Bị bọ xít cắn nhiễm trùng huyết
ANH – Susan Buttery, 68 tuổi, bị bọ xít cắn vào chân khi đang làm vườn, hôn mê gần ba tuần trong tình trạng nhiễm trùng huyết.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, bác sĩ xác định vết bọ xít cắn đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A, dẫn đến nhiễm trùng huyết và viêm cân hoại tử.
Vi khuẩn Streptococcusstrep sống trong mũi và cổ họng, có thể lây lan qua các giọt nhỏ bay vào không khí do ho hoặc hắt hơi hoặc tiếp xúc với chất nhầy. Vi khuẩn từ bên ngoài có thể tiếp xúc với một điểm da có vết thương hở, cạo hoặc cắn, xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm cân hoại tử và hội chứng sốc độc.
Các triệu chứng bắt đầu giống như cúm, như trường hợp của Susan. Đến ngày 25/9, bà phải trải qua 60 ca phẫu thuật, bao gồm cắt cụt hai chân và đầu ngón tay, giữ được mạng sống.
Bà Susan lắp chân giả để đi lại, làm vườn. Ảnh: Fox News.
Khỏe mạnh trở lại, người phụ nữ cho biết vẫn yêu thích làm vườn và không sợ hãi bọ xít hay côn trùng. “Nếu không làm vườn thì tôi sẽ chết. Tôi muốn được trở lại cuộc sống bình thường nhanh nhất có thể”, Susan nói.
Video đang HOT
Thùy Anh
Theo Fox News/VNE
Ăn rau muống có ngon đến mấy cũng phải tránh những điều này
Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền nhưng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Thế nhưng, ăn rau muống nhất định phải nhớ kĩ điều này kẻo mang hoạ.
Không ăn cùng với sữa
Vì những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
Không ăn khi dùng thuốc, có vết thương hở
Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, đối với những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi gây xấu da.
Không ăn rau muống nước
Ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc do hầu hết được trồng tại các ao hồ có nguồi nước bị ô nhiễm, rất bẩn, đây là môi trường cho nhiều giun sán ký sinh.
Hơn nữa, quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa.
Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được phun vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn so với rau trồng trên cạn.
Không ăn khi chưa chín kỹ
Ăn sống rau muống hoặc ăn rau chưa chín kĩ có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Bởi trong rau muống có một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski.
Khi trứng sán này theo thức ăn vào cơ thể sẽ nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng, nguy hiểm hơn là gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...
Người hệ tiêu hóa yếu không nên ăn rau muống
Ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
Người đang uống thuốc
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thi không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Đi làm móng ở spa, người phụ nữ bị nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" và phải cắt bỏ 1 phần ngón tay cái Một ngày đi spa đã trở thành cơn ác mộng đối với một phụ nữ do bị nhiễm trùng một loại vi khuẩn "ăn thịt người" sau khi làm móng tay. Theo tờ New York Post đưa tin, một người phụ nữ sống tại Tennessee, Mỹ, gần như mất toàn bộ cánh tay sau khi vi khuẩn ăn thịt xâm nhập vào ngón...