Bệnh rubella
Cháu tôi ở vùng nông thôn, mang thai được 8 tháng sắp sinh, nhưng chưa được chích ngừa, nghe nói bệnh Rubella nguy hiểm lắm. Vậy tôi xin hỏi, bệnh Rubella cách lây truyền, biểu hiện ra sao và phòng bệnh ra sao?
(Lệ Hằng -TP.HCM)
Trả lời: Bệnh Rubella còn gọi với tên khác là bệnh sởi Đức hay bệnh Rubeole. Bệnh do virus gây nên, có tên khoa học là Rubella thuộc họ Togavirus chủng Rubivirus, bệnh lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác qua những giọt nước bọt từ miệng khi ho, khi nói chuyện, khi hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng như dùng chung khăn mặt, bàn chảy đánh răng, đồ chơi, qua ly chén ăn uống chung…
Sự lây truyền có thể xảy ra 1 tuần trước khi phát ban và kéo dài đến 4 ngày sau khi hết ban. Bệnh diễn tiến qua 3 thời kỳ, thời kỳ ủ bệnh, thường kéo dài từ 10 – 20 ngày sau khi tiếp xúc với người, thời gian này tuy nhiễm virus nhưng cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, tiếp theo là thời kỳ toàn phát người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ trên 37,50C kèm theo đau đầu, mệt mỏi, chảy mũi trong, đau họng, đôi khi có đỏ mắt sau đó sẽ phát ban bắt đầu trên mặt và lan xuống dưới, khi phát ban lan xuống người, ở mặt thường hết phát ban là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, nổi từng đốm lan tỏa, xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó lan ra thân mình, thường không thấy ở long bàn tay và bàn chân. Người bệnh kèm theo sưng đau hạch, thường ở mé sau cổ hoặc cạnh tai, đau khớp. Các triệu chứng bệnh trên thường kéo dài từ 3 – 4 ngày rồi tự khỏi, riêng triệu chứng đau khớp có thể kéo dài lâu hơn, sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh.
Phụ nữ có thai bị bệnh, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng bao gồm sảy thai, quái thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và hội chứng Rubella bẩm sinh.
Video đang HOT
Biểu hiện thường gặp nhất của Rubella bẩm sinh là giảm sức nghe, có thể điếc, đục thủy tinh thể, có thể tổn thương mắt gây mù, bệnh tim bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần, chậm lớn.
Tóm lại, di chứng do rubella để lại cho thai nhi là hết sức nặng nề, vì vậy trước khi lập gia đình hay chuẩn bị làm mẹ, ta cần chủ động phòng ngừa bằng cách tạo miễn dịch chủ động, nhưng trước hết cần làm xét nghiệm huyết thanh để xác định cơ thể có được miễn dịch chưa, nếu chưa chích ngừa với thời gian tối thiểu là 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắcxin mới được phép mang thai, sau khi tiêm vắcxin sẽ phòng được bệnh trong khoảng thời gian 10 đến 16 năm hoặc có thể cả đời, Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm 1 liều duy nhất.
BS.CKI. Trần Quốc Long
Theo suckhoedoisong
Tại sao nhóm máu O Rh- lại hiếm?
Trong tất cả các nhóm máu, nhóm máu có kháng nguyên O Rh- được coi là hiếm nhất, chiếm khoảng 0,04% và chỉ tương thích với chính nó.
Theo các chuyên gia, máu con người được chia làm 4 nhóm chính là: A,B, AB và O. Trong mỗi nhóm máu chứa đựng 2 loại: kháng nguyên và kháng thể. Ví dụ như, người nhóm máu A sẽ có kháng nguyên A và kháng thể B (chống lại B trong máu); người nhóm máu B sẽ có kháng nguyên B và kháng thể A; nhóm AB sẽ có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng thể.
Còn lại người nhóm máu O không có kháng nguyên A và B nhưng lại có kháng thể A và B trong máu.
Ngoài các kháng nguyên A và B còn có loại kháng nguyên khác là Rh (hay Rhesus). Rh được chia làm 2 loại Rh và Rh-. Người nhóm máu có kháng nguyên Rh thường do di truyền.
Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ Rh của người da trắng là 85%, người Mỹ da đen là 95%, người Phi da đen là 100%.
Tại Việt Nam, hiếm nhất là nhóm Rh-. Bởi trong khi Rh chiếm tới 99,96% thì Rh- chỉ chiếm khoảng 0,04%. Do vậy, thông thường, những người mang nhóm máu O thường có kháng nguyên là O Rh , còn O Rh- được coi là nhóm hiếm, thậm chí là siêu hiếm.
O Rh- là nhóm máu siêu hiếm. (Ảnh: XNM)
Theo các chuyên gia, do O Rh- là nhóm máu hiếm, nên trong cuộc sống, người có nhóm máu này thường dễ bị rủi ro hơn khi gặp biến cố hay tai nạn cần đến truyền máu.
Cụ thể, người nhóm máu O Rh- thường chỉ nhận được chính nó. Nghĩa là O Rh- chỉ nhận được nhóm máu có kháng nguyên O Rh-. Trong trường hợp truyền nhóm máu O Rh , người được truyền máu sẽ gặp tai biến, gây ngừng kết hồng cầu rất nguy hiểm.
Ngoài ra, cũng vì hiếm, nên O Rh- vốn không được ngân hàng máu của các bệnh viện lưu trữ nhiều, thậm chí không có để lưu trữ. Do đó, khi gặp những sự cố liên quan đến truyền máu, người mang nhóm máu O Rh- thường rất khó để tìm được lượng máu bổ sung.
Đặc biệt, trong trường hợp mang thai, nếu có người mẹ có nhóm máu O Rh-, người bố là O Rh thì tỷ lệ sinh con ra có nhóm máu giống bố O Rh chỉ là 50%. Trường hợp mang thai lần 1, trẻ lớn trong bụng sẽ vẫn phát triển bình thường cho tới khi sinh ra.
Tuy nhiên, với trường hợp mang thai lần thứ 2 về sau, trẻ nếu vẫn có nhóm máu O Rh thì tỷ lệ sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra bị thiểu năng là rất cao. Đó còn chưa kể tới trường hợp người mẹ mang nhóm máu O Rh- sẽ có nguy cơ bị thiệt mạng khi sinh cao hơn nhiều so với những sản phụ bình thường khác.
Theo VTC
Cứu thai phụ mang thai 33 tuần tuổi bị viêm ruột thừa cấp Trong lúc đang mang thai 33 tuần tuổi thì bất ngờ bị viêm ruột thừa cấp, thai phụ tưởng chừng khó có thể qua khỏi, nếu không có thể bị sinh non, sảy thai... Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi xử lý tình trạng viêm ruột thừa cấp cho thai phụ V.B.N mang thai 33 tuần tuổi - Ảnh: K.O...