Bệnh nhân ung thư vú nên tránh ăn đậu nành và hạt lanh: Sự thật là gì?
Có lời đồn cho rằng, bệnh nhân ung thư vú nên tránh ăn đậu nành và hạt lanh. Nhưng sự thật là: “Tiêu thụ lượng vừa phải thực phẩm đậu nành KHÔNG làm tăng rủi ro tái phát ung thư vú”.
Ăn đậu nành thế nào cho đúng?
Ăn thực phẩm đậu nành toàn phần là tốt cho bạn! Bạn hãy ăn đậu nành ở dạng thực phẩm như: Đậu phụ, sữa đậu nành và hạt đậu nành, tránh dạng viên và dạng bột.
Với các loại thực phẩm chức năng (TPCN), chất bổ sung từ đậu nành có chứa lượng đậm đặc đậu nành và thiếu một số dưỡng chất có lợi khác có trong thức ăn từ đậu nành toàn phần, và bạn NÊN TRÁNH.
Ngược lại, lethicin đậu nành, dầu đậu nành và nước tương không chứa đậu nành đậm đặc nên bạn không cần kiêng những thứ này.
Liều lượng mới quan trọng, nhưng thế nào là lượng vừa phải?
Lượng vừa phải đậu nành sẽ là 1-2 khẩu phần một ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên ăn 3-4 khẩu phần trong một tuần.
Một khẩu phần có thể gồm:
- 1 cốc sữa đậu nành hoặc
- bát ăn cơm đậu nành (còn gọi là đậu nành Nhật, edamame) hoặc đậu phụ.
Đậu nành có estrogen thực vật không?
Đậu nành có chứa estrogen thực vật nhưng điều quan trọng là hiểu rằng estrogen thực vật là estrogen từ cây cối, không giống như estrogen của người. Bạn không thể lấy được estrogen của người từ việc ăn estrogen thực vật.
Một số người lo ngại rằng estrogen thực vật tương tự về hình dạng như estrogen của người, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách đính vào các thụ thể estrogen của người trong cơ thể. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh rằng estrogen thực vật có thể làm ung thư phát triển.
Làm thế nào để biết đâu là đậu nành đậm đặc để tránh?
Bạn nên đọc kỹ nhãn của sản phẩm có thành phần đậu nành để biết đâu là loại đậu nành nên tránh. Nếu trên nhãn sản phẩm nói có chất “đạm phân lập từ đậu nành” thì bạn nên tránh không ăn sản phẩm đó.
Thế còn hạt lanh thì sao?
Video đang HOT
Hạt lanh chứa lignin là một loại estrogen thực vật. Ta tìm thấy lignin trong các thực phẩm khác như là hoa quả, rau, các loại ngũ cốc cà phê, trà, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt nhỏ. Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế thì 1-4 thìa cà phê hạt lanh xay mịn/ngày dường như là an toàn. Và thậm chí có thể giúp bảo vệ không bị mắc ung thư vú.
BẠN CẦN NHỚ!
Nên ăn thường xuyên hơn:
- Thức ăn từ đậu nành toàn phần – hạt đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ.
- Protein thực vật – các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt nhỏ.
- Hoa quả và rau – 4-5 bát/ngày (kết hợp với nhau).
- Chất lỏng – uống 2 lít nước, cà phê, và/hoặc trà không pha ngọt/ngày.
Nên hạn chế ăn:
- Đậu nành đậm đặc.
- Tránh TPCN từ đậu nành.
- Hạn chế thực phẩm làm từ protein phân lập từ đậu nành.
- Thịt đỏ: Chỉ nên ăn ít hơn 500g/tuần.
- Tránh ăn thịt đã chế biến.
- Ngũ cốc tinh luyện và đường bổ sung.
- Hạn chế bột mì “trắng” được bổ sung chất dinh dưỡng.
- Hạn chế đồ uống có đường bổ sung.
1. Y Học Cộng Đồng là dự án thiện nguyện do nhiều bác sĩ trong và ngoài nước chung tay xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm CNTT và hơn 200 cộng tác viên.
2. Website https://yhoccongdong.com/ là nơi tổng hợp và chuyển tải thông tin cơ bản, quan trọng về nhiều loại bệnh, cách điều trị và phòng tránh giúp cộng đồng giữ gìn sức khỏe. Những thông tin này luôn tham khảo tài liệu dành cho bệnh nhân uy tín ở Anh, Nhật, Mỹ để đảm bảo tính xác thực và tính hệ thống.
Thực hư chuyện đậu nành ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Chắc hẳn, bạn đã từng nghe một số tin đồn thổi tràn lan trên mạng internet về tác dụng - tác hại của đậu nành. Một số người truyền tai nhau rằng đậu nành là nguyên nhân gây ra ung thư vú.
Số khác còn loại bỏ hẳn đậu nành khỏi chế độ ăn uống vì nghi ngờ nó có có chứa estrogen thực vật.
Tuy nhiên, nếu đúng như lời đồn, chắc hẳn sẽ không có chuyện 35% người Mỹ tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống đậu nành ít nhất một lần/ tuần. Báo cáo đánh giá tiêu dùng được ghi nhận bởi Hội đồng đậu nành Hoa Kỳ năm 2019.
Ngày nay, để người Mỹ loại bỏ đậu nành khỏi chế độ ăn kiêng điển hình là vô cùng khó khăn. Bởi nó góp mặt trong mọi thứ từ thịt chế biến, bơ thực vật, sô cô la, ngũ cốc cho đến sữa đậu nành. Khoảng 98% tiêu thụ đậu nành của Hoa Kỳ là làm thức ăn trong chăn nuôi, một phần nhỏ có thể được sử dụng để thay thế cho các sản phẩm từ thịt. Vậy có nên loại bỏ đậu nành khỏi chế độ dinh dưỡng của mình hay không? Cùng tìm hiểu những nghiên cứu mới nhất nhé!
Ăn đậu nành có gây hại cho sức khỏe bạn hay không?
Cây đậu nành là một trong 5 cây thực phẩm quan trọng ở Mỹ, công nghệ sinh học đang tập trung phát triển vào cây đậu nành. Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng chế độ ăn giàu đậu nành giúp giảm lượng cholesterol và cải thiện chức năng cho thận. Dựa trên dữ liệu này, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng: protein trong đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, đến năm 2017, các nghiên cứu khác của Trung tâm An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng Ứng dụng lại mâu thuẫn với kết luận trên. Họ đề xuất hủy bỏ các yếu tố, dẫn chứng tích cực liên quan đến việc ăn đậu nành. Nhưng đến tháng 1 năm 2019, bản tóm tắt mới của quá trình nghiên cứu đã khẳng định: tiêu thụ đậu nành làm giảm cholesterol khoảng 3 - 4% ở người lớn.
Dù vô cùng rối rắm và hoang mang nhưng chính xác thì đậu nành không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Không những thế nó còn bị đồn đại là tác nhân nguy cơ ung thư, thay đổi hormone và sự phát triển của con người.
Vậy tại sao một số người nói rằng đậu nành có thể gây hại ? Trong nhiều thập kỷ qua, các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng đậu nành có một số tác động tiêu cực đối với một số loài. Các nhà nghiên cứu cho rằng một số protein đậu nành được biết là gây dị ứng ở người và động vật.
Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ dùng liều lượng hoặc loại hợp chất khi thí nghiệm với động vật. Nó cũng đáng lưu ý rằng con người và động vật chế biến thực phẩm khác nhau.
Ăn đậu nành có thể gây ung thư hay không?
Các hợp chất trong đậu nành được gọi là lignans và isoflavones khá giống hormone estrogen sinh dục do cơ thể con người sản xuất. Về lý thuyết, các hợp chất giống estrogen trong đậu nành có thể kích thích các bệnh ung thư như ung thư vú.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lignans và isoflavone sao chép hormone giới tính để chống lại ung thư. Những hợp chất này thậm chí có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thông báo với người tiêu dùng rằng: việc ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành mang lại nhiều lợi ích hơn là những rủi ro tiềm ẩn. Ăn những thực phẩm này thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Những người đã bị ung thư vú hay nhạy cảm với estrogen cũng không cần phải kiêng ăn đậu nành. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định lợi ích và rủi ro của việc sử dụng đậu nành và thực hư đậu nành có phải là tác nhân gây ra ung thư hay không?
Ăn đậu nành ảnh hưởng đến hormone của bạn?
Nghiên cứu cho thấy rằng ăn các sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm hormone FSH và LH ở những người tiền mãn kinh, hai loại hormone ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Nó có thể làm tăng lượng estrogen ở những người mãn kinh, làm giảm các triệu chứng mãn kinh.
Tác dụng của đậu nành còn tùy thuộc lượng đậu nành bạn dùng cũng như loại đậu nành được tiêu thụ. Bên cạnh đó, có rất ít bằng chứng cho thấy đậu nành ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng hoặc testosterone.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy có thể có những thay đổi nội tiết tố và sinh sản ở chuột đực khi chúng ăn đậu nành trong suốt cuộc đời. Nghiên cứu thêm về tác dụng của đậu nành đối với con người có thể giúp hiểu được tác dụng của đậu nành đối với hormone với mọi giới tính.
Đậu nành có hại cho trẻ sơ sinh?
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ tuyên bố rằng: các công thức cho trẻ sơ sinh đều chứa protein đậu nành và an toàn cho trẻ đủ tháng tuổi. Vẫn còn quá ít nghiên cứu dài hạn về người lớn từng ăn sữa đậu nành khi còn nhỏ, vì vậy có thể có những rủi ro hay lợi ích chưa được khám phá hết.
Một nghiên cứu về những phụ nữ được từng ăn sữa đậu nành khi còn nhỏ cho thấy rằng: nhóm phụ nữ này có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn và đau đớn hơn so với những người được nuôi nấng bằng sữa bò.
Một nghiên cứu khác về trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa đậu nành cho thấy: sự khác biệt nho nhỏ về kích thước tử cung ở tuần thứ 36 so với những trẻ được nuôi bằng sữa bò, có nguy cơ bị phơi nhiễm estrogen. Mặc dù các nghiên cứu có thể chỉ ra một số tác dụng đặc biệt của đậu nành, nhưng cũng không làm giảm được mối lo ngại rằng đậu nành sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Có nên ăn đậu nành?
Đậu nành ngày càng trở thành thức ăn không thể không có trong chế độ ăn uống của người Mỹ, đặc biệt khi bạn ăn bất kỳ thực phẩm chế biến nào. Nó được sử dụng trong sữa bột trẻ em, bột mì, phô mai chay, đậu phụ và nhiều loại thịt khác. Nó thường được sử dụng làm chất phụ gia trong các sản phẩm thịt. Mỗi năm lượng tiêu thụ đậu nành trên toàn thế giới không ngừng tăng lên, mức tiêu thụ đã tăng 5-6%/năm trong 15 năm qua.
Các nghiên cứu khoa học về đậu nành không hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Trong thực tế, nó thường gây ra những mâu thuẫn và bất đồng quan điểm. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ các tác động tích cực cũng như tiêu cực liên quan đến việc sử dụng đậu nành. Vào cuối ngày, khi bạn ăn quá nhiều thứ mà vẫn tiếp tục nạp thêm đậu nành thì kể cả khi nó có giá trị về mặt dinh dưỡng, nhưng có thể vẫn gây ra các tác động tiêu cực.
Nguồn: The Health, Helloclue và Seventeen
Theo Helino
Thuốc lá và thực phẩm giàu a xít tăng nguy cơ tái phát ung thư vú Nếu một người đã khỏi bệnh ung thư vú có chế độ ăn uống giàu tính a xít, đã từng hút thuốc với cường độ cao trong quá khứ, thì nguy cơ tái phát và tử vong sẽ còn cao gấp 3 lần. Thuốc lá từ lâu đã được xem là tác nhân nguy hiểm làm tăng nguy cơ tử vong do ung...