Bệnh viện Trung Quốc siết chặt an ninh sau loạt vụ tấn công bác sĩ
Sau hàng loạt vụ tấn công bác sĩ, hàng trăm bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã cho lắp đặt hệ thống giám sát an ninh.
Hơn 200 bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã cho lắp đặt các hệ thống đảm bảo an ninh ở các lối hàng lang nhằm ngăn chặn số vụ cãi vã dẫn tới hành hung bác sĩ đang không ngừng gia tăng.
Tổng cộng 237 bệnh viện tại Bắc Kinh đã triển khai giám sát an ninh đối với những người vào bệnh viện thăm khám, theo một nhân viên thuộc Ủy ban Y tế thành phố Bắc Kinh (BMHC) chia sẻ với tờ Thời báo Hoàn Cầu hôm 19/4.
Hàng trăm bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc siết chặt an ninh sau loạt vụ tấn công bác sĩ. (Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu)
Danh sách những đồ vật mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không được mang vào bệnh viện cũng đã được BMHC và Cục An ninh Công cộng thành phố Bắc Kinh thông qua vào ngày 15/4. Trong danh sách cấm có các vật liệu dễ gây cháy và gây nổ, rượu, dao gọt hoa quả và gậy gộc.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã lắp đặt hệ thống kiểm tra an ninh vào năm ngoái. Hàng ngàn đồ vật nằm trong danh sách cấm đã bị tịch thu mỗi tháng kể từ những ngày đầu triển khai hệ thống giám sát an ninh. Trong những tháng gần đây, số đồ cấm bị tịch thu đã giảm xuống”, ông Peng Mingqiang, Phó Giám độc Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật nói trong cuộc phỏng vấn với CCTV.
Cũng theo ông Peng, bệnh viện vẫn tiếp tục tịch thu các đồ vật nằm trong danh sách cấm và trả lại cho chủ nhân sau khi họ rời khỏi bệnh viện.
Ngoài hệ thống giám sát an ninh, 231 bệnh viện ở Bắc Kinh còn lắp đặt các thiết bị cảnh báo bằng nút bấm để ngăn chặn những vụ cãi vã trong bệnh viện biến thành xung đột bạo lực. Đây là phản ứng của giới lãnh đạo các bệnh viện sau hàng loạt vụ tấn công nhằm vào bác sĩ trong những năm qua.
Cụ thể, vào năm 2020, bác sĩ chuyên khoa mắt tại Bệnh viện Chaoyang Bắc Kinh là ông Tao Yong đã bị một trong những bệnh nhân họ Cui mà ông từng chữa trị tấn công. Cui tấn công bằng dao khiến tay trái của bác sĩ Tao bị thương.
Còn vào năm 2019, ông Yang Wen, bác sĩ tại Bệnh viện Tổng cục Hàng không Dân sự ở Bắc Kinh bị người thân của một bệnh nhân dùng dao cứa vào cổ. Do vết thương quá nặng, bác sĩ Yang sau đó đã qua đời.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, những chiếc áo khoác màu trắng đặc biệt giúp ngăn chặn tấn công bằng dao cũng đã được bày bán sẵn trên trang thương mạng điện tử Taobao và nhận được hàng trăm lời bình luận từ phía người mua.
“Chiếc áo khiến tôi cảm thấy được an toàn mỗi khi phải làm ca đêm ở bệnh viện”, một bình luận viết.
Ông Peng Xizhe, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Phát triển và Dân số thuộc Đại học Phục Đán, nhận định những biện pháp đảm bảo an ninh mà các bệnh viện triển khai có thể ngăn chặn những tình huống bất ngờ xảy ra.
“Giống như việc các nhân viên an ninh và sĩ quan cảnh sát thường xuất hiện tại cổng trường mầm non, những biện pháp như trên được xem là mang tính cảnh báo. Tuy nhiên, chúng không thể được xem là giải pháp giúp giải quyết mối quan hệ căng thẳng giữa bệnh nhân và bác sĩ. Các bên cần có thêm những nỗ lực khác để đưa mối quan hệ này trở về trạng thái bình thường”, ông Peng nói.
Truyền thông Trung Quốc cho hay, đặc biệt 86 bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh còn trang bị hệ thống nhận diện khuôn mặt để nhận dạng những đối tượng từng có xô xát hay tranh cãi với bác sĩ
Vai trò của cơ chế đa phương trong phòng ngừa và ứng phó đại dịch COVID-19
Thế giới phản ứng chưa đủ nhanh trong dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đại dịch cho thấy sự cần thiết của cơ chế hợp tác đa phương trong chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 24/4/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Đây là đánh giá trong báo cáo sơ bộ của Ủy ban độc lập về công tác phòng ngừa và ứng phó đại dịch, được công bố tối 18/1. Văn kiện này sẽ được đưa ra thảo luận trong kỳ họp hiện nay của Ban điều hành Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Báo cáo cuối cùng sẽ được công bố tại cuộc họp toàn thể của WHO vào tháng 5/2021.
Báo cáo cho rằng WHO và Trung Quốc, nước xuất hiện ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên, có thể hành động nhanh hơn trong giai đoạn dịch bệnh mới bùng phát. Ngay cả vào tháng 1/2020, khi WHO tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp quốc tế về sức khỏe cộng đồng - mức báo động cao nhất có thể theo Quy định về y tế quốc tế, nhiều nước vẫn có rất ít biện pháp ở trong và ngoài nước để ngăn ngừa dịch lây lan. Theo báo cáo, lẽ ra tất cả các nước có nguy cơ lây nhiễm bệnh phải ngay lập tức triển khai các biện pháp phòng dịch cần thiết. Cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, đồng chủ tịch ủy ban độc lập, cho rằng các nước thành viên đặt nhiều kỳ vọng vào WHO trong việc "xác nhận nguy cơ bùng phát, triển khai các nguồn lực hỗ trợ và kiềm chế dịch", nhưng "quyền hạn và ngân sách để (WHO) thực hiện các chức năng này lại hạn chế".
Báo cáo cũng đánh giá hệ thống cảnh báo và phản ứng quốc tế chưa phù hợp với mục đích cũng như thời đại kỹ thuật số hiện nay. Theo bà Ellen Johnson Sirleaf, đại dịch đã cho thấy tầm quan trọng của cơ chế hợp tác đa phương trong ngăn ngừa và ứng phó với dịch bệnh. Bà nói: "Căng thẳng về địa chính trị đã cản trở hành động ứng phó, buộc chúng ta phải suy nghĩ lại và thay đổi cách thức mà hệ thống quốc tế và các quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ y tế toàn cầu".
Báo cáo bày tỏ đặc biệt quan ngại trước tình trạng gia tăng đáng kể số ca mắc và tử vong do COVID-19, trong bối cảnh từ ngày 1/1 đến nay, thế giới ghi nhận trung bình gần 12.500 ca tử vong mỗi ngày.
Ủy ban độc lập về công tác phòng ngừa và ứng phó đại dịch do Tổng giám đốc WHO thành lập, gồm 13 thành viên, có nhiệm vụ đánh giá những kinh nghiệm và bài học rút ra trong quá trình ứng phó với đại dịch COVID-19. Đồng chủ tịch ủy ban có bà Ellen Johnson Sirleaf và cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 mới Ngày 18/1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHS) cho biết Trung Quốc ghi nhận thêm 109 ca nhiễm mới trong ngày 17/1 (gồm 93 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 16 ca nhập cảnh), không có ca tử vong. Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày...