Bị bỏ quên trong tù gần 2 năm, được bồi thường 15,5 triệu USD
Một người đàn ông tại bang New Mexico, Mỹ vừa được bồi thường 15,5 triệu USD, tương đương hơn 320 tỷ đồng, sau khi ông bị bắt và bỏ quên trong trại giam mà không xét xử suốt gần 2 năm.
Ông Stephen Slevin đã trở thành triệu phú sau khi bị tù oan
Theo tờ Telegraph, đây chính là một trong những vụ bồi thường dân sự cho tù nhân lớn nhất trong lịch sự nước Mỹ. Nạn nhân là ông Stephen Slevin, 59 tuổi, đã phải ngồi 22 tháng trong một nhà giam tại bang New Mexico.
Tất cả bắt nguồn từ một lần ông bị cảnh sát giao thông chặn lại tháng 8/2005 vì nghi lái xe trong tình trạng say xỉn và sử dụng một chiếc xe ăn cắp. Đáp lại ông khẳng định mình được bạn cho mượn xe để đi khắp nước.
Vậy nhưng sau khi bị bắt giữ ông chưa một lần có cơ hội thấy quan tòa và hoàn toàn tuyệt vọng khi đến trung tâm giam giữ Dona Ana. Do vậy ông được đưa vào một buồng giam có tường lót đệm, vốn thường dành cho những người có vấn đề về tâm lý. 3 ngày sau ông được đưa vào một buồng biệt giam tại một trại giam gần biên giới Mỹ – Mexico.
Video đang HOT
Theo luật sư của Slevin, ông thường không được ra ngoài 1 giờ mỗi ngày như các tù nhân bị biệt giam khác. “Trong đó sự điên loạn sẽ tăng dần lên”, Coyte nói. “Một số người sẽ la hét hoặc lấy phân ném ra khỏi cửa buồng giam. Những người khác chùm chăn chạy tới lui cả năm trời hoặc lâu hơn nữa và đó chính là điều thân chủ của tôi đã làm”.
Suốt thời gian bị bỏ quên, móng chân ông mọc dài đến mức chúng cong lại chọc vào bàn chân. Không những vậy cơ thể ông còn bị lở loét vì nằm lâu và ẩm mốc. Ngoài ra ông còn bị chứng mê sảng. Tự tay ông đã phải nhổ một trong những chiếc răng của mình vì không được gặp nha sỹ.
Luật sư Matthew Coyte của ông Slevin khẳng định dù số tiền bồi thường rất lớn “nó không thể trả lại những gì ông Slevin đã mất”. Nhưng nếu nó giúp những người khác từ nay không bị rơi vào tình cảnh của ông Slevin thì cuộc chiến pháp lý vừa qua cũng đáng thực hiện.
“ Sức khỏe tâm thân của ông ấy đã bị tổn hại nghiêm trọng trong thời gian phải ở trong tù. Không số tiền nào có thể bù đắp những gì ông đã mất. Nhưng dù sao thật tốt là ông có được chút tiền để có thể cải thiện cuộc sống và sống tiếp”.
Trường hợp của Slevin bị bác bỏ tháng 6/2007 và ông đã quyết định kiện nhà tù trên. Hồi tháng 1/2012, một quan tòa đã tuyên bố nhà tù phải bồi thường 22 triệu USD. Tuy nhiên phán quyết này bị kháng cao.
Sau khi thương thuyết, ông Slevin chấp nhận con số 15,5 triệu USD và 6 triệu USD đầu tiên được trả trong tuần này. Hiện Slevin đã rời bang New Mexico và đang được điều trị ung thư phổi.
Theo Dantri
Chủ tịch điều hành Google sắp đến Triều Tiên
Ông Eric Schmidt đang chuẩn bị tới thăm Triều Tiên, đất nước được coi là một trong những biên giới cuối cùng của không gian mạng.
Chủ tịch điều hành tập đoàn Google, ông Eric Schmidt. Ảnh: Wired
AP dẫn lời các nguồn tin cho biết ông Schmidt, Chủ tịch điều hành của Google sẽ đến Triều Tiên trong một chuyến thăm cá nhân do ông Bill Richardson, cựu thống đốc bang New Mexico, Mỹ, dẫn đầu. Thời gian của chuyến có thể sớm nhất là trong tháng này.
Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo hàng đầu tập đoàn Google, có trụ sở tại Mỹ, tới một trong những nước được cho là có chính sách giới hạn mạng Internet nhất thế giới.
Triều Tiên đang ở trong "cuộc cách mạng công nghiệp" thời hiện đại, như trong bài phát biểu mừng năm mới hiếm hoi của lãnh đạo Kim Jong-un. Hiện chưa rõ ông Schmidt và Richardson sẽ gặp mặt những ai ở Triều Tiên, đất nước không có quan hệ ngoại giao với Mỹ. Bình Nhưỡng cũng không có quan hệ kinh doanh với các công ty Mỹ, bởi Washington cấm việc nhập khẩu hàng hóa Triều Tiên. Nhưng ông Schmidt được coi là người ủng hộ mạnh mẽ việc đem lại cơ hội tiếp cận với mạng internet và công nghệ cho mọi người trên toàn thế giới.
Chuyến thăm của Schmidt và Richardson diễn ra trong thời điểm nhạy cảm về chính trị giữa hai nước, sau vụ Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa thành công và vụ bắt giữ công dân Mỹ gốc Hàn tháng trước. Ông Richardson, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, người thường giữ vai trò phái viên tới các nước không có quan hệ ngoại giao với Washington, sẽ cố gắng gặp các quan chức Triều Tiên và có thể cả công dân Mỹ đang bị bắt giữ, để thảo luận về vụ việc, các nguồn tin cho biết.
Triều Tiên và Mỹ đối đầu suốt ba năm trên bán đảo Triều Tiên trước khi ký một thỏa thuận ngừng bắn năm 1953. Hai miền Triều Tiên - Hàn Quốc vẫn bị chia cắt bằng một đường biên giới được canh giữ nghiêm ngặt, trong khi có khoảng 28.000 lính Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc để bảo vệ nước đồng minh.
Tuy nhiên, kể cả trước khi cố lãnh đạo Kim Jong-il qua đời cuối năm 2011, Triều Tiên đã bày tỏ mong muốn hàn gắn quan hệ với Washington. Một nhóm quan chức Triều Tiên năm ngoái thậm chí đã từng đến thăm trụ sở Google ở Mountain View, California.
Theo VNE
Tá hỏa với thịt đông lạnh bán kèm...súng đã nạp đạn Giữa tuần qua, một nhân viên siêu thị tại bang New Mexico đã tá hỏa khi phát hiện gói thịt đông lạnh vừa nhập về hóa ra lại chứa một khẩu súng lục đã nạp đạn. Vụ việc hy hữu khiến cảnh sát lập tức phải vào cuộc điều tra. Tá hỏa với thịt đông lạnh bán kèm...súng đã nạp đạn (ảnh minh...