Bí ẩn 3001 thanh kiếm bảo vệ lăng mộ dưới đáy hồ suốt 2000 năm: Lộ diện sự thật khi rút cạn nước hồ
Để bảo vệ lăng mộ của cha, con trai Ngô Vương đã lợi dụng địa thế để đổ nước ngập mộ, tạo thành một cái hồ.
Người xưa coi trọng cái chết như sự sống. Ai cũng muốn mình được mồ yên mả đẹp để sẵn sàng cho một cuộc đời khác ở thế giới bên kia. Chính tâm lý này đã để lại cho hậu thế rất nhiều lăng mộ đồ sộ, kèm theo đó là vô số bảo vật mang đặc trưng dấu ấn của thời đại mình.
Những kho báu ấy chính là sợi dây nối liền quá khứ và hiện tại, cho chúng ta biết những câu chuyện đã bị tháng năm vùi lấp kia. Câu chuyện của hôm nay liên quan đến 3001 thanh kiếm báu được giấu trong ngôi mộ cổ có niên đại hơn 2.000 năm.
Từ lâu, “Việt Tuyệt Thư” (một cuốn sử thi ghi lại lịch sử thời Xuân Thu Chiến Quốc) đã từng đề cập: “Lăng mộ của Ngô Vương nằm ở chân núi Hổ Khâu, trong hồ rộng 60 bước, dưới nước sâu gần 2m.”
Cuốn sách xuất xứ từ thời Xuân Thu Chiến Quốc này đã mô tả rất chi tiết vị trí của lăng mộ Ngô Vương. Vậy tại sao sau hàng ngàn năm lịch sử, lăng mộ này vẫn còn giữ nguyên được trạng thái ban đầu mà không bị trộm mộ ghé thăm như rất nhiều ngôi mộ xấu số khác?
Ngô Vương là vị vua thứ 24 của nước Ngô vào cuối thời Xuân Thu, ông thường được gọi với cái tên Công Tử Quang. Trong thời gian cầm quyền của mình, ông có được những trọng thần tài giỏi phù trợ như Ngũ Tử Tư (526 – 484 TCN) – tướng quốc nước Ngô và Tôn Vũ (545 TCN – 470 TCN) – một danh tướng kiệt xuất.
Tuy nhiên, khi chiến loạn xảy ra khắp nơi, Việt Quốc đánh bại nước Ngô, Ngô Vương bị thương nặng cuối cùng chết vì vết thương chảy quá nhiều máu. Con trai của ông đã kế vị ngai vàng sau đó và chôn cất cha mình tại chân núi Hổ Khâu.
Có một điều vô cùng thú vị là ban đầu Hổ Khâu chỉ có một ngôi mộ của Ngô Vương. Tuy nhiên, theo thời gian, rất nhiều đền chùa Phật giáo lần lượt được xây dựng tại đây. Dần dần nơi đây còn được gọi với cái tên “Đồi Phật”, vào núi như vào chùa, nơi nơi đều tràn đầy hơi thở Phật giáo.
Cũng chính vì nguyên nhân đó, ngọn núi cũng trở thành địa điểm yêu thích của các nhà văn và nhà thơ. Vô số nhà thơ kiệt xuất đã viết nên những dòng nổi tiếng ở đây.
Nổi tiếng nhất phải kể đến hai câu thơ của Tô Thức (1037-1101) (Đông Pha cư sĩ – một nhà thơ nổi tiếng thời Tống): “Trạm Lư ai gặp lại, canh cánh thu thủy quang” (Õ46;ã97;). Câu thơ là nỗi khát khao tránh xa chính trị trần thế, tìm lại tự do cho bản thân.
Vì lo lắng ngôi mộ của cha mình có thể bị trộm, sau khi xây dựng lăng mộ, con trai của Ngô Vương đã đổ vào đây một lượng lớn thủy ngân. Không chỉ như vậy, ông còn lợi dụng địa thế đổ nước ngập phía trên mộ, vậy là ngôi mộ cổ đã giấu mình trong nước.
Video đang HOT
Miền nam Trung Quốc thường xuyên có mưa nên ngôi mộ sau đó càng ngập sâu hơn. Đây cũng là nguyên nhân rất ít người có thể tìm thấy vị trí chính xác của ngôi mộ. Ngay cả khi tìm thấy địa điểm chính xác, việc khai quật ngôi mộ cũng vô cùng khó khăn.
Khung cảnh “Hồ Kiếm”. Nguồn: Sohu
Điểm đặc biệt nhất của lăng mộ này là nó được bao quanh bởi 3.000 thanh bảo kiếm, điều này được ghi chép trong lịch sử và nhiều truyền thuyết. Song, dù có hứng thú với những thanh kiếm này đến đâu thì cũng không ai có thể tìm thấy ngôi mộ, 3.000 thanh kiếm này được bảo toàn nguyên vẹn.
Liên quan đến 3.000 thanh kiếm này còn có một tình tiết vô cùng thú vị. Việt Vương Câu Tiễn (?- 465 TCN) người đã đánh bại Ngô Vương Công Tử Quang đã từng đến thăm lăng mộ của đối thủ, nhưng bất ngờ có một con hổ hung dữ xuất hiện tấn công ông.
Câu Tiễn và con hổ đã chiến đấu trong một thời gian dài, cuối cùng ném cây kiếm xuống hồ để xích con hổ lại. Tại thời điểm này, trong hồ có 3001 thanh kiếm, từ đây hậu thế gọi là “Hồ Kiếm”.
Rút cạn nước hồ
Quang cảnh đáy hồ khi bị rút cạn nước. Nguồn: KKnews
Năm 1978, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc được phép rút nước trong hồ để khai quật mộ Ngô Vương. Sau khi vét sạch lớp phù sa dưới đáy hồ, người ta đã phát hiện ra hang động hình tam giác như một đường mòn cho người đi.
Điều này có thể khẳng định vị trí ngôi mộ Ngô Vương dưới đáy hồ này là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, do ngôi mộ này đã nằm sâu 2.000 năm dưới đáy nước, trong mộ còn có thủy ngân nên các nhà khoa học chưa dám khai thác sâu hơn. Hiện 3001 thanh kiếm được nhắc tới trong sử sách cũng vẫn chỉ là truyền thuyết.
Ngoài chiến binh đất nung, có tới 180 hố chôn từng được khai quật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Chúng chôn vùi những kho báu nào?
Các chiến binh đất nung không phải vật tùy táng duy nhất được khai quật từ lăng mộ hàng triệu mét vuông của Tần Thủy Hoàng, còn rất nhiều bảo vật khác được phát hiện nhưng chưa từng trưng bày trước công chúng.
Chiến binh đất nung và ngựa đất nung là kho báu nổi tiếng nhất được khai quật bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hố chôn binh mã không phải hố chôn kho báu duy nhất mà có tới 180 hố chôn từng được phát hiện trong khu vực quần thể lăng mộ vua Tần.
Đáng tiếc rằng ngoài tượng chiến binh đất nung từng xuất hiện tại một vài buổi triển lãm ngắn, những cổ vật khác trong lăng đều nằm im trong phòng thí nghiệm hoặc nhà kho chứ không được trưng bày. Hầu hết các hố chôn kho báu cũng không mở cửa cho khách du lịch tham quan nên ít ai được tận mắt chứng kiến những di tích văn hóa này.
Vậy còn những vật tùy táng nào bên trong 180 hố chôn mà chúng ta chưa từng biết tới?
Hố mũ giáp
Hố mũ giáp là kho vũ khí, mũ giáp được Tần Thủy Hoàng chôn theo lăng mộ. Áo giáp được khai quật từ đây có kích thước tương đương đồ thật, làm từ những miếng đá xanh ráp nối lại bằng dây đồng dẹt.
Mũ và giáp đá bên trong hố mũ giáp của vua Tần. Ảnh: Sohu.
Đi kèm với đó là những chiếc mũ đá, với hình dáng tương đương mũ sắt, giúp bảo vệ từ phần đỉnh đầu đến cổ của binh lính, chỉ để lộ hai mắt. Những chiếc mũ đá này đều được chế tác vô cùng tinh xảo, ôm sát đầu người.
Từ năm 1998 đến năm 1999, các nhà khảo cổ đã khai quật được 87 bộ giáp đá, 43 chiếc mũ đá trong một khu vực có diện tích 145 m2 (tương đương chỉ 1% diện tích toàn bộ hố mũ giáp). Theo Sohu, ước tính toàn bộ hố chôn này phải chứa tới 5 triệu mảnh giáp. Các chuyên gia suy đoán, thợ thủ công thời Tần đã phải mất ít nhất một năm để hoàn thành số lượng sản phẩm này.
Sau 2.000 năm bị chôn vùi, những món đồ tùy táng cũng không còn nguyên vẹn, tất cả dây đồng nối mũ giáp đều bị đứt rời. Hiện tại, các chuyên gia khảo cổ đang phải gánh vác khối lượng công việc khổng lồ để phục dựng các bộ giáp.
Có tới 5 triệu mảnh giáp bên trong hố chôn mũ giáp của lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Sohu.
Các chuyên gia cho rằng mũ giáp đá thực chất chỉ là vật tượng trưng để chôn theo người chết bởi món đồ này có trọng lượng quá nặng, không thể sử dụng trong chiến tranh thật.
Trong thực tế lịch sử, áo giáp thời nhà Tần thường được làm bằng đồng, sắt hoặc da.
Hố chôn thủy cầm
Hố chôn thủy cầm có diện tích không quá lớn, chưa đến 1.000 m2, nhưng lại chôn vùi những di vật văn hóa vô cùng đặc biệt: 46 con thủy cầm (những loài chim sống trên bề mặt hoặc xung quanh nước) bằng đồng, to như sinh vật sống. Bao gồm thiên nga, vịt trời, ngỗng...
Tinh xảo nhất trong số này phải kể đến chim sếu đồng với đường kính phần cổ chỉ vỏn vẹn 2 cm, đòi hỏi sự khéo léo tột đỉnh của người thợ thủ công. Trên mỏ chim sếu còn có một con sâu đang vùng vẫy rất sống động. Thật khó để tưởng tượng làm cách nào mà các nghệ nhân thời Tần có thể cho ra đời những tác phẩm tinh xảo đến vậy!
Chim sếu đồng bên trong hố thủy cầm của lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Sohu.
Bên cạnh những bức tượng động vật, các chuyên gia khảo cổ còn tìm thấy nhiều tượng hình người. Tượng diễn tả các tư thế đứng ngồi khá đặc biệt, như bức tượng bên dưới đây khắc họa một người ngồi duỗi chân, tiếp đất bằng thân dưới. Tư thế này có thể phổ biến ngày nay nhưng vào thời nhà Tần sẽ bị đánh giá là rất khó coi.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng đây có thể là tư thế một người đang chèo thuyền khi trông coi đàn thủy cầm của Tần Thủy Hoàng.
Bức tượng được cho là người trông coi sở thú của vua Tần. Ảnh: Sohu.
Hố chôn tạp kỹ
Hố chôn này có diện tích chưa tới 1.000 m2, chủ yếu chôn các tượng đất nung hình người. Tuy nhiên, khác với tượng chiến binh trong hố binh mã dũng, tượng người ở đây hầu như không mặc áo mà chỉ mặc váy ngắn, tạo dáng kỳ dị. Họ rõ ràng không phải binh lính mà là các nghệ sĩ biểu diễn tạp kỹ, mua vui cho Tần Thủy Hoàng.
Trái: Bức tượng nghệ sĩ biểu diễn có lỗ nhỏ trên đầu ngón tay để cầm các dụng cụ biểu diễn xiếc. Phải: Tượng nghệ sĩ có thân hình to béo biểu diễn tiết mục khiêng đỉnh đồng. Ảnh: Sohu.
Tổng cộng có 11 bức tượng nghệ sĩ cùng nhiều đạo cụ biểu diễn. Trong hố chôn còn có một chiếc đỉnh (vạc) đồng nặng khoảng 200 kg, là chiếc đỉnh lớn nhất được phát hiện dưới thời nhà Tần. Món đồ này được sử dụng trong màn biểu diễn người dùng tay khiêng đỉnh nhằm thể hiện sức mạnh - một dạng biểu diễn võ thuật.
Tạm kết
Những cổ vật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng kể trên tuy vô cùng ấn tượng và tinh xảo nhưng lại chưa từng được trưng bày tại bảo tàng và có rất ít người biết tới.
Trên thực tế, ngoài các tác phẩm bên trong hố chôn binh mã, mũ giáp, thủy cầm và hố chôn tạp kỹ, hiện còn rất nhiều đồ tùy táng bí ẩn từng được khai quật từ lăng nhưng vẫn đang được trùng tu và bảo quản trong các phòng nghiên cứu.
Với quy mô tráng lệ cùng hàng trăm nghìn món đồ tạo tác tinh xảo từ 2.000 năm về trước, lăng mộ Tần Thủy Hoàng thật sự xứng đáng là một trong những bí ẩn vĩ đại nhất trong của lịch sử nhân loại.
Từ 4 chữ 'người mở sẽ chết' trên quan tài của cháu gái Hoàng hậu đến thi thể nữ mặc long bào, hé lộ loạt bí ẩn về mộ cổ Trung Hoa Dù sự việc đã trải qua hàng nghìn năm, nhưng các nhà khảo cổ vẫn khẳng định còn nhiều điều bí ẩn đằng sau những ngôi mộ cổ ấy. Khi xã hội hiện đại phát triển, những tòa nhà cao ốc thi nhau mọc lên như nấm ở Trung Quốc, thì những điều tưởng chừng như mất dấu từ thời xa xưa dần...