Bí đỏ – siêu thực phẩm tuyệt vời, bạn đừng bỏ lỡ
Bí đỏ là siêu thực phẩm tuyệt vời chứa chất chống ô xy hóa và nhiều chất dinh dưỡng chống lại bệnh tật.
Bí đỏ là siêu thực phẩm tuyệt vời chứa chất chống ô xy hóa và nhiều chất dinh dưỡng chống lại bệnh tật – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Chất dinh dưỡng có cả trong thịt bí và hạt bí. Thịt của bí đỏ chứa đầy chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe, gồm rất nhiều chất chống ô xy hóa như vitamin A, C và E.
Chỉ cần một chén bí đỏ có thể cung cấp gần 2,5 lần lượng vitamin A khuyến nghị hằng ngày. Đây cũng là nguồn tuyệt vời vitamin B1, B2, B5, B6, folate và nhiều khoáng chất khác.
Hạt bí cũng đậm đặc chất dinh dưỡng tuyệt vời
Hạt bí là nguồn tuyệt vời của nhiều vitamin, như vitamin A và vitamin K, B1, B2, B3, B6 và folate và nhiều khoáng chất.
Đặc biệt, đây là nguồn thực vật giàu đạm chất lượng. Chỉ cần 100 gram hạt bí có thể cung cấp 25 gram đạm, theo Food News.
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của bí đỏ
Nhờ tất cả các chất dinh dưỡng này, bí đỏ có nhiều lợi ích sức khỏe như:
1. Giảm nguy cơ ung thư
Dầu hạt bí ngô có nhiều gamma-tocopherol – một dạng vitamin E và axit béo không bão hòa đa. Nghiên cứu cho biết chất chống ô xy hóa mạnh mẽ này có thể làm giảm viêm và chống lại một số loại ung thư, theo Daily Mail.
2. Cải thiện chức năng tim
Các chất chống ô xy hóa trong bí đỏ có tác dụng bảo vệ cả tim và mạch máu.
Các chuyên gia cho biết, cả thịt và hạt bí có thể giúp kiểm soát mức cholesterol, giảm huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim, nhờ có nhiều chất xơ.
3. Cải thiện hệ thống miễn dịch
Video đang HOT
Vitamin A và C có nhiều trong bí đỏ, rất cần để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
4. Tăng cường thị lực
Beta-carotene có trong bí đỏ, cơ thể chuyển hóa thành vitamin A – sau đó phân giải thành retinol, giúp cải thiện sức khỏe mắt và làm chậm sự suy giảm chức năng võng mạc, ngăn ngừa thoái hóa mắt.
5. Bảo vệ tuyến tiền liệt
Hạt bí và dầu hạt bí được dùng để điều trị chứng phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí rất giàu kẽm – rất cần cho chức năng tuyến tiền liệt.
Hạt bí chứa phytosterol, có tác dụng làm giảm phì đại tuyến tiền liệt.
Dầu hạt bí có thể giúp ngăn chặn sự nhân lên của các tế bào tuyến tiền liệt bị kích thích quá mức và cân bằng nội tiết tố.
Ăn một ít hạt bí 2 – 3 lần một tuần có thể cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, theo urologyspecialistsnc.com.
6. Chống lão hóa
Bí đỏ chứa hàm lượng beta-carotene cao chuyển hóa thành vitamin A – ngăn ngừa tổn thương các tế bào da, từ đó chống lão hóa.
7. Tẩy giun
Hạt bí từ lâu đã được sử dụng để điều trị ký sinh trùng đường ruột – đặc biệt là sán dây.
Nhờ a xít amin gọi là cucurbitacin, làm tê liệt một cách hiệu quả những con giun hút máu – khiến chúng không thể bám được bên trong cơ thể. Từ đó, dễ dàng ra khỏi cơ thể.
Tốt nhất là ăn một chén 130 gram mỗi ngày, hoặc chén vào buổi sáng và chén trước khi đi ngủ, theo healingplantfoods.com.
8. Tăng cường tâm trạng và ngăn ngừa trầm cảm
Hạt bí chứa nhiều magiê liên quan đến nhiều phản ứng hóa học não, nó có thể giúp chữa trầm cảm và lo lắng.
9. Hỗ trợ giảm cân
Ít calo và carbohydrate, nhưng giàu chất xơ, 1 chén bí đỏ cung cấp 3 gram chất xơ, nên giúp no lâu, làm hạn chế ăn vặt, theo Daily Mail.
Thiên Lan
Nên mua gì để bữa ăn luôn lành mạnh
Muốn xây dựng một bữa ăn lành mạnh bạn cần đảm bảo đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho cả gia đình và không thừa chất. Vậy người nội trợ nên mua gì cho bữa ăn luôn lành mạnh mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Để xây dựng được một bữa ăn lành mạnh bạn cần đảm bảo các nhóm thực phẩm trong cả ngày. Nếu chỉ tập trung vào một loại dinh dưỡng thì bạn không thể có đủ năng lượng cho gia đình cả ngày. Do đó, xây dựng được một thực đơn đầy đủ, lành mạnh cho gia đình bạn cần phải có đủ 6 nhóm thực phẩm dưới đây:
1. Nên mua gì khi đi siêu thị
Thực chất, chỉ khi nào bạn lựa chọn được thực phẩm đúng, đủ thì bạn mới có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đối với gia đình mình. Chuyên gia Cassetty đưa ra lời đề nghị cần tập trung vào 6 loại thực phẩm như: trái cây, rau, sữa, ngũ cốc, đạm và chất béo. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm đường, muối và chất béo bão hòa trong bữa ăn.
Các loại đồ tươi, đồ đông lạnh hoặc sấy khô đều tốt cho sức khỏe. Thậm chí, một số nghiên cứu còn cho thấy các loại rau, quả đông lạnh có hàm lượng viamin và dinh dưỡng cao hơn. Vì thế nếu có thực phẩm bạn có thể lựa chọn tiêu thụ rau quả tươi sống trước và sử dụng rau quả đông lạnh sau.
Tuy nhiên, để bữa ăn đủ dinh dưỡng bạn nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà không tập trung riêng vào từng loại. Cần mua đủ mỗi loại thực phẩm một chút để đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Mua một nửa khẩu phần ăn là rau và trái cây
Trong bữa ăn bổ sung rau và trái cây là điều kiện cần thiết để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho sức khỏe. Những loại rau và trái cây nên chọn các loại có màu xanh đậm, đỏ và cam.
Đối với rau củ bạn có thể lựa chọn các loại rau củ như: cà chua, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, cải thảo, rau mầm, xà lách, ớt chuông, bí đỏ và đậu.
Các loại trái cây bạn có thể lựa chọn là các loại quả mọng như: dâu tây, bồn tử, việt quất (đông lạnh) hoặc xoài đã được sấy khô, cam,... Vitamin C có trong quả cam và các loại quả chứa nhiều vitamin khác không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
3. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt - Ảnh Internet
Đối với cơ thể con người, mỗi người cần tiêu thụ ít nhất một nửa là ngũ cốc nguyên hạt. Các loại ngũ cốc nguyên hạt không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể hơn đối với các loại ngũ cốc tinh chế khác.
Bạn có thể bổ sung thực đơn cho gia đình bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt như: bột yến mạch, thay thế gạo trắng bằng gạo lứt, hạt quinoa hoặc bánh quy hạt và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác.
4. Không tiêu thụ quá nhiều chất béo trong bữa ăn
Nếu sử dụng quá nhiều các loại hạt như đậu phộng hay quả óc chó, hạt nhân, hạt dẻ, hạt chia và hạt bí, mè đen, bơ trái và dầu ăn động vật, dầu ăn thực vật đều sẽ khiến bữa ăn gia đình bị thừa chất béo.
Để tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo trong bữa ăn bạn có thể thay thế những món chiên, xào bằng việc ưu tiên bằng các món luộc, hấp. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giảm lượng chất béo cần thiết cho cơ thể.
5. Bổ sung sữa
Sữa là thực phẩm nhiều dinh dưỡng và tốt cho cơ thể, lựa chọn sữa không đường, phô mai cứng, phô mai cắt nhỏ và sữa chua. Bạn có thể kết thúc bữa ăn bằng một ly sữa không béo hoặc ít béo.
Ngoài ra, bạn có thể thay thế sữa bằng sữa đậu nành, sữa chua ít béo cho gia đình.
6. Sáng tạo trong nhà bếp và thử các món ăn mới
Vào bếp các món ăn trở nên lành mạnh, nên ăn ít thịt hơn, bổ sung nhiều rau hơn cho bữa ăn của gia đình mình.
Sáng tạo trong bếp - Ảnh Internet
Để làm mới những món ăn trong bữa ăn hàng ngày của gia đình bằng cách làm những món mới. Học làm thêm một vài món mới bạn có thể tìm kiếm trên các kênh ẩm thực hoặc hỏi bạn bè về công thức nấu ăn mới.
7. Ăn vặt lành mạnh
Đồ ăn vặt được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, thay các món ăn vặt không lành mạnh bạn có thể bổ sung cho gia đình mình bằng trái cây, sữa chua. Sự kết hợp đúng đắn này của thực phẩm trong bữa ăn và đồ ăn vặt có thể giúp bạn khỏe mạnh.
Việc tập chung lựa chọn thực phẩm tốt, lựa chọn trái cây, rau, sữa, đạm, ngũ cốc và chất béo phù hợp và hạn chế thêm đường, chất béo bão hòa, muối để tăng cường hệ miễn dịch. Kiểm soát ăn uống có thể đảm bảo sức khỏe.
Nắng Mai
8 lời khuyên của chuyên gia về bữa ăn lành mạnh Xây dựng bữa ăn lành mạnh cần đảm bảo bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm trong suốt cả ngày. Chuyên gia dinh dưỡng đề nghị tập trung vào 6 loại thực phẩm: trái cây, rau, sữa, đạm, ngũ cốc và chất béo. Ngoài ra, hạn chế thêm đường, chất béo bão hòa và muối - Ảnh minh họa: Shutterstock Đây là...