Bi hài chấm thi: Hễ có “đàn bà” là có điểm
Có thí sinh ghi đáp án là “người đàn ông đánh người đàn bà”, hoàn toàn không dính gì đến đáp án, giám khảo không thể cho điểm nhưng thanh tra buộc phải cho điểm tối đa vì có “đàn bà” trong đáp án.
Theo kế hoạch của ngành GDĐT, chậm nhất trong ngày 16-6 việc chấm thi phải hoàn thành để ngày 18-6 công bố kết quả thi tốt nghiệp. Năm nay, lần đầu tiên, các sở GDĐT của 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã họp tại Cần Thơ và thống nhất đáp án chấm thi tốt nghiệp. Nhiều giáo viên khẳng định rất nhiều bài viết ngô nghê, lẽ ra chỉ đáng nhận 2 – 3 điểm, giám khảo đã phải chấm đến 7 – 8 điểm.
Liên quan đến đáp án câu 1 trong đề thi về đoạn cuối truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nhiều thí sinh viết “người đàn bà bị chồng đánh” hoặc “người đàn bà ngăn cản con đánh chồng” cho dù so với câu hỏi thì đó là câu trả lời hoàn toàn không chính xác, giám khảo vẫn phải cho điểm!
Video đang HOT
Các giám khảo ở Long An chấm bài dựa vào “hướng dẫn” được ghi trên bảng
Bi hài hơn, có thí sinh ghi đáp án là “người đàn ông đánh người đàn bà”, hoàn toàn không dính gì đến đáp án, giám khảo không thể cho điểm nhưng thanh tra buộc phải cho điểm tối đa vì có “đàn bà” trong đáp án. “Hễ có “đàn bà” là có điểm, có “đàn bà” mà lại có “hồng hồng” nữa thì càng điểm cao”.
Cũng theo đáp án của khu vực ĐBSCL, học sinh được quyền viết dư, được sai lỗi chính tả và không tính điểm diễn đạt, nên nhiều bài viết trình độ còn thua học sinh… lớp 6, vẫn được điểm cao. Ở câu 3b: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Đáp án hướng dẫn: Sa vào kể chuyện, tóm tắt: Vẫn cho 3,0 điểm.
Nhiều giáo viên cho rằng chấm bài theo hướng “mở” là có lợi cho học sinh nhưng không có nghĩa là học sinh làm sai cũng có điểm.
“Đáp án kiểu này chẳng khác nào giết chết môn văn và làm dốt học sinh. Bản thân tôi cho đây chính là bệnh thành tích trong giáo dục, nhưng đáp án đã quy định như vậy, chúng tôi chấm đúng thực chất thanh tra cũng không cho phép” – một giáo viên nổi tiếng dạy giỏi ở Trường THPT Tân An (Long An) nói.
Theo BĐVN
Đi chấm thi: Xin lãnh đạo, chừa tôi ra!
Trước cảnh nhốn nháo của kỳ thi TN năm 2010, nhiều giáo viên từ chối đi coi thi và chấm thi TN bằng 1 kỳ nghỉ phép.
"Xin lãnh đạo "chừa" tôi ra!"
Ngày từ đầu tháng 5, các đơn vị nhà trường lập danh sách giáo viên làm công tác coi thi và chấm thi TN, gửi lên Sở GD&ĐT. Nhưng năm nay, nhiều giáo viên không còn hứng thú chuyện đi coi thi và chấm thi tốt nghiệp nữa.
Cô N.P.L, giáo viên ở một trường THPT thuộc tỉnh Gia Lai, bộc bạch: "Nói thật, tôi và nhiều giáo viên ở đây, giờ rất "sợ" đi coi thi, chấm thi lắm rồi. Mong các bác ban giám hiệu và sở giáo dục "tha" cho tôi", "chừa" tôi ra. Lý do, là chúng tôi quá chán nản với cảnh tiêu cực, lộn xộn trong thi tốt nghiệp"
Xem thi TN cũng khiến giáo viên xấu hổ vì không làm đúng được phận sự của mình.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Một thầy giáo (xin giấu tên) ở tỉnh Quảng Nam nói: "Tôi thật sự thất vọng về cách tổ chức thi tốt nghiệp theo kiểu "đầu voi, đuôi chuột", "đánh trống bỏ dùi" của Bộ GD&ĐT năm vừa qua. Văn bản, chỉ thị, qui chế thì có đầy, luôn miệng hô chống tiêu cực, nghiêm túc, chặt chẽ, xử lý triệt để nhưng thực tế thì có làm được gì, biện pháp thì lại luôn nửa vời. Đi chấm thi cũng mệt như đi coi thi, chấm phải quá nhiều bài làm sai và giống nhau y chang nhau"
Chính vì sự thất vọng đó, chúng tôi được biết, lãnh đạo nhiều trường hiện đang đau đầu về tình trạng, số lượng giáo viên trong trường xin phép nghỉ không coi thi và chấm tốt nghiệp quá nhiều, với các lý do khác nhau. Nếu không đủ nhân lực là các thầy cô giáo THPT phục vụ cho thi tốt nghiệp thì các Sở GD&ĐT phải nhờ, xin thêm các thầy cô giáo THCS ở các phòng giáo dục.
Kỷ luật coi thi đi xuống khiến giáo viên nản lòng
Sở dĩ có sự việc này là do kỳ thi tốt nghiệp năm 2010, công tác tổ chức coi thi có dấu hiệu buông lỏng, dễ dãi, không còn lực lượng thanh tra ủy quyền nữa, nhiều biểu hiện tiêu cực, bát nháo trong trường thi xuất hiện. Kết quả, tỉ lệ, thi đỗ tốt nghiệp THPT năm vừa rồi ở nhiều hội đồng, nhiều địa phương lên cao đến ngất ngưởng, không ngờ. Các thầy cô giáo đi coi thi, chấm thi lấy làm thất vọng về khâu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi.
Trong khi đó, mấy năm trước, nhất là năm 2007, lần đầu tiên kỳ thi TN THPT có nhiều cải tiến, có lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT cắm chốt tại tất cả Hội đồng coi thi, năm gắn với phong trào "Nói không với căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử, kiểm tra", các trường THPT đứng trước một không khí mới. Đây là năm kỉ cương, nề nếp thi cử đã được chấn chỉnh trở lại sau bao nhiêu năm việc tổ chức thi lộn xộn, có nhiều biểu hiện tiêu cực nảy sinh...
Năm đó, khi đi coi thi, chấm thi về, nhiều thầy cô giáo vui mừng khôn xiết. Đi coi thi như thế mới đúng nghĩa đi coi thi. Chẳng còn chứng kiến đến xấu hổ, cảnh "gửi gà", cảnh tiêu cực, học sinh ngang nhiên đem và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Năm đó, cả nước, chỉ đỗ tốt nghiệp với tỉ lệ 66.6%, thấp nhất so với các năm trước đó, có trường không có học sinh nào đỗ tốt nghiệp. Đó là con số , tỉ lệ phản ánh đúng thực chất việc dạy học ở lớp 12.
Vì thế, giá trị của dạy và học ở bậc THPT được củng cố, ý thức, tinh thần học tập của học sinh lớp 12 những năm sau đó khác hẳn, HS không còn chủ quan, chây lười, ỷ lại như trước đây. Đúng như dự cảm của chúng tôi, lứa học sinh lớp 12 năm 2008, thái độ, ý thức học tập ngay từ đầu năm rất tốt, rất chăm lo học hành, việc dạy dỗ của thầy cô trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.
Các năm 2007, 2008 và 2009 tiếp theo, công tác tổ chức coi thi vẫn được đánh giá là nghiêm túc, nhờ có sự nhận thức tốt của ngành giáo dục, nhờ có lực lượng thanh tra Bộ hỗ trợ, giám sát từng hội đồng coi thi thì công tác đi coi thi và chấm thi trở nên nhẹ nhàng, thoái mái, ai cũng mong muốn mình có tên trong danh sách đi coi thi, chấm thi.
Nhưng năm 2010 đã chấm dứt hẳn những kỳ vọng về một kỳ thi nghiêm túc của giáo viên trên cả nước, dẫn tới tình cảnh giáo viên ngại đi coi thi, chấm thi.
Mặt khác, qui định của Bộ giáo dục về chế độ chi bồi dưỡng làm công tác coi thi và chấm thi tốt nghiệp chậm được cải tiến, không có tác dụng động viên, khuyến khích giám thị, giám khảo.
Năm 2007, chi bồi dưỡng cho mỗi giám thị một ngày coi thi là 70.000 đồng, thì năm 2010, năm 2011 này cũng vậy, chẳng có gì khá lên. Chấm thi cả tuần lễ không nghỉ, cuối đợt được khoảng 1 đến 1,2 triệu đồng. Công sức thầy cô bỏ ra thì nhiều, trách nhiệm lại lớn nhưng mức bồi dưỡng còn thấp, chưa thỏa đáng.
Thiết nghĩ, Bộ GD&ĐT cần sớm thay đổi về chế độ chi bồi dưỡng coi thi và chấm thi, theo hướng chú trọng, động viên được thầy cô giáo làm giám thị, giám khảo, những người lao động trực tiếp, trách nhiệm nhất, quan trọng nhất. Có những biện pháp khả thi củng cố, chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp thi cử- nghiêm túc, công bằng, đồng bộ để việc dạy học phản ánh đúng chất lượng, để đến mỗi kỳ thi tốt nghiệp, các thầy cô giáo đều đón nhận được nhiều niềm vui có ý nghĩa thật sự.
Theo VTCnews
Bàng hoàng chấm thi tốt nghiệp ở ĐBSCL Để đạt điểm thi môn ngữ văn cao, các chuyên viên bộ môn ngữ văn của 11 sở GD-ĐT các tỉnh ĐBSCL đã có cuộc họp vào ngày 5-6 tại TP Cần Thơ, ra "Biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 môn ngữ văn". Thực chất đây là thỏa thuận để "nâng cao chất lượng"...