Bị đánh đến chết ở đền thiêng vì hành vi “đại kị”
Một thanh niên đã bị đánh đến chết vì có hành động báng bổ tại Đền Vàng – ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Sikh ở Ấn Độ.
Hỗn loạn xảy ra trong một buổi cầu nguyện diễn ra hàng ngày hôm 18/12 khi một thanh niên khoảng 25 tuổi bất ngờ nhảy qua hàng rào, lao vào “thánh địa” bên trong Đền Vàng thuộc thành phố Amritstar, Punjab, Ấn Độ.
Được biết, “thánh địa” vốn là nơi cất giữ sách thánh của đạo Sikh, Guru Granth Sahib. Sau đó, nam thanh niên cố gắng chạm vào thanh kiếm nghi lễ đặt cạnh cuốn sách, nhưng đã bị những người canh gác và tín đồ khống chế.
Vụ xô xát xảy ra được camera giám sát ghi lại. Hình ảnh từ camera cho thấy các tín đồ mộ đạo lao tới rồi lôi nam thanh niên ra ngoài đánh . Hiện chưa rõ diễn biến phía sau của vụ việc, nhưng khi cảnh sát tới hiện trường, nạn nhân đã tử vong.
Nhiều người tập trung trước đền sau sự cố
Sự việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi một người đàn ông khác bị bắt vì cáo buộc ném cuốn kinh sách thiêng liêng của đạo Sikh xuống hồ nước nhân tạo gần Đền Vàng. Những hành vi báng bổ các ngôi đền tôn giáo đang gây ra nhiều phản ứng mạnh trong cộng đồng người dân tại đây.
Cảnh sát trưởng tỉnh Punjab, ông Charanjit Singh Channi, cho biết đã ra lệnh phía cảnh sát điều tra vụ việc, xác định “động cơ vụ án và những người chủ mưu của hành động tồi tệ này”.
Video đang HOT
Đền Vàng hay còn gọi là đền Harmandir Sahib, vốn là một trong những công trình tôn giáo linh thiêng thu hút du khách nhất thế giới. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nơi này từng đón tiếp hơn 100.000 tín đồ và khách thập phương mỗi ngày.
Đền Vàng Harmandir Sahib của đạo Sikh nhìn từ trên cao.
Công trình xây dựng từ tháng 12/1585 và hoàn thành vào tháng 8/1604, với 100 kg vàng dùng để dát lên các mái vòm của thánh đường, cũng như bên ngoài bề mặt.
Bất cứ ai tới đây chắc chắn sẽ ấn tượng với lối kiến trúc độc đáo cùng bề dày lịch sử của ngôi đền nổi tiếng này. Công trình nằm bên hồ nước linh thiêng, hay còn gọi là hồ rượu thần. Một cây cầu nối từ hồ nước đưa người hành hương vào trong đền. Đây là cây cầu mang tính biểu tượng cho cuộc hành trình của vong linh sau khi qua đời.
Nếu như nhiều công trình tôn giáo trên thế giới khá bí ẩn thậm chí khép kín, thì Harmandir Sahib luôn rộng cửa đón khách. Du khách được phát khăn quấn đầu, rửa chân ở hồ nước thiêng rồi mới bước vào trong. Hút thuốc và uống rượu là hai hành động đặc biệt cấm kỵ.
Bao quanh đền là hồ nước linh thiêng và cầu dẫn vào trong.
Đền Harmandir Sahib còn sở hữu nhà bếp cộng đồng Sikh lớn nhất thế giới, khi mỗi ngày phục vụ miễn phí tới 100.000 suất ăn. Đó là nhà ăn chung Guru-Ka-Langar rộng lớn cho thấy sự hào phóng trong tư tưởng đạo Sikh.
Quan Âm Nam Hải - Sự linh thiêng của miền đất tâm linh
Đến với Bạc Liêu, một trong những điểm văn hóa tâm linh lịch sử tiêu biểu là Quan Âm Nam Hải nổi tiếng linh thiên, được người dân địa phương trân trọng gọi là Mẹ Nam Hải.
Quan Âm Phật Đài tọa lạc tại phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, chùa nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7 km.
Tượng Bồ tát Quan Thế Âm được xây dựng từ năm 1973, lúc mới xây dựng tượng đài sát mé biển. Năm 2004, tỉnh đã cấp phép cho mở rộng và san lấp khu đất ngay chùa tọa lạc và từ đó nhiều hạng mục được lần lược xây dựng. Trên vùng đất hoang sơ đã và đang từng ngày được bồi đắp phù sa, cho đến ngày nay vị trí đặt tượng đài đã cách biển gần hai cây số.
Tượng Mẹ Nam Hải trong tà áo màu xanh ngọc, ngự trên tòa sen hồng, khuôn mặt hiền từ, thánh thiện pha lẫn sự uy nghiêm hướng mặt ra biển Đông. Mẹ Nam Hải như ngọn hải đăng được ngư dân vùng biển cầu nguyện cho những lần khởi hành ra khơi được bình an, tốt đẹp.
Người dân ở đây tin rằng, Mẹ Nam Hải đem đến những điều may mắn, sự bình yên thịnh vượng, mưa thuận gió hòa cho người dân bản xứ cũng như khách thập phương khi đến chiêm bái, gieo vào lòng người con xứ biển và Phật tử xa gần niềm tin về sự cứu độ, lòng từ bi không bờ bến. Phật tử trên mọi miền đất nước đến chiêm bái và gởi gắm niềm tin đến tới Mẹ Nam Hải ngày một nhiều hơn.
Dù ngày lễ hay ngày thường, vẫn có rất đông khách thập phương đến chiêm bái, thắp hương nguyện cầu phước lành với cả tấm lòng thành kính
Phía trước sân lễ là bức bình phong phục hổ và 32 pho tượng bồ tát hóa thân, tất cả đều hòa hợp tạo nên một không gian văn hóa tâm linh uy nghi, trang nghiêm, ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục khác như: nhà chư tăng, nhà khách...
Hàng năm, Quan Âm Phật Đài thường tổ chức các ngày lễ hội lớn như: 3 ngày vía Quan Thế Âm là ngày 19/2, 19/6 và ngày 19/9 (âm lịch) và nhiều lễ hội khác thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương đến tham dự.
Đặc biệt là Lễ hội Quan Âm Nam Hải được tổ chức vào 3 ngày 22,23,24 tháng 3 âm lịch, đây là một trong 6 lễ hội đặc trưng của tỉnh Bạc Liêu đã được công nhận là lễ hội chính thức.
Bên tượng bồ tát hiền từ, nhịp sống miền biển vẫn sôi động không kém bất cứ nơi đâu, đoạn đường từ trung tâm thành phố Bạc Liêu ra Quan Âm Phật Đài chỉ có 7km, du khách có thể di chuyển bằng taxi hay xe ôm tuỳ thích. Gần khu Quan Âm Phật Đài cũng có nhiều khách sạn đầy đủ tiện nghi phục vụ khách hành hương, giá cả hết sức bình dân. Trong những ngày lễ, các hàng quán ở đây mở cửa suốt cả ngày đêm.
Quan Âm Phật Đài trở thành nơi chiêm bái, du lịch tâm linh rất nổi tiếng, không chỉ người dân bản xứ mà du khách các nơi cũng tìm về.
Nơi đây được xem là một trong những hoạt động truyền thống thể hiện nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Bạc Liêu, qua đó hướng mọi người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống và góp phần thúc đẩy sự phát triển cho du lịch tâm linh của tỉnh ngày một phát triển hơn
Khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Cà Mau linh thiêng nhất Không chỉ sở hữu những bãi biển, khu du lịch sinh thái đẹp xứ Đất Mũi còn nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng và có kiến trúc độc đáo. Cùng tìm hiểu những ngôi chùa nổi tiếng ở Cà Mau được nhiều du khách ghé thăm nhất dưới đây nhé. Top những ngôi chùa nổi tiếng ở Cà Mau Dưới đây...