Bị 4 loại ung thư, gia đình cũng có người chết vì ung thư, người đàn ông 60 tuổi không bị “khuất phục” vì lời hứa sống với vợ tới 100 tuổi
Ông Thần là một người đàn ông bất hạnh nhưng rất mạnh mẽ. Mẹ và anh trai mất vì ung thư thực quản, ung thư tụy, bản thân ông bị ung thư thực quản, ung thư hầu họng, ung thư rễ lưỡi.
Mới đây, ông Thần (tên đã được thay đổi), đến từ Hồ Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, hơn 60 tuổi, đã được Bệnh viện Nhân dân Chiết Giang cho xuất viện sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u trong miệng.
Ông Thần đến từ vùng núi phía bắc Chiết Giang là một người đàn ông bất hạnh nhưng rất mạnh mẽ. Mẹ và anh trai mất vì ung thư thực quản, ung thư tụy, bản thân ông bị ung thư thực quản, ung thư hầu họng, ung thư rễ lưỡi. 14 năm qua, ông lần lượt trải qua các cuộc phẫu thuật và 40 lần hóa trị, xạ trị. Sau tất cả những cố gắng, bệnh tình tạm được đẩy lui, ông Thần những tưởng từ nay có thể cùng vợ trồng rẫy, nuôi gà, chăm cháu. Không ngờ căn bệnh ung thư miệng lại tìm đến ông.
Sống sót có ích gì nếu khó ăn uống và không thể nói rõ ràng?
Đầu năm nay, khi ăn uống, ông Thần thấy có một cục nhỏ ở dưới lưỡi bên phải. Tuy không đau hay ngứa nhưng ông vẫn đến bệnh viện địa phương để khám thì được bác sĩ cho biết đó là polyp miệng và được cho về nhà dùng thuốc uống.
Ngày tháng trôi qua, ông Thần cảm thấy vết sưng tấy ở sàn lưỡi ngày càng to, ăn vào thấy khó chịu, có khi sưng tấy, đau nhức, tê buốt. Nghĩ đến sự tái phát và di căn của căn bệnh ung thư rễ lưỡi mà mình đã mắc phải trước đó, ông Thần cảm thấy căng thẳng vô cùng.
Sau đó ông lại đến bệnh viện quận để khám, bác sĩ khám bệnh cho biết có thể đó là ung thư miệng và cần cắt bỏ một phần lưỡi. Bác sĩ khuyên ông nên đến bệnh viện tuyến trên để phẫu thuật càng sớm càng tốt.
“Nếu không có lưỡi thì không thể nói rõ ràng, và sẽ khó ăn uống. Như thế thì coi như tôi chết rồi” , lần đầu tiên ông Thần nói với vợ một cách gay gắt.
Trước đây khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản vào năm 2006, rồi lần lượt bị ung thư hầu, họng trên và cả ung thư rễ lưỡi sau đó nhưng là người có tính cách cởi mở, ông thường an ủi vợ rằng: “Tôi chưa thấy các con tôi lấy vợ. Tôi sẽ hợp tác với bác sĩ để điều trị. Tôi sẽ sống với bà đến 100 tuổi”. Bất kể đau đớn hay khổ sở khi điều trị, ông Thần đều không nói một lời.
Suốt hơn 10 năm cùng nhau vượt khó như vậy mà giờ đây con cái đã lập gia đình, cháu nội lần lượt ra đời nhưng chồng nói bỏ chạy chữa, vợ ông Thần bật khóc tức tưởi.
Cuối cùng, vợ con ông đã hỏi han, tư vấn thì nghe nói tới BS Đàm Châu, Giám đốc Khoa Phẫu thuật đầu và cổ, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang. Gia đình ông tức tốc từ Hồ Châu đến bệnh viện để gặp bác sĩ.
“Bà ơi, tôi sống lại rồi”
“Bác sĩ Đàm, nếu tôi không thể ăn uống và nói chuyện bình thường sau khi phẫu thuật, tôi sẽ không phẫu thuật. Tôi có rất nhiều loại ung thư trên cơ thể. Bác sĩ từng nói rằng tôi không thể sống quá lâu, vì vậy tôi có thể kiếm tiền bằng cách mở mắt mỗi ngày. Tôi không biết mình có thể sống được bao lâu nhưng chỉ cần càng lâu càng tốt”, ông Thần đưa ra yêu cầu của chính mình ngay khi nhìn thấy bác sĩ. Trong khi kiểm tra tiền sử bệnh của ông, bác sĩ Đàm trao đổi với ông một cách kiên nhẫn và tỉ mỉ.
Bác Thần làm xi măng khi còn trẻ, thường hay đi sớm về muộn, thường hút thuốc, uống nhiều rượu, thích ăn mặn… Cho đến khi phải phẫu thuật ung thư thực quản, ông mới bỏ thuốc lá và thói quen ăn mặn, cũng như uống rượu. Tuy nhiên, từ lưỡi đến cổ họng, thực quản, dạ dày, toàn bộ đường tiêu hóa, niêm mạc cục bộ của hệ tiêu hóa của ông có thể đã bị bệnh và không thể sửa chữa được hoàn toàn. Điều này cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ khiến ông liên tiếp bùng phát ung thư.
Video đang HOT
Bác sĩ Đàm đã cho bệnh nhân thực hiện kiểm tra các loại như chụp CT nâng cao vùng đầu cổ, sinh thiết sàn miệng. Kết quả cho thấy ông Thần có thể bị ung thư sàn miệng. Bác sĩ Đàm lập tức yếu cầu ông nhập viện. “Khối u phải được cắt bỏ. Chúng tôi nhất định sẽ chữa khỏi triệt để khối u với chi phí thấp nhất, và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giữ chức năng ăn nhai của ông” , bác sĩ cho biết.
Đây là một ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ đồng hồ, đích thân bác sĩ Đàm đã thực hiện. Kích thước của khối u trên sàn miệng ông Thần khoảng 3×3cm, có phạm vi rộng, bao gồm cả sàn miệng phải, mép lưỡi và thành trong của hàm phải.
Để đảm bảo độ chính xác của chẩn đoán, bác sĩ Đàm đã lấy lại một phần khối u trong quá trình phẫu thuật và gửi đi xét nghiệm, kết quả cho thấy là ung thư biểu mô tế bào vảy. Điều này phù hợp với chẩn đoán trước phẫu thuật. Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật ngay lập tức làm sạch các hạch bạch huyết cổ bên phải, loại bỏ hoàn toàn khối u trên sàn miệng và thiết kế một vạt cơ ngực lớn trên thành ngực phải để chuyển và sửa chữa khiếm khuyết ở sàn miệng. Cuối cùng, mở khí quản dự phòng để bệnh nhân không bị ngạt do tụt lưỡi. Dù bị chảy máu trong và sau ca mổ, vạt da cấy ghép bị hỏng sẽ gây ra những biến chứng nặng nề nhưng bác sĩ Đàm đã hoàn thành xuất sắc ca mổ một cách thuần thục và điêu luyện.
Hai tuần sau ca mổ, ông Thần không chỉ cố gắng ăn uống bình thường mà còn rút ống mở khí quản thành công và nói chuyện được. Bác Thần cười như một đứa trẻ, nói: “Bà ơi, tôi sống lại rồi.”
Một người mắc 4 loại ung thư, may mắn được phát hiện và điều trị sớm
“Trường hợp một bệnh nhân mắc 4 loại ung thư không phổ biến lắm, nhưng bệnh nhân này thật may mắn. Các khối u đầu tiên được phát hiện sớm hơn và điều trị rất kịp thời nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng sau này”, BS Đàm nói.
Các khối u của đường tiêu hóa trên thường âm ỉ và khó phát hiện sớm, đặc biệt là ung thư hầu họng. Ung thư hạ họng là một khối u ác tính của vùng hạ họng. Hơn 95% bệnh nhân chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy và khoảng 50% bệnh nhân đã bị di căn hạch cổ tại thời điểm điều trị.
Bệnh khởi phát sớm thường không có triệu chứng rõ ràng và dễ bị chẩn đoán nhầm khi các triệu chứng rõ ràng như khó nuốt, ho, khạc đờm. Các triệu chứng như vệt máu, đau tai hai bên, khàn tiếng… thường ở giai đoạn giữa và tiến triển, có tính xâm lấn cao, mức độ ác tính cao. Một nửa số ca ung thư hầu họng đã được chẩn đoán là di căn hạch, tiên lượng xấu trong phẫu thuật đầu cổ. Một trong những khối u ác tính.
Qua đây, bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người chú ý đến thói quen ăn uống, không uống quá nhiều rượu mạnh, không ăn thức ăn mốc, nên ăn ít đồ chua. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh u bướu nên nội soi dạ dày mỗi năm một lần, chú ý chế độ ăn uống phong phú, bổ sung vitamin A và các nguyên tố vi lượng… để phòng bệnh.
Bị ngứa ở những nơi này nên đi khám ngay kẻo mắc ung thư mà không biết
Nếu thấy ngứa ở những bộ phận này kèm theo các biểu hiện bất thường bạn nên đi khám sớm vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Cuối năm 2018, hệ thống Y tế Johns Hopkins tại Mỹ đã công bố một nghiên cứu, là kết quả của cuộc khảo sát trên 16.000 bệnh nhân trong 2 năm, cho thấy những người bị ngứa toàn thân có khả năng mắc ung thư cao hơn so với người bình thường. Nếu bỗng nhiên cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu mà không tìm ra nguyên nhân thì đây có thể là triệu chứng ngầm cảnh báo ung thư. Đặc biệt, nếu bị ngứa ở những bộ phận dưới đây bạn nên chú ý theo dõi và đi khám càng sớm càng tốt.
Ngứa mắt
Nếu thường xuyên gặp hiện tượng mắt mỏi, khô, kèm theo ngứa mắt không rõ lý do, rất có thể đây là một trong những triệu chứng của các bệnh về gan, bao gồm cả ung thư gan. Khi gan có vấn đề sẽ khiến quá trình đào thải độc tố bị ngưng trệ. Những chất độc ứ đọng trong cơ thể sẽ gây nên hiện tượng ngứa, nhức mỏi mắt. Ngoài ra người bệnh có thể bị đau mắt, ra nhiều gỉ mắt, dùng thuốc nhỏ mắt cũng không làm hết các triệu chứng này.
Ngứa mũi
Ngứa mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư mũi. (Ảnh minh họa)
Tình trạng ngứa mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cảm lạnh do virus, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi, khô mũi... Tuy nhiên ngứa mũi cũng có thể do sự tăng trưởng những khối u trong mũi có thể là ung thư (ác tính) hoặc không ung thư (lành tính). Các triệu chứng có thể gặp phải của ung thư mũi bao gồm ngứa mũi, không ngửi được mùi, nghẹt mũi, lở loét bên trong mũi và thường xuyên bị nhiễm trùng xoang.
Ngứa cổ
Nếu thường xuyên thấy ngứa ngáy ở cổ thì bạn nên chú ý vì ở cổ có hệ thống giải độc và hệ bạch huyết. Khi bị ngứa có thể do tổn thương hệ bạch huyết. Bị ung thư hạch cũng có thể xuất hiện tình trạng ngứa trên cổ. Nếu bị ngứa cổ thường xuyên mà không tìm ra nguyên nhân, bạn nên kiểm tra kịp thời để xem liệu hệ thống bạch huyết có bị ảnh hưởng hay không. Nếu phát hiện bị ung thư hạch, bạn cần tiến hành điều trị kịp thời.
Ngứa lòng bàn chân, bàn tay
Hầu hết nguyên nhân ngứa lòng bàn chân, lòng bàn tay là do "nước ăn" chân hoặc mắc các bệnh về da. Tuy nhiên, lòng bàn tay, bàn chân bỗng dưng ngứa râm ran nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, đau bụng âm ỉ, mệt mỏi, ăn kém, sụt cân, màu phân lạ ... thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy.
Bỗng dưng lòng bàn chân, bàn tay cứ ngứa râm ran có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư tuyến tụy.
Bởi chỉ một khối u nhỏ ở tụy cũng có thể gây tắc nghẽn ống mật. Khi ống mật bị tắc, mật sẽ bắt đầu tích tụ trong cơ thể. Nếu có quá nhiều mật trong máu, nó bắt đầu tạo ra các hợp chất không thể phá vỡ được. Những hợp chất này tích tụ ở bàn tay và bàn chân khiến bạn cảm thấy lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa ngáy. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường hoặc các bệnh về gan.
Ngứa toàn thân
Mới đây bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 60 tuổi bị ung thư đường mật với các triệu chứng như vàng da, vàng mắt nhưng không gây khó chịu. Mười ngày trước khi nhập viện, người này còn xuất hiện triệu chứng ngứa toàn thân, nước tiểu vàng sậm và đau bụng. Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân bị giãn đường mật, u đường mật vùng ống gan và được chỉ định phẫu thuật. Nếu không điều trị ung thư đường mật, bệnh nhân có thể suy gan, di căn và tử vong chỉ trong vòng 3-6 tháng.
Do đó nếu bị ngứa toàn thân mà không phải do dị ứng, mắc các bệnh về da, tiểu đường, HIV, ... thì bạn nên nhanh chóng đến khám bác sĩ và đăng ký sàng lọc ung thư.
Bên cạnh đó ngứa toàn thân còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Những rối loạn về nội tiết tố insulin và sự tăng nồng độ đường huyết trong máu bệnh nhân đái tháo đường dẫn tới những bất thường về chuyển hóa, mạch máu, thần kinh và miễn dịch.
Các cơ quan có thể bị tổn thương do đái tháo đường là tim mạch, thận, hệ thống thần kinh, mắt và da. Những biểu hiện ở da như ngứa toàn thân có thể giúp phát hiện bệnh tiểu đường trong khi bệnh tiểu đường cũng làm nặng hơn các bệnh lý ngoài da.
Ngứa ngực
Chị em cần đặc biệt lưu ý nếu bị ngứa rát vùng ngực.
Đối với chị em phụ nữ vùng ngực luôn là khu vực cần đặc biệt lưu ý vì nó phản ánh nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu thấy có tình trạng ngứa rát, sưng đỏ hay đóng vẩy ở ngực thì bạn không nên xem thường và cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da, thậm chí là ung thư vú.
Ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín có thể là biểu hiện giai đoạn đầu của các bệnh lý phụ khoa như viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng,... nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, khó chữa trị gây những biến chứng khôn lường như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo ... và làm tăng nguy cơ vô sinh.
Với phụ nữ mang thai, việc mắc các bệnh viêm phụ khoa đặc biệt nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, dễ sinh non, sảy thai, sức đề kháng của trẻ sơ sinh sẽ yếu,... Nhất là khi sinh thường, các vi khuẩn, nấm ở vùng kín của người mẹ có thể lây sang thai nhi (vốn có hệ miễn dịch còn yếu) sẽ gây suy hô hấp, viêm da, viêm mạc miệng,...
Ngứa ở nốt ruồi
Nốt ruồi có biểu hiện ngứa có thể là dấu hiệu đáng báo động của ung thư da.
Nốt ruồi lớn dần, đổi màu, gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc chảy máu là dấu hiệu đáng báo động của ung thư da. Bản chất của nốt ruồi là tổn thương tế bào sắc tố da. Những tế bào này có nguy cơ nhất định về ung thư hóa. Trong đó, nốt ruồi bẩm sinh kích thước lớn có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỷ lệ 13%. Nốt ruồi ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,... cũng được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.
Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư liên quan đến sự thay đổi của nốt ruồi bao gồm:
- Thay đổi về kích thước: Nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể.
- Thay đổi về màu sắc: Chuyển từ đậm sang nhạt, đang nhạt chuyển đậm hoặc loang lổ, xuất hiện thêm màu khác.
- Thay đổi về bề mặt: Nốt ruồi đang bằng phẳng thì nhô hẳn lên.
- Thay đổi về ranh giới: Nếu đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét ranh giới giữa da và nốt ruồi, không giống với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.
Bệnh nhân ung thư ngày càng trẻ hóa Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị, song bệnh ung thư vẫn còn là thách thức lớn tại nước ta. Theo số liệu được công bố của Viện Nghiên cứu ung thư Quốc gia, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong. Nghiên cứu tế bào ung thư. Trong...