Béo phì là nguy cơ lớn khiến Covid-19 tiến triển nặng?
Béo phì có thể là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất khiến Covid-19 tiến triển nặng. Một dữ liệu ở Anh cho thấy, gần 75% bệnh nhân Covid-19 được chăm sóc đặc biệt có tình trạng thừa cân.
Một người đàn ông ở New York, một trong những ổ dịch virus corona tồi tệ nhất thế giới
Người cao tuổi, cho dù cân nặng thế nào, cũng là những người dễ bị bệnh nặng hoặc tử vong nếu nhiễm virus corona nhất.
Nhưng bằng chứng khoa học, chủ yếu từ Mỹ, đang bắt đầu cho thấy một người béo phì có thể có nguy cơ biến chứng nặng hơn những người bị huyết áp cao, bệnh phổi hoặc hen phế quản.
Chính phủ Anh phân loại bất kỳ ai “từ 70 tuổi trở lên bất kể tình trạng bệnh” là dễ bị tổn thương lâm sàng, cũng như bất kỳ ai dưới 70 tuổi có “bệnh lý nền”.
Các chuyên gia nói rằng việc mở rộng danh sách những người có nguy cơ bao gồm những người béo phì sẽ gặp khó khăn trong việc thực thi.
Do đó, những người thừa cân có thể phải tự đưa ra quyết định về việc có nên “thận trọng” hay không dựa trên nghiên cứu ban đầu.
Theo dữ liệu từ các bệnh viện, gần 75% bệnh nhân Covid-19 được chăm sóc đặc biệt là thừa cân, so với 65% trong quần thể.
Và dữ liệu từ Hệ thống y tế quốc dân Anh (NHS) tuần trước cho thấy béo phì làm tăng gần 405 nguy cơ tử vong do virus corona trong bệnh viện.
SAGE, nhóm khoa học tư vấn cho Chính phủ Anh, hiện đang điều tra mối liên quan giữa béo phì và virus corona để xem xét cách tư vấn cho người dân.
Theo một báo cáo về các bệnh nhân chăm sóc tích cực ở Anh, những người có cân nặng khỏe mạnh chiếm thiểu số trong những bệnh nhân Covid-19 bị bệnh nặng. Gần 3/4 số bệnh nhân nặng là thừa cân (BMI từ 25 đến 40 )
Các nhà nghiên cứu tại Đại học New York gần đây nhấn mạnh béo phì là yếu tố chi phối chính ở bệnh nhân dưới 60 tuổi cần chăm sóc tại bệnh viện.
Họ đã xem xét hồ sơ của 3.615 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính trong khoảng thời gian từ ngày 4/3 đến 4/4.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người có BMI trong khoảng từ 30 đến 34 dễ phải vào khoa hồi sức tích cực (ICU) hơn gần gấp đôi so với những người có BMI dưới 30.
Khả năng này tăng lên 3,6 lần ở những bệnh nhân có BMI từ 35 trở lên, theo kết quả được công bố trên Clinical Infectious Diseases.
Nó gợi ý rằng ngay cả khi còn trẻ, bệnh Covid-19 có thể trở nên nghiêm trọng tùy thuộc vào chỉ số BMI của bạn.
“Mặc dù bệnh nhân
‘Thật không may, béo phì ở người [dưới 60] là một yếu tố nguy cơ dịch tễ mới được xác định, có thể góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở Mỹ”.
Ở những bệnh nhân trên 60 tuổi, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa béo phì và bệnh nặng cần được hồi sức tích cực.
Nhưng một nghiên cứu của cơ quan y tế Mỹ, ghi nhận cân nặng của 178 bệnh nhân, cho thấy béo phì là bệnh lý nền phổ biến nhất đối với bệnh nhân dưới 65 tuổi phải nhập viện vì Covid-19.
Trong số những người từ 18 đến 49 tuổi có bệnh lý nền, béo phì chiếm tới 60%. Phổ biến thứ hai là hen phế quản, chiếm 27%.
Đối với những người từ 50 đến 64 tuổi có bệnh lý nền, béo phì chiếm 49% – nhiều hơn tỷ lệ 47% người bị huyết áp cao.
Video đang HOT
Tương tự, theo dữ liệu từ Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia của Anh, tỷ lệ béo phì được hiệu chỉnh theo tuổi là 42%.
Béo phì được NHS định nghĩa là BMI trên 30 và béo phì bệnh lý là trên 40. Người lớn có BMI trên 25 là thừa cân.
Anh và Mỹ có tỷ lệ béo phì cao, và cũng nằm trong số năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19 trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hai yếu tố này có liên quan.
Trung Quốc cũng có tỷ lệ béo phì cao – đứng thứ hai sau Mỹ và tiếp theo là Brazil, Ấn Độ và Nga.
Nghiên cứu đang bắt đầu chỉ ra rằng béo phì là một nguy cơ cao hơn so với chính các tình trạng bệnh đã có từ trước.
Một nghiên cứu tại thành phố New York, điểm nóng virus corona của thế giới, cho thấy những người béo phì dễ phải nhập viện vì virus corona hơn so với bệnh nhân ung thư hoặc bệnh phổi vốn đã bị tổn hại hệ thống miễn dịch.
Những phát hiện “đáng ngạc nhiên” cũng cho thấy thậm chí cả hút thuốc lá cũng không phải là yếu tố dự báo nhập viện như béo phì, mặc dù thói quen này có hại cho phổi.
Chỉ 5% số ca nhập viện vì virus corona là người hút thuốc lá. Con số này thấp gấp ba lần so với tỷ lệ 15,5% người hút thuốc lá ở thành phố New York.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa NYU Grossman đã phân tích các báo cáo của bệnh viện về 4,103 bệnh nhân dương tính Covid-19, nhận thấy rằng “trong cây quyết định nhập viện, các đặc điểm quan trọng nhất là trên 65 tuổi và béo phì”.
“Cho đến nay tuổi cao là yếu tố quan trọng nhất dự báo nhập viện”, nhóm nghiên cứu viết.
Những người có bệnh lý nền dễ mắc bệnh nghiêm trọng hơn do virus và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh lý nền.
Nó có thể dẫn đến bệnh tim, đái tháo đường và huyết áp cao – tất cả đều được xác định là những bệnh lý phổ biến ở bệnh nhân Covid-19.
Nghiên cứu công bố trong tuần này được xem là lớn nhất ở châu Âu, cho thấy hơn một nửa (53%) bệnh nhân Covid-19 ở Anh có ít nhất một bệnh lý đi kèm.
Gần một phần ba (29%) có bệnh tim – làm tắc nghẽn mạch máu và khiến cho việc bơm máu và oxy đi khắp cơ thể trở nên khó khăn.
Gần một phần năm (19%) bị đái tháo đường, cùng một số người mắc bệnh phổi, 15% bị bệnh thận và 14% bị hen phế quản.
Báo cáo này cũng tiết lộ rằng khi đã nhập viện, tỷ lệ sống sót có thể thấp hơn ở những người béo phì.
Phân tích 17.000 lượt nhập viện do Covid-19 cho thấy tỷ lệ tử vong cao hơn 37% ở những bệnh nhân béo phì, chỉ đứng sau sa sút trí tuệ (39%) nhưng nhiều hơn bệnh tim (31%).
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Anh, một phần của thể chế toàn cầu đang lên kế hoạch đại dịch.
Tương tự như người già, những người thừa cân có thể có hệ miễn dịch bị biến đổi, không có lợi cho họ.
Điều này có nghĩa là khi nhiễm virus lần đầu tiên, cơ thể không nhận diện và tấn công virus đủ nhanh, khiến virus có thời gian nhân lên.
Tại sao những người béo phì có nguy cơ bị nặng do Covid-19?
Viêm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người béo phì dễ bị biến chứng nặng hoặc tử vong vì các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm.
Các bác sĩ cho biết hệ miễn dịch của người béo liên tục gia tăng khi phải cố gắng bảo vệ và sửa chữa các tổn thương viêm gây ra cho các tế bào.
Việc phải sử dụng tất cả năng lượng để chống viêm có nghĩa là hệ thống phòng thủ của cơ thể còn ít nguồn lực để bảo vệ chống lại nhiễm trùng mới như COVID-19.
Viêm mãn tính độ thấp gây ra bởi béo phì cũng có thể làm tăng các cytokine trợ viêm trong máu, có thể dẫn đến “bão cytokine”, được biết là đóng vai trò chính trong một số trường hợp tử vong do COVID-19.
Rối loạn chức năng hệ miễn dịch
Những người béo phì có xu hướng bị rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch.
Ví dụ, mô mỡ của họ trở thành nơi chứa các tế bào miễn dịch được gọi là đại thực bào. Mặc dù các tế bào này cư trú trong mỡ trong các trường hợp bình thường, nhưng với người béo phì, chúng có tần suất cao hơn và trở nên rắc rối hơn (chúng bắt đầu tiết ra các cytokine gây viêm) và tác động tiêu cực đến sức khỏe miễn dịch và chuyển hóa.
Có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ người béo phì bị bệnh nặng khi nhiễm virus corona, bao gồm thiếu tập thể dục.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất làm tăng số lượng một số tế bào miễn dịch giúp tăng cường hoạt động miễn dịch.
Các động mạch bị tắc nghẽn cũng khiến máu khó mang các tế bào miễn dịch đi qua và sửa chữa các tế bào xung quanh cơ thể.
Những người béo phì có thể có chế độ ăn với rất ít chất xơ và chất chống oxy hóa – giúp giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh – chẳng hạn như trái cây và rau.
Khó thở
Hầu hết các bệnh nhân có chỉ số BMI trên 40 bị các vấn đề về hô hấp, từ khó thở đơn giản đến tình trạng có khả năng đe dọa đến tính mạng được gọi là hội chứng giảm thông khí béo phì (OHS).
Trọng lượng thừa cũng khiến cơ hoành và phổi khó giãn nở và hít khí oxy hơn. Thiếu oxy, các cơ quan sẽ bắt đầu suy yếu.
Những yếu tố này có thể giải thích tại sao phổi của người béo phì có xu hướng bị suy nhanh hơn khi virus corona mới tấn công, so với người khỏe mạnh.
Covid-19 giết người bằng cách lan sâu vào phổi và gây ra các biến chứng như viêm phổi.
Fredrik Karpe, giảng viên về y học chuyển hóa tại Đại học Oxford, cho biết nếu bạn “có bụng to, điều này có thể gây ra vấn đề khi nằm”.
Trọng lượng của mỡ bụng đẩy cơ hoành lên trên, làm giảm thể tích phổi. Covid-19 là một bệnh về đường hô hấp, trong trường hợp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng phổi. Do đó, dung tích phổi bị hạn chế sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Bạn có bao giờ thấy khó thở, đây là lý do và nên đi khám ngay!
Khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi có thể báo hiệu sức khỏe có vấn đề, thường liên quan đến bệnh tim hoặc phổi, bạn nên đi đến các cơ sở y tế để khám ngay nếu thấy tình trạng này kéo dài!
Nếu cảm thấy khó thở khi nằm ngửa, và dễ chịu hơn khi ngồi hoặc đứng, bạn có thể bị chứng khó thở khi nằm - orthopnea - Ảnh minh họa: Shutterstock
Biết được nguyên nhân gây khó thở sẽ dễ khắc phục được chứng bệnh khó chịu này, theo Natural News.
Chứng khó thở khi nằm là gì?
Nếu cảm thấy khó thở khi nằm ngửa, và dễ chịu hơn khi ngồi hoặc đứng, bạn có thể bị chứng khó thở khi nằm - orthopnea.
Chứng khó thở khi nằm thường bắt đầu trong vòng một phút hoặc lâu hơn sau khi nằm xuống.
Ngược lại, khi ngồi lên hoặc ngẩng đầu cao lên một chút, chứng khó thở nhanh chóng biến mất.
Mọi người thường có cảm giác chứng khó thở khi nằm thường kèm với cảm giác căng tức ở ngực khiến cảm thấy khó chịu khi thở và thậm chí rất khó thở.
Có người thỉnh thoảng cũng bị đau ngực, ho hoặc thở khò khè.
Thường có thể khắc phục bằng cách kê gối cao để ngủ, theo Natural News.
Những nguyên nhân có thể gây ra chứng khó thở khi nằm
Chứng khó thở khi nằm có thể do các nguyên nhân sau, theo Natural News.
Béo phì
Những người thừa cân có thể cảm thấy khó thở khi nằm vì tác động đè nén của trọng lượng lên bụng.
Béo phì còn là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
Giảm cân bằng việc tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống cân bằng là một trong những cách tốt nhất để giảm bớt chứng khó thở, theo Natural News.
Chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein lành mạnh.
Rối loạn lo âu hoặc hoảng loạn
Một người có thể trải qua các cơn hoảng loạn và lo lắng bất cứ lúc nào, và đó có thể là một trải nghiệm cực kỳ căng thẳng, cũng có thể gây khó thở khi nằm.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một loại rối loạn giấc ngủ gây khó thở khi ngủ. Nguyên nhân do lưỡi tụt trở lại vào vòm miệng, sau đó tụt vào sau cổ họng và bịt kín đường thở. Chứng này thường dẫn đến ngáy và thậm chí là ngừng thở.
Suy tim
Suy tim là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó thở. Trong trường hợp này, tim gặp khó khăn khi bơm máu đến phần còn lại của cơ thể, làm tăng áp lực trong các mạch máu. Áp lực tăng này có thể khiến chất dịch rò rỉ vào phổi, bụng và thậm chí là chân, theo Natural News.
Suy tim cũng có thể dẫn đến mệt mỏi, khó thở và sưng phù chân - điều này khiến cho những hoạt động thường ngày như đi bộ và leo cầu thang trở nên khó khăn hơn so với bình thường.
Có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và hợp lý, ăn thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho tim và thường xuyên hoạt động thể chất vừa phải.
Khí phế thủng
Đây là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Chứng bệnh này xảy ra khi túi khí hoặc phế nang trong phổi bị tổn thương, không thể đẩy hết không khí cũ ra khỏi phổi để bơm không khí mới giàu ô xy vào phổi. Nó cũng làm cho các ống thở hẹp hơn, gây khó thở hơn rất nhiều.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra khí phế thủng. Ngoài khói thuốc, ô nhiễm môi trường cũng có thể góp phần dẫn đến khí phế thủng.
Tốt nhất là nên bỏ thuốc lá trước khi bệnh trở nên nặng hơn.
Nếu bạn thấy tình trạng kéo dài không giảm bớt, bạn nên đi đến các cơ sở y tế gần nhất để khám ngay, theo Natural News.
Hen phế quản độ 1: Dấu hiệu và cách điều trị Bệnh hen suyễn có thể chia làm nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Ở trường hợp hen phế quản độ 1, bệnh chỉ thỉnh thoảng xảy ra và không cần điều trị. Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường thở do nhiều tế bào và các thành phần tế bào tham gia. Viêm đường thở mạn...