống và các vấn đề xung quanh để nói ra suy nghĩ của mình”, hiệu trưởng Ye Xinian của trường ĐH Bắc Kinh lý giải.
Đây không phải lần đầu tiên một thần đồng, thiên tài tại Trung Quốc khó có thể phát triển tiếp khi thành công quá sớm. Trường hợp điển hình là Tô Lưu Dật (20 tuổi, ở Sơn Đông). Cậu bé hoàn thành chương trình bậc tiểu học trong 2,5 ngày và học xong cấp hai sau 1,5 năm. 10 tuổi, Lưu Dật đã đỗ đại học.
Tuy nhiên, Tô Lưu Dật hiếu động, nghịch ngợm, có nhiều hành động kỳ quặc. Em không tập trung lắng nghe giảng viên mà đùa nghịch, làm phiền anh chị xung quanh. Vì thế, sau đó, Lưu Dật phải tạm dừng việc học vì thấy chưa phù hợp lứa tuổi.
Tô Lưu Dật hay Bao Yuyang là những “thần đồng chín ép”. Các em có tài năng hiếm có nhưng lại thiếu khuyết kỹ năng sống. Chính điều đó khiến những đứa trẻ này như ngôi sao băng vụt sáng rồi chợt tắt, khó lòng tiến xa trong tương lai.
Học siêu đỉnh, thủ khoa đại học nhưng lại bị 11 trường ở Mỹ bỏ qua, 8 năm sau anh trở lại và nói: Cám ơn vì đã nói câu từ chối!
Ngay từ nhỏ, anh đã chứng tỏ mình là một thần đồng với điểm học tập cao ngất ngưởng và là thủ khoa đại học đầu vào của trường đại học danh tiếng.
Li Taibo được xem là một học sinh xuất chúng ngay từ nhỏ với thành tích học tập đáng nể. Anh có đam mê đọc sách và có thể ngồi hàng giờ liền nghiền ngẫm bất kỳ cuốn sách nào có trong tay.
Khi đến trường, anh cũng bắt đầu học tập như bao bạn bè đồng trang lứa, tuy nhiên điểm của các bài kiểm tra cho thấy anh vượt xa tất cả các bạn khác trong lớp đến nỗi giáo viên cũng phải ngạc nhiên. Được biết, không chỉ học giỏi, anh còn là một tài năng trong việc lãnh đạo. Thời đi học, Li Taibo từng giữ chức chủ tịch hội học sinh và luôn năng động, tích cực trong mọi phong trào. Anh thường đề xuất những ý tưởng sáng tạo, độc đáo cho nhà trường. Không những thế, anh cũng từng bày tỏ ý kiến về những cải cách, canh tân thế giới.
Ngoài ta, Li Taibo cũng có những tài năng và niềm yêu thích khác ngoài chuyện đọc sách. Anh thích hội họa, bóng đá và đặc biệt là âm nhạc. Nhiều học sinh từ bỏ những buổi học ngoại khóa cho những bộ môn này để tập trung cho kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng anh vẫn dành thời gian để luyện chơi đàn piano 2 giờ mỗi ngày. Với một thần đồng như anh, chuyện này cũng không làm ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Vào thời điểm đó. Đại học Bắc Kinh đã trao cho anh một suất học bổng và tuyển thẳng anh vào trường mà không cần phải thi đại học, Tuy nhiên, anh muốn chứng minh năng lượng của mình nên đã từ chối lời đề nghị trên và tham gia kỳ thi tuyển sinh như những học sinh khác. Năm đó, Li Taibo đã xuất sắc đạt 703 điểm và trở thành thủ khoa đầu vào đại học Bắc Kinh. Các phương tiện truyền thông đã dành sự chú ý đặc biệt về thành tích đáng ngưỡng mộ này của anh.
Tuy nhiên, khoảng thời gian đẹp đẽ ấy chẳng kéo dài được bao lâu vì mọi thứ dường như trở nên khó khăn hơn sau đó.
Tuy đã được nhận vào trường đại học danh tiếng nhất nhì Trung Quốc, Li Taibo vẫn nung nấu quyết tâm đi du học để mong tiếp xúc và trải nghiệm những môi trường giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Thế nhưng, điều kiện kinh tế trung bình từ khoản thu nhập không quá cao của bố mẹ không thể hỗ trợ cho anh có chi phí để hoàn thành giấc mơ ấy. Anh đã đấu tranh tư tưởng một thời gian dài cho đến nửa cuối năm hai để quyết định nộp đơn vào 11 trường Đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ.
Anh khá tự tin vào điểm số và thành tích của mình và tin chắc mình sẽ có suất học bổng tại quốc gia này Nhưng thật bất ngờ, anh bị từ chối đồng loạt bởi 11 ngôi trường trên. Tin xấu này khiến những mộng tưởng của chàng trai 20 tuổi bị tan thành mây khói. Anh vẫn chưa hiểu tại sao mình có thể trượt một cách vô lý như thế. Lúc này, một lần nữa truyền thông lại đổ dồn sự chú ý về anh nhưng là với sự dè bỉu, nghi ngờ năng lực. Báo chí cho rằng anh là tên mọt sách, chỉ biết học nhưng không có nền tảng kinh nghiệm.
Anh bắt đầu rơi vào trạng thái khủng hoảng và sang chấn tâm lý. Trong suốt thời gian ấy, anh nhận ra rằng thay vì để mình bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực này, mình phải cho họ thấy năng lực thực sự của mình bằng cách dũng cảm đứng lên thể hiện mình một lần nữa. Anh nói rằng: "Sự từ chối của các trường Đại học Mỹ không có nghĩa tôi là một tên mọt sách ngu ngốc, tôi còn trẻ, thông minh và tài năng. Mọi thứ đều có thể xảy ra trong tương lai."
Li Taibo quyết định đứng dậy, bắt đầu lại từ đầu bằng việc trở thành sinh viên khoa Điện tử, Đại học Thanh Hoa. Với quan điểm xã hội sẽ phát triển nhờ những bước nhảy vọt của công nghệ điện tử, anh hy vọng ngành học của mình sẽ trở nên có ý nghĩa trong tương lai. Với thành tích học tập đặc biệt xuất sắc trong năm đầu tiên, anh được đại học Hồng Kông liên tục đề nghị trao cho anh một suất học bổng và tuyển thẳng anh vào trường. Tại đây, anh được tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để học tập, nhưng giấc mơ du học trong anh chưa bao giờ tắt. Thế nên, chỉ một năm sau khi học tại Hồng Kông, anh đã tìm đến Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ để lấy bằng kép về kỹ thuật điện tử và khoa học máy tính.
Sau đó, anh đến Đại học Cambridge ở Anh với tư cách là một sinh viên trao đổi. Vào mùa thu năm 2017, Li Taibo chuẩn bị đến Đại học Hopkins để theo đuổi bằng tiến sĩ kép về y học và triết học.
Đằng sau những thành tích tuyệt vời ấy là một sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng nghỉ. Với một sinh viên quốc tế, anh gặp các vấn đề ngôn ngữ trong giao tiếp. Anh không thể diễn đạt ý của mình một cách trôi chảy bằng tiếng Anh nhưng đó không phải là rào cản để anh tiến tới những thành công.
Sau khi tốt nghiệp, Li Taibo đã nói rằng: "Cám ơn vì đã từ chối!". Anh tâm sự, chính vì những lời từ chối ấy mà cậu sinh viên ngày nào đã biết phấn đấu hơn, gạt qua những trở ngại để tìm đến những đỉnh cao mới. Anh đã chứng minh mình không phải là một tên mọt sách thông thường chỉ biết chúi mũi vào sách vở mà giờ đây ai cũng thấy anh đáng nể đến chừng nào.
Đại học nào tốt nhất Trung Quốc? Theo xếp hạng của Times Higher Education (THE), hai đai học Thanh Hoa và Bắc Kinh chia nhau hai vị trí đầu tiên, kế đó là Đại học Phục Đán. THE công bố bảng xếp hạng vào tháng 10/2020, top 10 trường tốt nhất Trung Quốc như sau: Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh tiếp tục củng cố hai vị...