Bi kịch của điểm kém
Một cháu bé lớp 6 ở Hà Nội vừa nhảy lầu tự tử đã đặt ra nhiều câu hỏi trong dư luận xã hội. Nguồn tin từ các báo cho biết, nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm nói trên là do em có điểm thi không tốt.
Ảnh minh họa
Đó mới chỉ là giả thiết, chứ nạn nhân không để lại bất cứ một dòng chữ tuyệt mệnh nào để nói về nguyên nhân dẫn đến điều đau buồn nói trên. Nhưng nếu giả thiết “vì điểm không tốt” là nguyên nhân, thì chúng ta cũng nên mổ xẻ chung quanh câu chuyện điểm số qua mỗi lần thi cử này.
Điểm số là điều dĩ nhiên trong hệ thống giáo dục ở mọi quốc gia. Nó là thước đo để đánh giá năng lực của mỗi học sinh, qua đó sẽ cổ vũ những em học giỏi; đồng thời rèn luyện thêm cho những học sinh chưa đạt yêu cầu. Nếu chỉ vậy thôi thì sẽ không có những bi kịch như đã xảy ra mà chúng ta từng biết lâu nay. Học sinh “điểm kém” sẽ tìm đến cái chết nếu phụ huynh vẫn còn lấy điểm số ra để so bì hoặc khoe khoang về năng lực của con em mình.
Video đang HOT
Bố mẹ hay hỏi con “tại sao lại như thế?”, khi con đạt điểm số không như mong muốn chứ hiếm khi hỏi con “thích học môn nào nhất?”. Nếu con chỉ thích mỗi môn ấy thì hẳn sẽ không bao giờ đạt “học sinh giỏi”, thậm chí có khi phải ở lại lớp nếu môn mà em ấy thích là môn nhảy xa hoặc đá bóng chẳng hạn. Trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh, học sinh được xếp loại học lực giỏi ắt sẽ thành đạt. Quan niệm tấm bằng đại học như là chiếc phao duy nhất để con cái khỏi chìm trong bể đời đã khiến nhiều bậc phụ huynh cay cú mỗi khi con mình thi trượt hoặc bị điểm kém.
Nhiều người ngoài miệng vẫn nói “tôi không gây áp lực cho con trong học tập”, nhưng luôn khoe điểm 10 của con lên Facebook, điều ấy còn hơn cả việc gây áp lực cho con. Vì vậy, nhiều em học sinh học vì cha mẹ chứ không phải học cho bản thân mình. Không bao giờ các em bộc lộ sở thích của mình nếu như điều đó bố mẹ em không hài lòng. Được biết, trong đội tuyển Việt Nam đang thi đấu ở AFF Cúp năm nay, có nhiều em từng thi đỗ vào các trường chuyên danh giá, nhưng sẵn sàng từ bỏ để theo đuổi đam mê của mình với trái bóng tròn. Chưa biết rồi mai đây, cái gọi là “sự nghiệp” của những cầu thủ ấy sẽ đi đến đâu, song chúng ta ngưỡng mộ họ vì họ dám bỏ qua những gì được gọi là “kỳ vọng” của cha mẹ để theo đuổi điều mình thích, đó là đá bóng.
Điểm kém chưa hẳn đã là… kém, là sẽ không thành đạt trong tương lai. Và ngược lại, luôn luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi chưa hẳn sẽ là người thành danh mai sau. Có trăm nẻo để vào đời chứ không cứ gì phải điểm chín, điểm mười thì mới thuận buồm xuôi gió. Vì thế, không nên gây áp lực cho con về điểm số để rồi phải ân hận suốt đời.
Đừng để phải ân hận
Câu chuyện một cháu bé lớp 6 ở Hà Nội nhảy lầu mới đây đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ.
Ảnh minh họa/INT
Nguồn tin từ các báo cho biết, nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm nói trên là do em cảm thấy không đáp lại kỳ vọng của bố mẹ.
Đó mới chỉ là giả thiết chứ nạn nhân không để lại bất cứ một dòng chữ tuyệt mệnh nào để nói về nguyên nhân dẫn đến điều đau buồn nói trên. Nhưng nếu giả thiết "vì điểm không tốt" là nguyên nhân thì chúng ta cũng nên mổ xẻ xung quanh câu chuyện này.
Điểm số là điều dĩ nhiên trong hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia. Nó là thước đo để đánh giá năng lực của mỗi học sinh, qua đó sẽ cổ vũ những em học giỏi, đồng thời rèn luyện thêm cho những học sinh chưa đạt yêu cầu.
Nếu chỉ vậy thôi thì sẽ không có những bi kịch mà chúng ta từng biết lâu nay. Học sinh "điểm kém" sẽ tìm đến những sự lựa chọn tiêu cực như một tất yếu nếu điểm số còn được mang ra để so bì hoặc khoe khoang, hoặc xem đó là thước đo duy nhất để đánh giá về năng lực của các em và thành tích của nhà trường.
Cha mẹ hay hỏi con "tại sao lại như thế?" khi con đạt điểm số không như mong muốn chứ hiếm khi hỏi con "thích học môn nào nhất?". Nếu con chỉ thích mỗi môn ấy thì hẳn sẽ không bao giờ đạt "học sinh giỏi", thậm chí có khi phải ở lại lớp nếu môn học ưa thích là... nhảy xa hoặc đá bóng chẳng hạn.
Trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh, hễ con em được xếp loại học lực giỏi ắt sẽ thành đạt. Cứ thi đỗ đại học, mọi vinh quang sẽ đến với mình. Quan niệm tấm bằng đại học như là chiếc phao duy nhất để con cái khỏi chìm trong bể đời đã khiến nhiều bậc cha mẹ cay cú mỗi khi con mình thi trượt hoặc bị điểm kém.
Nhiều người ngoài miệng vẫn nói "tôi không gây áp lực cho con trong học tập" nhưng luôn khoe điểm 10 của con lên mạng xã hội, điều ấy còn hơn cả việc gây áp lực cho con. Chính vì vậy, nhiều em học vì cha mẹ chứ không phải học cho bản thân mình. Không bao giờ các em bộc lộ sở thích của mình nếu như điều đó làm cha mẹ em không hài lòng.
Được biết trong đội tuyển Việt Nam đang đá Cúp Đông Nam Á, có nhiều em từng thi đỗ vào các trường danh giá nhưng sẵn sàng từ bỏ để theo đuổi đam mê của mình với trái bóng tròn.
Chưa biết rồi mai đây, cái gọi là "sự nghiệp" của những cầu thủ ấy sẽ đi đến đâu, song chúng ta ngưỡng mộ họ vì dám bỏ qua những gì được gọi là "kỳ vọng" của cha mẹ để theo đuổi điều mình thích, đó là đá bóng.
Người hâm mộ sẽ không có những khoảnh khắc vỡ òa khi xem những cầu thủ này thi đấu nếu như những bạn ấy "vâng lời" cha mẹ theo học một trường chuyên nào đấy.
Điểm kém chưa hẳn đã là... kém, là sẽ không thành đạt trong tương lai. Và ngược lại, luôn luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi chưa hẳn sẽ là người thành danh mai sau. Có trăm nẻo để vào đời chứ không cứ gì phải điểm chín, điểm mười thì mới thuận buồm xuôi gió. Vì thế, không nên gây áp lực cho con về điểm số để rồi phải ân hận suốt đời.
Hàng loạt trường Đại học ở Hà Nội công bố phương thức tuyển sinh 2022 Phương án xét tuyển ĐH 2022 đang được các trường công bố với xu hướng gia tăng các phương thức tuyển sinh, kết hợp các nhóm trường dùng chung kết quả thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực. Hàng loạt trường thông tin phương án xét tuyển ĐH 2022 Tiếp theo thông tin về các đợt thi đánh giá năng lực...