Bị đòi tiền tỉ vì kê biên đất quá lố
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao xác định việc kê biên, cưỡng chế thi hành án của Chi cục THADS huyện Trảng Bom, Đồng Nai sai luật.
Người phải thi hành án (THA) tự nguyện giao một phần đất đang sử dụng có giá trị cao hơn số tiền phải THA nhưng chấp hành viên lại kê biên, bán đấu giá cả miếng đất có giá trị lớn gấp hơn ba lần số tiền phải THA. Vụ việc xảy ra tại Chi cục THADS huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
Giao một nửa, kê biên cả miếng đất
Năm 2006, theo bản án của TAND huyện Trảng Bom, Đồng Nai, gia đình bà Trần Thị Vinh phải thanh toán cho Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Đồng Nai hơn 160 triệu đồng. Để thi hành bản án, gia đình bà Vinh tự nguyện giao cho Chi cục THADS huyện Trảng Bom 225 m2 đất trên miếng đất 500 m2 gia đình bà đang sử dụng. Diện tích mà gia đình bà Vinh giao có giá trị cao hơn số tiền phải THA.
Tuy nhiên, Chi cục THADS huyện Trảng Bom lại kê biên toàn bộ diện tích đất của gia đình bà Vinh mà không nêu rõ lý do. Theo kết luận của Cục THADS tỉnh Đồng Nai, giá trị miếng đất của gia đình bà Vinh bị kê biên hơn 515 triệu đồng. Như vậy giá trị tài sản kê biên, cưỡng chế lớn gấp ba lần số tiền phải THA.
Tháng 6-2014, Chi cục THADS huyện Trảng Bom tiến hành cưỡng chế để bàn giao tài sản của bà Vinh cho người đã mua trúng đấu giá từ năm 2007. Gia đình bà Vinh bị phân tán đi ở trọ mỗi người một nơi, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Bà Vinh gửi đơn khắp nơi để “xin” lại một phần đất và tài sản của mình nhưng không được giải quyết. Vì vậy, bà Vinh cương quyết không nhận số tiền còn lại sau khi đã THA.
Đặc biệt, Chi cục THADS huyện Trảng Bom còn đề xuất buộc gia đình bà Vinh trả phần lãi suất trả chậm cho ngân hàng 34 triệu đồng, trong khi ngân hàng xác minh bà Vinh không phải trả số tiền này.
bà Trần Thị Vinh cho biết sẽ đòi bồi thường 3 tỉ đô. Ảnh: VŨ HỘI
Làm trái Luật THADS
Video đang HOT
Đầu năm 2015, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã kiến nghị việc xử lý vi phạm pháp luật sau khi thụ lý, xác minh đơn tố cáo của bà Vinh. Theo cơ quan này, trong quá trình tổ chức thi hành bản án, Chi cục THADS huyện Trảng Bom, cụ thể là chấp hành viên Lê Thị Kim Thoa – nguyên là Chi cục phó Chi cục THADS huyện này, đã không chấp nhận yêu cầu tự nguyện THA của gia đình bà Vinh. Mặt khác, bà Thoa lại kiến nghị cưỡng chế, kê biên toàn bộ tài sản nhà đất của bà Vinh vượt quá nghĩa vụ và trái với ý chí của người phải THA. Từ đó dẫn đến hậu quả gia đình bà Vinh gồm ba người con và hai người cháu nhỏ mất nhà, gây ra khiếu kiện kéo dài.
Ngoài ra, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao còn cho rằng chấp hành viên Thoa gây thêm thiệt hại cho người phải THA số tiền hơn 34 triệu đồng khi đề xuất rút tiền xử lý tài sản của bà Vinh để trả lãi suất chậm THA cho ngân hàng khi nội dung này không có trong THA. Cơ quan điều tra đã kiến nghị Chi cục THADS huyện Trảng Bom có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả sai phạm của chấp hành viên và có biện pháp phòng ngừa không để xảy ra các trường hợp tương tự.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao xác định hành vi trên của chấp hành viên Thoa đã vi phạm Luật THADS. Những hành vi trên xét thấy chưa đến mức để xử lý hình sự nhưng cần có biện pháp xử lý khác và khắc phục những sai phạm của chấp hành viên Thoa trong tổ chức THA.
Đòi bồi thường 3 tỉ đồng Tháng 3-2016, Cục Bồi thường nhà nước cũng đã có văn bản xác định việc cưỡng chế THA của Chi cục THADS huyện Trảng Bom, Đồng Nai đối với gia đình bà Trần Thị Vinh là trái pháp luật. Do đó, trong trường hợp bà Vinh có đủ căn cứ chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra phát sinh từ việc kê biên, xử lý trái pháp luật thì bà có thể thực hiện yêu cầu đòi bồi thường. Trách nhiệm bồi thường là Chi cục THADS huyện Trảng Bom. “Khi chồng tôi vừa qua đời, bàn thờ còn nhang khói thì tất cả đã bị đuổi ra khỏi nhà, tôi cùng con cái phải đi ở trọ suốt 10 năm, mỗi lần đi qua nhà đất của mình nhìn mà ứa nước mắt. Những sai phạm của THA đã gây thiệt hại không chỉ cho gia đình tôi về kinh tế mà cả về mặt tinh thần. Đến nay gia đình tôi đã liệt kê những thiệt hại khi THA làm sai luật và gửi đơn yêu cầu bồi thường với số tiền hơn 3 tỉ đồng” – bà Vinh cho biết. Trao đổi với PV, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Trảng Bom Nguyễn Văn Hơn cho biết cơ quan này đã thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của bà Vinh và đang xem xét giải quyết. “Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tổ chức thương lượng với bà Vinh và chấp hành viên Thoa. Nếu việc thỏa thuận không thành thì sẽ hướng dẫn bà Vinh khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật” – ông Hơn thông tin.
VŨ HỘI
Theo_PLO
Cơ quan Thi hành án có "vô tình" đẩy dân xô xát nhau?
Thay vì ra quyết định cưỡng chế theo quy định pháp luật khi người dân chưa thực hiện yêu cầu thi hành án của Cơ quan Thi hành án (THA) Dân sự huyện Ý Yên thì cơ quan này dường như đang "khuyến khích" các bên liên quan "tự xử" với nhau theo kiểu "chợ búa".
THA "thực hiện chuyên môn" quá nghiêm túc.... vô tình dẫn đến xô sát
Sau khi bản án sơ thẩm của TAND huyện Ý Yên, Nam Định về tranh chấp QSH nhà, QSD đất và chia tài sản chung, bị VKSND cùng cấp kháng nghị, TAND tỉnh Nam Định đã xét xử phúc thẩm, ra bản án số 06/2015/DS-PT ngày 22-1-2015, tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm do bản án sơ thẩm có một số điều chưa đúng quy định pháp luật.
Bị đơn, và cũng là người kháng cáo bản án sơ thẩm là vợ chồng ông Đinh Quang Phong và bà Nguyễn Thị Du. Chị Đinh Thu Hà, con gái ông Phong là người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của bị đơn.
Nguyên đơn gồm nhiều anh chị em của ông Đinh Quang Phong. Trong đó ông Đinh Quang Hùng và bà Phạm Thị Lịch là đại diện bên nguyên đơn theo ủy quyền.
Theo tìm hiểu của Pv báo ĐSPL, tất cả đương sự trong vụ việc này đều là anh chị em ruột thịt nhưng họ lại đưa nhau đến chốn tụng đình, yêu cầu tòa án phân chia quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đòi chia tài sản chung trên mảnh đất mà bị đơn là ông Đinh Quang Phong sinh sống, trông giữ suốt mấy chục năm qua, mà trước đó hơn 1 năm, họ vẫn còn là một đại gia đình đoàn kết, thương yêu, tương trợ nhau. Nhận thấy bản án phúc thẩm chưa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình, ông Phong, tiếp tục gửi đơn đến TAND Tối cao nhờ phân xử. Ngày 12-3-2015, TAND tối cao đã đã có thông báo đến vợ chồng ông Phong đề nghị bổ sung thêm một số tài liệu, chứng cứ để xem xét thụ lý vụ án theo quy định pháp luật.
Trao đổi với Chị Hà, người đại diện hợp pháp trước Pháp luật của vợ chồng ông Phong, bà Du cho hay: "Gia đình chúng tôi luôn tuân thủ theo quy định pháp luật, không có ý chây ỳ, trốn tránh trong việc thi hành bản án đó. Nhưng vì bản án phúc thẩm này chưa đảm bảo quyền lợi chính đáng của gia đình chúng tôi, nên chúng tôi sẽ tiếp tục kháng án đến cấp cao nhất. Chúng tôi đã xin hoan thi hành án cùng gửi kèm 02 thông báo của VKSND Tối cao đến Chi cục Thi hành án huyện Ý Yên, để xin hoãn thi hành án. Khi nào có quyết định cao nhất là quyết định giải quyết vụ việc của VKSND Tối Cao, TAND tối cao thì chúng tôi sẽ tự giác chấp hành. Nhưng thay vì hoãn thi hành án trong một thời gian ngắn nữa để chờ ý kiến của VKSND tối cao và TAND Tối cao có quyết định cuối cùng thì Chi cục THA Dân sự Ý Yên đã tiến hành một "buổi phân chia mốc giới" tại mảnh đất mà gia đình ông Phong đang trông coi gần như thành một buổi cưỡng chế, mặc dù cơ quan THA chưa ban hành quyết định cưỡng chế", chị Hà cho biết.
Chị Hà chỉ lại vị trí chiếc cổng đã trước khi bị phá dỡ và hiện trạng chiếc cổng sắt sau "buổi làm việc" của THA huyện Ý Yên.
Theo tìm hiểu của Pv ĐSPL, ngày 1/4/2015, ông Nguyễn Tiến Thành, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Ý Yên ký Quyết định số 21/QĐ-CCTHA về việc thi hành án theo đơn yêu cầu, và yêu cầu ông Đinh Quang Phong phải tự nguyện thi hành án trong hạn 15 ngày. Do phía gia đình ông Phong đang kháng cáo và đang bổ sung tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của VKSND tối cao nen ông Phong đã không tự nguyện thi hành án.
Theo quy định Pháp luật, nếu hết thời hạn được phép tự nguyện thi hành án mà Phong không thực hiện, thì cơ quan THA sẽ ra quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên một đoàn liên ngành đã đến khu vực nhà ông Phong để thực hiện "việc phân chia mốc giới" cho dù tại thời điểm đó cơ quan THA có đủ các yêu tố cũng như điều kiện để tạm dừng việc "phân chia mốc giới" này thêm một thời gian ngắn nữa để chờ ý kiến từ VKSND Tối cao. Nhưng dường như ko thể tạo điều kiện cho ông Gia đình ông Phong, Chi cục THA huyện Ý Yên vẫn tiến hành phân chia mốc giới tại mảnh đất nhà ông Phong. Buổi làm việc "bất thường" này do ông Nguyễn Tiến Thành, Chi cục trưởng Chi cục THA Dân Sự H.Ý Yên, Chấp hành viên Phạm Trung Hải cùng lãnh đạo UBND xã Yên Quang, Trưởng CA xã Yên Quang, cán bộ địa chính, tư pháp xã và đại diện các ban ngành, đoàn thể địa phương.
Theo một số nhân chứng gần hiện trường vụ việc thì Thời điểm này nhà ông Phong không có ai nhà, cổng sắt được khóa kỹ càng. Nhưng toàn bộ cổng sắt nhà ông Phong đã bị phá bỏ và khiêng ra vất ở gần bờ ao và Sau đó đoàn liên ngành đã vào "làm việc" ở phía trong mảnh đất đang có tranh chấp.
Trao đổi với PV ĐSPL, ông Nguyễn Tiến Thành phủ nhận buổi làm việc bất thường đó với một lực lượng hùng hậu và đầy đủ như vậy không phải một buổi cưỡng chế. "Đoàn công tác hôm đó gồm có nhiều thành phần. Cơ quan Thi hành án chỉ làm nhiệm vụ phân chia mốc giới. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án đã hoàn thành, ông Thành khẳng định! Về việc cổng sắt nhà ông Phong bị phá hỏng và khiêng vất ra tận sát bờ ao thì lãnh đạo cơ quan THA "vô tư" cho hay: "Việc đó chúng tôi không biết và chúng tôi cũng không thực hiện việc đó." Trao đổi kỹ với ô.Thành về thời gian cũng như ai là người phá chiếc cổng sắt nhà ô.Phong, ông Thành cho biết: Phía đương sự là người thực hiện việc "tháo dỡ" chiếc cổng này".
Ông Thành còn cho biết thêm, khi đoàn công tác đến nơi thì thấy cổng sắt vẫn khóa, sau một lúc không để ý thì thấy cửa đã được dỡ bỏ. Theo Ông Thành thi cánh cửa được "tháo dỡ", nhưng theo ghi nhận của PV thì cổng sắt đã bị phá bỏ, hiện trường vẫn còn vết cắt phá.
Cần xác định rõ cá nhân thực hiện hành vi phá cổng
Trao đổi với Ông Phạm Trung Hải, chấp hành viên phụ trách chính vụ việc này thì ông Hải khẳng định khi mới đến thì nhìn thấy cổng khóa. Sau đó thì con cháu họ Đinh (bên đang có tranh chấp với ông Phong) và bên thi hành án tự mở cửa. "Ai nhấc cổng ra thì anh em không nắm được", vị chấp hành viên nói. Tuy nhiên, khi PV khẳng định, cổng sắt bị phá chứ không phải được "nhấc lên" thì ông Hải cho rằng cái đó mình không nắm rõ. Còn theo chị Hà thì đây rõ ràng là một buổi cưỡng chế trái luật của những người thi hành luật pháp, chị Hà- đại diện hợp pháp của vợ chồng ông Phong, bức xuc! Về những bản thông báo bổ sung chứng cứ, tài liệu của VKSND tối cao mà phía ông Phong gửi Chi cục THA để làm căn cứ hoãn THA, ông Nguyễn Tiến Thành, Chi cục trưởng Chi cục THA huyện Ý Yên khẳng định: "văn bản này không có giá trị gì trong việc thi hành án".
Sau khi cơ quan THA "hoàn thành nhiệm vụ" và ra về, thì ngày hôm sau phía gia đình ông Phong lại tiếp tục hàn gắn cổng trở lại. Nhưng ngay sau đó Giữa 2 bên đương sự xảy ra xô xát nhau. Người bị đánh là chị Hà con gái ông Phong. Hiện chị Hà đã làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan CA.
Thay vì ra quyết định cưỡng chế theo quy định, cơ quan THA đã "đến nhưng không nhìn", đã cố tình "trung gian" để cho một bên đương sự phá cánh cổng sắt, rồi thực hiện công việc chuyên môn với mục đích là "hoàn thành nhiệm vụ" và đẩy sự việc rơi vào thế "chuyện đã rồi"! Việc làm này không những nhưng không giải quyết được triệt để vụ việc, còn "vô tình" đẩy 2 bên đương sự xô xát bằng bạo lực. Mặt khác, hành vi phá cảnh cổng sắt cũng như chủ trương việc phá cánh cổng sắt cũng có dấu hiệu phạm tội hủy hoại tài sản công dân được quy định trong Bộ luật hình sự.
Ngoài đơn khiếu nại cách làm việc thiếu tích cực, thiếu minh bạch của cơ quan THADS Ý Yên và có tính chất như một buổi cưỡng chế đến Cục THADS tỉnh Nam Định, gia đình ô.Phong cũng đã làm đơn tố cáo, đề nghị cơ quan CA điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm cá nhân nào đã âm mưu và hủy hoại tài sản của gia đình ông.
Vụ việc đã được Công an Huyện Ý Yên thụ lý, đang trong quá trình điều tra làm rõ.
Báo ĐSPL sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc này tới bạn đọc.
Trong một diễn biến khác, Khi biết tin có việc xô xát gây mất ANTT trên địa bàn xã Yên Quang, Pv ĐSPL đã gọi điện thông báo cho Trưởng CA xã Yên Quang để có biện pháp can thiệp, phòng ngừa, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nhưng người đứng đầu lực lượng CA xã Yên Quang cho rằng đây không phải việc của Pv và có thái độ không được lịch sự cho lắm. Ngay sau đó PV cũng đã thông báo sự việc đến GĐ Công an tỉnh Nam Định và lãnh đạo CA huyện Ý Yên về thái độ làm việc của Trưởng CA xã Yên Quang và cũng như có biện pháp đảm bảo ANTT trong vụ việc tranh chấp nhà ông Phong. Ban GĐ Công an Tỉnh Nam Định đã ngay lập tức co ý kiến chỉ đạo CA huyện Ý Yên nhanh chóng làm rõ vụ việc. Thượng tá Nguyễn Đức Tiến, Phó trưởng CAH Ý Yên cho biết cơ quan công an xin tiếp thu ý kiến từ Pv và ngay lập tức sẽ yêu cầu Trưởng CAX Yên Quang giải trình. Cùng đó CAH sẽ nhanh chóng vào cuộc điều tra vụ xô xát giữa hai bên đương sự của vụ việc cũng như hành vi huỷ hoại tài sản. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu phạm tội thì cơ quan công an sẽ xử lý vụ việc theo đúng quy định của Pháp luật, Thượng tá Tiến khẳng định!
LÊ ANH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Truy tố chủ quán cafe Trang xâm phạm chỗ ở: Ai đang làm trái luật? Để truy tố, xét xử một người về hành vi xâm phạm chỗ phải căn cứ xem chỗ ở đó có phải chỗ ở hợp pháp của người bị xâm phạm hay không? Và hành vi xâm phạm biểu hiện ra bên ngoài như thế nào? Như đã đưa tin, ngày 16/4/2016 TAND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tuyên phạt ông...