Béo phì có thể giảm hiệu quả của vaccine
Các nhà khoa học cho biết vaccine bệnh cúm, viêm gan B, uốn ván và bệnh dại có thể kém hiệu quả hơn ở người lớn béo phì so với dân số nói chung, khiến họ dễ bị nhiễm trùng và ốm đau hơn.
Các nhà nghiên cứu béo phì cũng nhận định có rất ít lý do để tin rằng vaccine COVID-19 sắp tới đây sẽ khác biệt.
Hơn 107 triệu người Mỹ trưởng thành bị béo phì và khả năng trở lại an toàn để làm việc, chăm sóc gia đình và tiếp tục cuộc sống hàng ngày có thể bị hạn chế nếu vaccine vẫn không có khả năng tăng cường miễn dịch cho họ.
Tháng 3/2020, vẫn còn trong giai đoạn đầu của đại dịch toàn cầu, một nghiên cứu ít được chú ý từ Trung Quốc cho thấy những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 béo có nhiều khả năng tử vong hơn những người gầy hơn – điều đó cho thấy một tương lai nguy hiểm đang chờ đợi Mỹ, nơi có dân số béo phì đông nhất trên thế giới.
Béo phì trở thành yếu tố khiến việc tiêm chủng chống nhiễm trùng cho người lớn trở nên khó khăn hơn.
Khi các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở New York, New Jersey và những nơi khác chật kín bệnh nhân, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh liên bang Mỹ (CDC) cảnh báo người béo phì có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên – được gọi là bệnh béo phì hoặc thừa cân khoảng 45,36 kg – nằm trong số những nhóm có nguy cơ bị nặng với COVID-19. Khoảng 9% người Mỹ trưởng thành nằm trong diện đó.
Khi nhiều tuần trôi qua và bức tranh rõ ràng hơn về những người đang nhập viện được chú ý, các quan chức y tế liên bang đã mở rộng cảnh báo đối với những người có chỉ số BMI từ 30 trở lên. Điều đó đã mở rộng đáng kể hàng ngũ những người được coi là dễ bị tổn thương bởi các trường hợp nhiễm trùng nặng nhất, lên 42,4% người Mỹ trưởng thành.
Béo phì từ lâu đã được biết đến là một yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến tử vong do bệnh tim mạch và ung thư. Nhưng các nhà khoa học trong lĩnh vực chuyển hóa miễn dịch phát hiện béo phì cũng cản trở phản ứng miễn dịch của cơ thể, khiến những người này có nguy cơ dễ bị nhiễm các mầm bệnh như cúm và virus mới.
Trong trường hợp bệnh cúm, béo phì trở thành yếu tố khiến việc tiêm chủng chống nhiễm trùng cho người lớn trở nên khó khăn hơn. Câu hỏi đặt ra là liệu điều đó có đúng với COVID-19 hay không?
Video đang HOT
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ “bật và tắt” chứng viêm khi cần thiết, kích thích các tế bào bạch cầu giải phóng protein chống lại nhiễm trùng. Vaccine khai thác phản ứng viêm đó. Nhưng xét nghiệm máu cho thấy những người béo phì và những người có các yếu tố nguy cơ chuyển hóa liên quan như huyết áp cao và lượng đường trong máu tăng cao gặp phải tình trạng viêm nhẹ mãn tính; tình trạng viêm vẫn tiếp tục “bật”.
Mô mỡ – hay mỡ – ở bụng, gan và các cơ quan khác chứa các tế bào chuyên biệt gửi ra các phân tử, như hormone leptin, mà các nhà khoa học nghi ngờ gây ra tình trạng viêm mãn tính này. Trong khi các cơ chế sinh học chính xác vẫn đang được nghiên cứu, tình trạng viêm mãn tính dường như cản trở phản ứng miễn dịch với vaccine, điều đó khiến những người béo phì vẫn mắc các bệnh có thể phòng ngừa ngay cả sau khi tiêm chủng.
Bằng chứng cho thấy những người béo phì có phản ứng chậm với các loại vaccine thông thường được quan sát lần đầu tiên vào năm 1985 khi các nhân viên bệnh viện béo phì được tiêm vaccine viêm gan B cho thấy khả năng bảo vệ giảm đáng kể vào 11 tháng sau đó – điều này không được quan sát thấy ở những nhân viên không béo phì.
Phát hiện này được nhân rộng trong một nghiên cứu tiếp theo sử dụng kim dài hơn để đảm bảo vaccine được tiêm vào cơ chứ không phải mỡ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra các vấn đề tương tự với vaccine viêm gan A, và các nghiên cứu khác cũng phát hiện sự suy giảm đáng kể khả năng bảo vệ kháng thể với vaccine uốn ván và bệnh dại ở những người béo phì.
Thuốc chủng ngừa cũng được biết là ít hiệu quả hơn ở người lớn tuổi, đó là lý do tại sao những người 65 tuổi trở lên nhận được thuốc chủng ngừa cúm hàng năm có chứa nhiều kháng nguyên virus cúm hơn để giúp tăng cường phản ứng miễn dịch.
Năm 2017, nhóm nhà khoa học Đại học Bắc Carolina – Chapel Hill cung cấp manh mối quan trọng về những hạn chế của vaccine cúm. Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì (IJO), các nhà nghiên cứu lần đầu tiên chỉ ra rằng những người trưởng thành béo phì được tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc bệnh giống cúm cao gấp đôi so với những người trưởng thành có cân nặng khỏe mạnh.
Thật kỳ lạ, nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành mắc bệnh béo phì tạo ra một mức kháng thể bảo vệ đối với vaccine cúm, nhưng họ vẫn phản ứng kém.
Chad Petit, nhà virus học của Đại học Alabama đang nghiên cứu về COVID-19 ở những bệnh nhân béo phì, cho biết: “Đó là điều bí ẩn. Một giả thuyết là béo phì có thể gây rối loạn điều hòa trao đổi chất của tế bào T, tế bào bạch cầu quan trọng đối với phản ứng miễn dịch. Nhưng điều đó không phải là không thể vượt qua. Chúng tôi có thể thiết kế vaccine tốt hơn có thể khắc phục sự khác biệt này”.
Trong lịch sử, những người có chỉ số BMI cao thường bị loại khỏi các thử nghiệm thuốc vì họ thường mắc các bệnh mãn tính liên quan có thể che giấu kết quả. Tiến sĩ Larry Corey, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, người đang giám sát các thử nghiệm giai đoạn III do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) tài trợ, cho biết các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vaccine COVID-19 không loại trừ chỉ số BMI.
Corey cho biết mặc dù các điều phối viên thử nghiệm không đặc biệt tập trung vào việc béo phì như một biến chứng tiềm ẩn, chỉ số BMI của những người tham gia sẽ được ghi lại và đánh giá kết quả.
Béo phì làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19
Người béo phì sau khi tiêm vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm nCoV cao hơn bình thường.
Đối với một thế giới bị tê liệt bởi nCoV, sự cứu rỗi vào lúc này là vaccine. Nhưng tại Mỹ, nơi có ít nhất 4,6 triệu ca nhiễm và gần 155.000 người tử vong, tác dụng của vaccine có thể bị cản trở bởi một tình trạng phổ biến: béo phì.
Vaccine được tạo ra để bảo vệ cộng đồng khỏi nhiều bệnh như cúm, viêm gan B, uốn ván và bệnh dại. Tuy nhiên, chúng có thể kém hiệu quả hơn ở người trưởng thành béo phì so với dân số nói chung. Điều này không ngoại lệ với vaccine Covid-19.
"Vaccine có tác dụng tốt với người béo phì chứ? Dự đoán của chúng tôi là không", Raz Shaikh, phó giáo sư dinh dưỡng tại Đại học North Carolina, nói.
Hơn 107 triệu người Mỹ trưởng thành bị béo phì. Dù được tiêm chủng, khả năng miễn dịch của họ có thể không đủ ngăn ngừa nCoV. Điều này có thể gây trở ngại cho việc đi làm trở lại, chăm sóc gia đình và tiếp tục cuộc sống hàng ngày.
Vào tháng 3, khi đại dịch mới bắt đầu, một nghiên cứu tại Trung Quốc chỉ ra những bệnh nhân thừa cân nhiễm nCoV có nguy cơ tử vong cao hơn người bình thường. Điều này cho thấy tương lai nguy hiểm đang chờ đợi Mỹ, nơi tỷ lệ dân số bị béo phì thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Bệnh nhân được điều trị Covid-19 tại Brooklyn, Mỹ, tháng 4/2020. Ảnh: AP
Tại các khoa hồi sức cấp cứu ở New York, New Jersey và một vài nơi khác, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cảnh báo người có chỉ số BMI từ 40 trở lên nằm trong nhóm có nguy cơ mắc Covid-19 nặng nhất. Khoảng 9% công dân Mỹ trưởng thành nằm trong số đó.
Sau nhiều tuần trôi qua, các quan chức y tế liên bang đã nâng mức cảnh báo đến cả những người có BMI từ 30 trở lên. Điều này mở rộng đáng kể các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng, tới 42,4% người Mỹ trưởng thành.
Béo phì cản trở phản ứng miễn dịch
Từ lâu, béo phì được biết đến như một yếu tố gây bệnh tim mạch và ung thư. Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện béo phì cũng ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm nCoV.
Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ tạo ra phản ứng viêm khi cần, sản xuất bạch cầu và một số protein đặc hiệu để chống lại mầm bệnh. Vaccine có tác dụng kích hoạt đáp ứng miễn dịch đó. Tuy nhiên, các kết quả xét nghiệm máu chỉ ra rằng tình trạng béo phì, tăng huyết áp và đường huyết cao sẽ kích thích phản ứng viêm xảy ra liên tục.
Mặc dù cơ chế chính xác chưa rõ ràng, nhiều tác giả tin rằng hiện tượng viêm mạn tính đã can thiệp vào đáp ứng miễn dịch với vaccine, khiến người béo phì vẫn có thể mắc các bệnh kể cả sau khi được chủng ngừa.
Tình nguyện viên tiêm thử vaccine tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở Seattle, tháng 3/2020. Ảnh: NY Times
Bằng chứng những người béo phì có đáp ứng miễn dịch kém sau tiêm vaccine được phát hiện lần đầu vào năm 1985, trên các đối tượng được tiêm chủng viêm gan B. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine giảm rõ rệt sau 11 tháng ở những người béo phì so với người bình thường. Kết quả này giống với với một nghiên cứu khác, khi các nhà khoa học sử dụng kim tiêm dài hơn để đảm bảo vaccine được chích vào cơ chứ không phải mô mỡ.
Các chuyên gia cũng chỉ ra tình trạng tương tự với vaccine viêm gan A, uốn ván và bệnh dại.
Không những vậy, vaccine còn kém hiệu quả ở người cao tuổi. Đó là lý do tại sao những người từ 65 tuổi trở lên phải tiêm liều vaccine cúm cao hơn người trẻ tuổi. Điều này giúp đưa một lượng kháng nguyên của virus cúm vào cơ thể nhiều hơn để kích hoạt phản ứng miễn dịch hiệu quả.
Trong khi đó, những người béo phì, kể cả người lớn và trẻ em, lại chưa được quan tâm đúng mức.
"Tôi chưa hiểu tại sao tính hiệu quả của vaccine ở người thừa cân không được báo cáo đầy đủ", Catherine Andersen, phó giáo sư sinh học tại Đại học Fairfield, chuyên gia về bệnh béo phì và chuyển hóa cho biết. "Chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội can thiệp y tế công cộng to lớn".
Thừa cân, chuyện Tây có khác ta? Vì Covid-19, thế giới đang phải học cách quen dần với đóng cửa biên giới, thành phố, trường học, thậm chí cả công viên vui chơi vận động của trẻ em. Nỗi lo và nguy cơ béo phì ở trẻ em cũng bùng lên như thứ bệnh phát sinh trong đại dịch. May mắn là ở phương Tây, trẻ bị quá cân cũng...