Bị điều chuyển, tinh giản nếu chỉ đạt bậc 1-2/6, GV tiếng Anh ở Hòa Bình nói gì?
Trước việc giáo viên tiếng Anh nếu không đạt bậc theo yêu cầu sẽ bị điều chuyển hoặc thuộc diện tinh giản biên chế, thì giáo viên nơi đây có chia sẻ về vấn đề này.
Ngày 6/1 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình ban hành văn bản thực hiện yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông.
Theo đó, để nâng cao chất lượng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn tiếng Anh, Sở Giáo dục chỉ đạo kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh. Khi có kết quả thi đánh giá năng lực giáo viên theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (A1, A2, B1, B2, C1, C2) hoặc Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Kết quả năng lực của giáo viên cũng là tiêu chí để các trường đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức đối với giáo viên.
Sau khi kết thúc năm học 2021-2022 (trước thời điểm đánh giá viên chức), đối với giáo viên tiếng Anh dạy cấp Trung học phổ thông chỉ đạt năng lực tiếng Anh bậc 2/6, giáo viên tiếng Anh dạy cấp Trung học cơ sở chỉ đạt năng lực bậc 1/6 và các giáo viên không tham gia đánh giá năng lực ngoại ngữ theo kế hoạch đã đăng ký thì xem xét xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Đối với giáo viên được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không tham gia bồi dưỡng thì sẽ bị điều chuyển hoặc thuộc diện tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Ảnh minh họa: baohoabinh.com.vn
Việc đánh giá năng lực ngoại ngữ giáo viên tiếng Anh của Sở Giáo dục tỉnh Hòa Bình thu hút sự quan tâm của dư luận xung quanh vấn đề này.
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Văn B. (đều nghị không nêu tên – giáo viên dạy tiếng Anh một trường Trung học cơ sở tại huyện Cao Phong) hoàn toàn ủng hộ kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Anh của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thầy B. cho hay, hàng năm Sở Giáo dục có 1 đến 2 đợt bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Anh, với giảng viên là người nước ngoài hoặc giáo viên từ Trường Đại học Ngoại ngữ về giảng dạy.
“Các giáo viên tiếng Anh lên thành phố để được bồi dưỡng trong vài ngày và sau khi học xong thì được cấp chứng chỉ bồi dưỡng. Đối với giáo viên trung học cơ sở như chúng tôi thì được học cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Tôi hiện đã đạt bậc 4/6″, thầy B. chia sẻ.
Trong đợt bồi dưỡng các giáo viên, thầy B. cũng có gặp và trò chuyện với giáo viên chưa nâng được khung năng lực tiếng Anh, họ có chia sẻ về những khó khăn do bận rộn về gia đình.
Theo Sở Giáo dục thì trong năm học 2022-2023, giáo viên tiếng Anh khối trung học cơ sở chỉ đạt bậc 3/6 (tương đương B1 châu Âu) sẽ được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ, thầy B. cho rằng việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cho học sinh.
Video đang HOT
“Hiện tại chương trình sách giáo khoa cũng được thay đổi, nên nếu có đội ngũ giáo viên chuẩn thì chất lượng giảng dạy cũng sẽ được nâng cao”, thầy B. chia sẻ.
Thầy B. cũng cho rằng, đối với kiến thức chương trình sách giáo khoa mới thì giáo viên trung học cơ sở cần phải đạt bậc 3-4 với kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo thì việc giảng dạy sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó, đối với những giáo viên không đạt bậc theo yêu cầu sẽ bị điều chuyển hoặc thuộc diện tinh giản biên chế, thầy B. cho rằng mức xử lý tuy nghiêm khắc nhưng đúng quy định và cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo.
Chia sẻ thêm về sự việc trên, thầy Bùi Đức Thắng (nguyên Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Yên Thủy A) ủng hộ việc nâng bậc năng lực ngoại ngữ đối với giáo viên tiếng Anh, bởi lẽ chất lượng điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh vẫn thấp và đây là một biện pháp để cải thiện chất lượng trong công tác giảng dạy.
“Điểm yếu nhất của học sinh trung học phổ thông miền núi là kĩ năng nghe, nói, vì vậy giáo viên cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy ở trên lớp”, thầy Thắng chia sẻ.
Hàng năm, vào mùa hè thì giáo viên tiếng Anh được đi bồi dưỡng và sau đó làm bài thi.
“Việc tập huấn, bồi dưỡng của Sở đối với giáo viên tiếng Anh cũng tương đối bài bản. Các trường phải lập danh sách giáo viên được học bồi dưỡng, chứ không chấp nhận giáo viên tự đi học lấy chứng chỉ”, thầy Thắng nói.
Thầy Thắng cho rằng, để tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh tham gia bồi dưỡng thì cũng cần có hỗ trợ về công việc, tiền bạc cho họ.
Bên cạnh đó, ngoài hình thức bồi dưỡng trực tiếp, cũng có thể kết hợp bồi dưỡng trực tuyến, liên kết với các trường đại học để xây dựng hình thức bồi dưỡng phù hợp.
Trước thông tin từ năm học 2022-2023, Sở Giáo dục nâng bậc đánh giá theo khung năng lực đối với giáo viên môn tiếng Anh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, thầy Thắng cũng có băn khoăn là thời điểm của thầy học Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) học 5 năm nhưng khi ra trường không có chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ cho sinh viên.
Vì vậy, hiện nay cần xem lại đầu ra của các trường đại học, cao đẳng có tích hợp khung bậc năng lực ngoại ngữ hay chưa, để khi giáo viên vào giảng dạy sẽ đạt đúng trình độ.
“Việc đào tạo không tích hợp khung năng lực cho sinh viên trên giảng đường đại học, sẽ gây khó khăn cho giáo viên tiếng Anh khi phải đi bồi dưỡng nâng bậc, gây tốn kém thời gian và tiền bạc”, thầy Thắng chia sẻ.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình, đến năm học 2022-2023, giáo viên tiếng Anh dạy cấp Trung học phổ thông chỉ đạt năng lực tiếng Anh bâc 4/6 được xếp loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ, còn ở bậc 3/6 là không hoàn thành nhiệm vụ.
Đối với viên tiếng Anh dạy cấp Trung học cơ sở chỉ đạt năng lực tiếng Anh bâc 3/6, là hoàn thành nhiệm vụ, còn bậc 2/6 là không hoàn thành nhiệm vụ.
Tại văn bản số 792/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ Giáo dục về việc hướng dẫn thực hiện Yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông, yêu cầu về năng lực tiếng Anh đối với giáo viên tiếng Anh phải đạt bậc 4/6 (đối với giáo viên tiểu học và trung học cơ sở), bậc 5/6 (đối với giáo viên trung học phổ thông) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tính đến thời điểm tháng 2/2021, cả nước có 16 đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
'Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo'
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng.
Qua thống kê, đã có khoảng hơn 10 phương thức xét tuyển được các trường đại học công bố trong mùa tuyển sinh năm 2022.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số trường đại học, các thí sinh cũng không nên lấy làm lo lắng bởi về cơ bản phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm tỉ lệ lớn.
Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, về cơ bản, năm nay, phương án tuyển sinh của trường sẽ tương tự năm 2021.
"Năm nay, trường sẽ có thêm phương thức xét từ kết quả bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức, còn các phương thức khác như mọi năm".
Theo ông Sơn, với cơ sở đào tạo nhiều ngành khoa học cơ bản như Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thì năm 2022, phương thức xét tuyển bằng sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chủ đạo.
"Bởi hầu như tất cả học sinh đều dự thi tốt nghiệp THPT. Trong khi số thí sinh có thể đến trực tiếp để thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức chưa được quá nhiều, một phần bởi ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19".
Do đó, ông Sơn khẳng định, chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của Trường ĐH Khoa học Tư nhiên về cơ bản là ổn định.
"Năm nay, trường sẽ dành khoảng 80-85% tổng chỉ tiêu cho phương án sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, số còn lại chủ yếu xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức. Như vậy chủ yếu sẽ tuyển sinh bằng 2 phương thức này, bởi phương thức xét tuyển thẳng chiếm không nhiều chỉ tiêu".
Năm ngoái, số chỉ tiêu mà Trường ĐH Khoa học Tự nhiên dành cho phương án sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT là khoảng 90%. Như vậy, sự thay đổi này là không quá đáng kể.
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho hay, mặc dù hiện nay trường chưa công bố phương án chính thức, song dự kiến sẽ không khác nhiều so với năm ngoái. Tức tỷ lệ của phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vào các ngành của trường vẫn chiếm đa số.
Theo ông Chương, dự kiến, số chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn khoảng từ 50%-70% trở lên tùy ngành. Năm ngoái con số này là 70%.
"Nếu có thay đổi thì chỉ là một số ngành có bổ sung phương thức xét tuyển bằng kết quả bài thi Đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức", ông Chương nói.
Vì thế, theo ông Chương, có thể chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giảm, nhưng giảm nhẹ. Do đó, thí sinh không cần phải quá lo lắng.
Nhiều trường đại học khác, chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm phần lớn.
PGS.TS Nguyễn Viết Thái, Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Trường ĐH Thương mại cho hay, năm nay, chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp đã giảm 20% so với năm ngoái, để nhường cho các phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, xét bằng học bạ của các trường THPT trọng điểm.
Song số chỉ tiêu mà trường dành cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 dự kiến vẫn từ 45-50%.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2022 cũng tuyển sinh đến 6 phương thức, nhưng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, theo các tổ hợp môn xét tuyển tương ứng với ngành đăng ký xét tuyển có tổng chi tiêu dự kiến vẫn khoảng 60%.
Trước đó, nói với VietNamNet, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho hay, thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, năm 2021, số trường đại học sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển là hơn 92%; số trường sử dụng kết quả học tập bậc THPT (học bạ) để xét tuyển là hơn 77%.
Số liệu này cho thấy hầu như các trường sử dụng 2 phương thức cơ bản nêu trên. Nhưng, điều này chưa quan trọng bằng số chỉ tiêu và số liệu nhập học cụ thể của các trường trong toàn hệ thống.
"Qua thống kê tổng chỉ tiêu mà các trường xác định, cũng như con số nhập học thực tế trong năm 2021, 90% thí sinh nhập học theo 1 trong 2 phương thức: sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập bậc THPT (học bạ). Các thí sinh trúng tuyển bằng phương thức khác tổng số chưa đến 10%. Như vậy, 2 năm vừa qua, xu thế đó gần như không có thay đổi nhiều. Có thể nói, tỉ trọng xét tuyển bằng các phương thức khác là không cao so với tổng thể", bà Thủy phân tích.
Do đó, bà Thủy nhận định, trong năm 2022, với tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể chưa được khống chế hoàn toàn (chưa thuận lợi để tổ chức thi riêng và thi Đánh giá năng lực một cách phổ biến), thì tỉ lệ nhập học đối với các phương thức vẫn có thể tương tự và ổn định như giai đoạn 2020-2021.
"Các năm tiếp theo, khi các trung tâm khảo thí độc lập đi vào vận hành ổn định, tỉ trọng các trường tốp trên sử dụng kết quả này sẽ gia tăng mạnh mẽ (để dần thay thế cho kết quả thi tốt nghiệp THPT). Các kỳ thi riêng do các nhóm trường tổ chức cũng sẽ chiếm tỉ trọng lớn hơn, được chấp nhận rộng rãi hơn, xu hướng sẽ không cao bằng kết quả thi của các trung tâm khảo thí độc lập vì việc tổ chức thi là tốn kém, vất vả; nếu sử dụng dịch vụ đáng tin cậy thì các trường sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ".
Bà Thủy cũng cho hay, Bộ cũng khuyến cáo các trường khi đưa ra những phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh thì cần đảm bảo sự ổn định, tránh việc gây xáo trộn, biến động lớn ảnh hưởng đến việc học tập và ôn luyện của thí sinh.
Do đó, theo bà Thủy, các thí sinh và phụ huynh không nên quá lo lắng, bởi xu hướng mùa tuyển sinh năm 2022 cũng sẽ không thay đổi quá nhiều, phương án tuyển sinh về cơ bản sẽ giữ ổn định tương đối so với năm 2020, 2021.
20 con đường vào đại học cho thí sinh năm 2022 Ngoài những phương thức tuyển sinh quen thuộc như xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, các trường còn có nhiều hình thức xét tuyển kết hợp đa dạng. Theo phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 mà nhiều trường đã công bố, năm nay, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký xét tuyển theo khoảng...