Béo phì – Căn nguyên của nhiều bệnh nguy hiểm
Khi nhắc đến “ giảm cân”, người ta hay nghĩ ngay đến mục đích của việc này là giúp họ tự tin hơn vào vẻ ngoài của mình. Nhưng đằng sau đó, việc kiểm soát cân nặng còn mang đến một lợi ích khác lớn hơn mà ít người xem trọng – đó là sức khỏe lâu dài.
Béo phì là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Cụm từ “Giảm cân” thường hay được mọi người nhắc đến nhiều, nhất là sau những đợt nghỉ lễ dài ngày, hay gần đây nhất là giãn cách xã hội. Trên thực tế, chúng ta nên có nhận thức đúng đắn hơn về việc giảm cân, không chỉ dừng lại ở việc làm đẹp, mà còn để bảo vệ sức khỏe. Việc không kiểm soát tốt cân nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, liên quan đến tim mạch, tiểu đường, ung thư…
Người béo phì dễ mắc Covid-19
Một nghiên cứu mới đây của nhóm các chuyên gia ở Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã chỉ ra sự liên quan giữa bệnh béo phì và Covid-19. Kết quả cho thấy người mắc bệnh béo phì là đối tượng tiếp theo dễ bị tổn thương vì virus corona và có nguy cơ tử vong cao hơn.
Điều này được lý giải rằng người mắc bệnh béo phì thường có kháng trở cao hơn trong đường thở, thể tích phổi thấp hơn và các cơ hô hấp yếu hơn, ảnh hưởng rất quan trọng trong việc cơ thể chống lại Covid-19.
Khi con người không thể chống lại quy luật lão hóa của thời gian, thì có thể bảo vệ bản thân trước dịch bệnh là giữ cho cơ thể không bị béo phì. Vì béo phì không chỉ làm chúng ta dễ mắc Covid-19 hơn, mà còn có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc đái tháo đường nếu mắc Covid-19 có nguy cơ tử vong cao hơn so với bệnh nhân thông thường.
Béo phì tăng tỷ lệ mắc các bệnh ung thư
Những người mắc bệnh béo phì là đối tượng dễ bị mắc hội chứng chuyển hóa (béo trung tâm, rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp). Khi lao động thể lực giảm xuống, tình trạng thừa mỡ, thừa năng lượng tăng lên thì tình trạng béo phì đái tháo đường typ 2 cũng tăng lên. Ngoài ra, béo phì còn làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh ung thư ở các vùng như cuống họng, tụy, đại trực tràng, nội mạc tử cung, vùng ngực sau mãn kinh, thận, hay nguy hiểm hơn là ung thư máu ác tính.
Người béo phì dễ bị trầm cảm hơn
Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thanh thiếu niên béo phì có tỉ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn những người không béo phì. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng béo phì không gây ra trầm cảm hay trầm cảm không gây ra béo phì, mà chúng xảy ra đồng thời và tác động lẫn nhau.
Video đang HOT
Nguyên nhân dẫn đến béo phì thường do lối sống và sinh hoạt kém lành mạnh của từng người, nhưng thường bắt nguồn từ nhiều vấn đề buồn phiền trong cuộc sống, dẫn đến stress. Stress khiến người ta ăn nhiều, lười vận động và làm tăng nguy cơ béo phì. Những người béo phì thường cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến cách họ cảm nhận chính bản thân mình. Họ thường bị tẩy chay trong một số nghề nghiệp đòi hỏi sự cân đối ngoại hình, làm giảm lòng tự trọng và dẫn đến trầm cảm.
Điều đáng buồn rằng khi bị trầm cảm, họ sẽ ăn nhiều hơn, xem đây như một giải pháp để làm xoa dịu những vấn đề đang gặp phải, khiến trầm cảm và béo phì trở thành một vòng lặp vô định.
Luyện tập thể thao để chống lại béo phì, chiến thắng trầm cảm
Giảm cân không chỉ để làm đẹp mà còn để cải thiện sức khỏe lâu dài
Trong thực tế, nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng giảm cân cải thiện tình trạng tăng nhạy cảm của insulin, giúp cải thiện tình trạng đái tháo đường của cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất ngoài việc giúp giảm cân còn cực kỳ hiệu quả trong điều trị trầm cảm. Nhiều nghiên cứu của tạp chí chuyên ngành Archives of Internal Medicine thuộc Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy việc tập luyện sẽ khiến cơ thể tiết ra hormon có tên gọi là Endorphins, giúp bạn luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, tự tin, căng tràn sức sống.
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, mỗi ngày chúng ta nên dành ít nhất 30 phút (đối với người lớn) hoặc 60 phút (đối với trẻ em) cho các hoạt động thể chất nhằm duy trì sức khỏe và tăng cười sức đề kháng của cơ thể. Luyện tập vừa phải giúp làm giảm cholesterol, lượng đường trong máu và huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự dẻo dai.
Trong hành trình giảm cân, khó khăn nhất là động lực.
Điều khó nhất của một người khi bắt đầu hành trình giảm cân là nguồn động lực. Nếu như những hệ lụy to lớn nói trên vẫn chưa đủ để tạo động lực cho bạn, hãy thử đặt ra một mục tiêu hay thử thách nào đó và chinh phục nó.
Ví dụ như tham gia vào chương trình Thử thách thay đổi hình thể (Body Transformation Challenge – BTC) do trung tâm thể dục thể thao California Fitness & Yoga tổ chức nhằm khuyến khích hội viên tích cực tập luyện, nhằm đạt hình thể mơ ước trong 8 tuần.
Dựa trên số liệu ghi nhận được từ những năm trước, trung bình một thí sinh có thể giảm trung bình từ 1 đến 1,5 kg mỗi tuần, trong tổng thời gian 8 tuần tham gia thử thách và luyện tập nghiêm túc cùng các huấn luyện viên.
BTC năm nay diễn ra từ ngày 1/7 đến 31/8, gồm hai hạng mục đăng ký là tăng cơ và giảm mỡ, tổng giá trị giải thưởng đến 1 tỷ đồng. Bên cạnh chương trình chính thức, thí sinh được tham gia 6 buổi thử thách và huấn luyện đặc biệt, gồm rèn luyện tổng hợp, thể lực toàn diện và thử thách liên hoàn.
Giờ đây, giảm cân và luyện tập thể thao không còn là một khái niệm nằm trong phạm trù làm đẹp, mà trở thành một yếu tố giúp tăng sức đề kháng cơ thể, bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh mạn tính và duy trì trạng thái tích cực trong cuộc sống./.
Tập thể dục khi mang thai có thể làm giảm tình trạng béo phì ở trẻ
Hình thành thói quen tập thể dục không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh. Tập thể dục khi mang thai không chỉ giúp bà bầu tránh bị béo phì mà còn giảm tình trạng béo phì diễn ra ở trẻ sơ sinh.
Các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo rằng khi chuẩn bị thế lực tốt cho con cái trong tương lai thì bà bầu cần tập thể dục. Lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe, tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé để áp dụng giúp mẹ khỏe, con khỏe.
1. Tập thể dục khi mang thai đem lại lợi ích gì cho mẹ bầu?
Tập thể dục khi mang thai thật sự đã được chứng minh đem lại nhiều lợi ích dành cho mẹ và bé. Dù quá trình mang thai đối với mẹ bầu là hành động bà bầu cần thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
Thậm chí nhiều trường hợp cho rằng phụ nữ mang thai sẽ yếu ớt hơn, do đó phụ nữ khi mang thai thường lười vận động thể dục hơn so với phụ nữ bình thường.
Tuy nhiên, tập thể dục khi mang thai đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe như:
- Giúp phụ nữ mang thai thư thái, dễ chịu, giảm tình trạng căng thẳng khi mang thai, trầm cảm,...
- Giúp cơ thể phụ nữ mang thai dẻo dai, có thể lực ổn định, sung sức hơn.
- Chăm sóc cơ bắp giúp phụ nữ mang thai giữ thăng bằng tốt.
Tập thể dục khi mang thai giúp bà bầu giữ thăng bằng tốt - Ảnh Internet
- Hiểu cơ thể, chăm sóc cơ thể tốt hơn để mẹ và con khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
2. Tập thể dục khi mang thai đem lại lợi ích gì cho trẻ?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc tập thể dục khi mang thai có thể kích thích sản xuất mô mỡ nâu ở thai nhi và đang phát triển. Điều này khác với lượng mỡ trắng gây tăng cân ở mẹ và tăng cân ở trẻ.
Trong khi đó lượng mô mỡ nâu ở trong cơ thể thai nhi lúc này giúp đốt cháy calo, giúp trẻ kiểm soát cân nặng và giúp em bé phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm trước khi chào đời.
Thử nghiệm tập thể dục trên chuột mang thai cho kết quả những con chuột sức khỏe về thể chất, tham gia hoạt động thể dục khi đang mang thai cho thấy tỷ lệ mỡ nâu so với trọng lượng cơ thể và mỡ trắng bị đốt cháy nhanh hơn so với nhóm chuột mang thai kiểm soát không hoạt động.
Tập thể dục khi mang thai giúp giảm nguy cơ béo phì ở trẻ - Ảnh Internet
Chính vì thế quá trình vận động này giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì ở chuột con, giúp cải thiện sự trao đổi chất ở chuột con khiến chuột con khỏe mạnh.
Theo đó, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc tập thể dục ở phụ nữ thừa cân khi mang thai giúp bảo vệ, chống lại rối loạn chức năng trao đổi chất và béo phì ở trẻ nhỏ. Các dữ liệu này cho thấy điểm tích cực rằng những lợi ích này đều có thể lan rộng sang con cái của người phụ nữ có sức khỏe và thể lực tốt hơn so với những phụ nữ không vận động, không tập thể dục khi mang thai.
Hiện nay, thói quen tập thể dục khi mang thai diễn ra không quá phổ biến. Do đó, tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ có sự gia tăng ở các bà mẹ có chỉ số khối cơ thể khác nhau. Dù các nhà khoa học cho biết họ hi vọng kết quả tốt này có thể dễ dàng thuyết phục phụ nữ mang thai có lối sống lành mạnh hơn, tích cực vận động hơn để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con nhỏ trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh.
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Những người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu vào tháng 4-2020 được công bố trên tạp chí Diabetologia cho biết, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo The Health Site. Những người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet Trong nghiên...