Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu vào tháng 4-2020 được công bố trên tạp chí Diabetologia cho biết, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo The Health Site.
Những người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hơn 4.700 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hơn 5.400 người không mắc bệnh. Thời gian theo dõi nghiên cứu là 14,7 năm.
Từ nghiên cứu các chuyên gia đánh giá, những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 5 lần so với những người có trọng lượng cơ thể cân đối.
Video đang HOT
Ở những người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, nên kéo theo khả năng chuyển hóa glucose sẽ giảm theo. Từ đó khiến cho người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao dư lượng đường trong máu.
Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường cần kiểm soát cân nặng để kiểm soát lượng đường trong máu. Duy trì cân nặng bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, cần hạn chế chất béo chuyển hóa và thực phẩm chế biến. Tăng cường rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ, theo The Health Site.
3 loại đồ uống ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến
Nước ép rau, cà phê đen, trà xanh là những loại đồ uống có thể ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa, kiểm soát và thậm chí đẩy lùi bệnh tiểu đường. Không chỉ thức ăn, mà đồ uống cũng có thể có tác động lớn đến bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu.
Đồ uống chứa nhiều carbohydrate có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Chính vì thế, những người mắc bệnh tiểu đường nên chọn đồ uống có hàm lượng calo thấp hoặc ít calo để ngăn chặn sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Theo The Health Site, dưới đây là ba loại đồ uống tốt nhất để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến:
Trà xanh
Trà xanh được coi là một trong những thức uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Chúng giúp giảm kháng insulin, cũng như chống lại các vấn đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường như béo phì và các vấn đề về tim mạch.
Trà xanh được coi là một trong những thức uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống trà xanh có thể giúp giảm huyết áp và giảm mức cholesterol LDL có hại. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng uống sáu tách trà xanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo The Health Site.
Cà phê đen
Các nhà nghiên cứu cho biết tiêu thụ caffeine với liều lượng vừa phải có thể tốt cho việc giảm lượng đường trong máu. Thực tế, uống ba tách cà phê đen trong một ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tiêu thụ caffeine với liều lượng vừa phải có thể tốt cho việc giảm lượng đường trong máu. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, nếu thêm sữa hoặc đường vào cà phê sẽ làm tăng lượng calo tổng thể và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Nước ép rau
Chúng ta có thể dùng nước ép các loại rau như rau lá xanh, cần tây hoặc dưa chuột để làm thức uống trị tiểu đường. Ngoài việc ngăn lượng đường tăng đột biến, những loại nước ép rau này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
Nước ép rau có thể ngăn lượng đường tăng đột biến. Ảnh: Internet
Tại sao bạn luôn cảm thấy thèm ăn? Làm việc nhiều, căng thẳng quá mức, uống không đủ nước hoặc do tác dụng phụ của thuốc... là những nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy thèm ăn. Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường hay tiểu đường type 2 là căn bệnh khiến cho bạn luôn cảm thấy đói. Tình trạng này xảy ra khi lượng glucose bị giữ lại trong máu...