Bệnh nhân ung thư nên ăn uống như thế nào?
Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động thể lực…. sẽ giúp bệnh nhân đủ chất dinh dưỡng, sức khoẻ chống lại ung thư chứ không phải “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người lầm tưởng.
Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung điều trị, chưa chú trọng dinh dưỡng
Số liệu mới nhất của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) thống kê năm 2018, với dân số hơn 96 triệu người, Việt Nam trong năm qua có tới gần 165.000 ca ung thư mới mắc, nghĩa là mỗi ngày có hơn 450 người Việt phát hiện mắc ung thư; gần 115.000 người tử vong do ung thư và hơn 300.000 người đang sống chung với ung thư.
Bệnh nhân ung thư cần ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ung thư là căn bệnh gây chết người xếp hàng thứ 2, chỉ sau tim mạch. Đáng nói, hơn 70% bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh muộn.
ThS, BS Bùi Quang Biểu, Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Bệnh viện 108 dẫn thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong số hàng trăm nghìn ca tử vong vì ung thư mỗi năm, 80% bệnh nhân bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u.
Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Rất ít bệnh nhân quan tâm đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý. Nhiều bệnh nhân và gia đình thiếu hiểu biết, do lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Rất nhiều người bệnh ung thư bị suy kiệt không đủ sức chống đỡ với bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị nhằm mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân giảm thiểu những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.
Người bệnh ung thư nên ăn uống ra sao cho hợp lý?
Theo BS Biểu, để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước.
Video đang HOT
Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động thể lực…. sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Việc nhịn ăn, kiêng cữ phi khoa học sẽ khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng, teo cơ, suy giảm chức năng vận động, sức đề kháng; Vết mổ chậm lành, dễ nhiễm trùng, thậm chí không đủ sức để được phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Từ đó, vừa suy giảm chất lượng sống người bệnh, vừa tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện.
Gia đình nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh.
Để giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu nên cho bệnh nhân “súc miệng” trước khi ăn; Ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); Ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; Tăng cường ăn những thức ăn ưa thích và không nên ăn nhiều thịt đỏ; Sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…
Khi hoá trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu – cổ… có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, khiến tình trạng chán ăn càng trầm trọng.
Trong trường hợp này, BS Biểu lưu ý người nhà nên cho bệnh nhân ung thư ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tăng tiết nước bọt; Tránh ăn nhiều đường; Sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh; Vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần trong 1 ngày; Uống nhiều nước và uống từng ngụm trong vài phút…
Khi xạ trị vùng đầu – cổ, hoá trị liệu hay nhiễm trùng, bệnh nhân thường đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng. Ngoài việc cần thông báo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời, người nhà có thể cho bệnh nhân ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt, tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua, các thức ăn cứng có thể làm tổn thương miệng, hầu họng.
Đa phần bệnh nhân hoá trị liệu thường buồn nôn và nôn. Lời khuyên là nên cho người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…; ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng…
Với bệnh nhân ung thư, nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày (tương đương 2-2,5 lít nước). Có thể là nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước… Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát. Tuy nhiên nên hạn chế những thức uống chứa cafein…
GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định trong điều trị ung thư, vai trò dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Việc “bỏ đói tế bào ung thư” để điều trị là sai lầm. Chưa ghi nhận trường hợp nào chữa khỏi bệnh ung thư chỉ bằng chế độ thực dưỡng. Nhiều người bệnh rơi vào tình trạng suy kiệt nặng, lúc phát hiện ở giai đoạn rất sớm có nhiều cơ hội điều trị thì giờ vào giai đoạn 3-4, thậm chí giai đoạn cuối. Thay vì áp dụng phác đồ điều trị, các bác sĩ lại phải chống suy kiệt bằng việc truyền đạm, đường, các chất dinh dưỡng… cho bệnh nhân để nâng cao thể trạng. Không ít người đã chết do suy kiệt trước khi chết vì ung thư.
Tú Anh
Theo Dân trí
Làm sao để tăng hiệu quả chống ung thư của súp lơ xanh?
Nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh súp lơ xanh có khả năng chống ung thư vượt trội. Nó có thể tiêu diệt các tế bào gốc là những tế bào khiến ung thư phát triển và tái phát.
Shutterstock
Vậy liệu có cách nào để tăng thêm hiệu quả chống ung thư của súp lơ xanh?
Một sự kết hợp mạnh mẽ của mầm súp lơ xanh và bông súp lơ xanh có thể làm tăng hàm lượng của hoạt chất chống ung thư sulforaphane lên nhiều lần.
Nghiên cứu mới cho thấy kết hợp bông súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh có thể làm tăng tác dụng chống ung thư lên 200%, theo The Epoch Times.
Trong khi súp lơ xanh là một nguồn phong phú của sulforaphane, thì mầm súp lơ xanh lại có hàm lượng sulforaphane cao đến mức của một siêu thực phẩm.
Mầm súp lơ xanh - cây con mới mọc mầm được 3 ngày, chứa hàm lượng sulforaphane cao gấp 10 đến 100 lần so với bông súp lơ xanh trưởng thành.
Chỉ cần một phần 28 gram mầm súp lơ xanh chứa lượng sulforaphane tương đương với gần 700 gram bông súp lơ xanh. Mầm súp lơ xanh đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giảm nguy cơ ung thư vú.
Kết hợp súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh làm tăng tác dụng chống ung thư lên 200%, theo The Epoch Times.
Một nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ), được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡngAnh, cho thấy rằng việc kết hợp bông súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh có thể làm tăng tác dụng chống ung thư gần gấp đôi.
Theo Elizabeth Jeffery, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Illinois (Mỹ), chỉ cần ăn 3 đến 5 phần súp lơ xanh mỗi tuần là đủ để ngăn ngừa ung thư.
Nên hấp súp lơ xanh chỉ 2 - 4 phút
Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là súp lơ xanh còn chứa một loại enzyme sống gọi là myrosinase. Enzyme này rất cần để giúp hình thành chất có hoạt tính chống ung thư sulforaphane.
Vấn đề là nhiều người đã nấu quá chín súp lơ xanh. Nấu súp lơ xanh quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy enzyme myrosinase này.
Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần cho vào lò vi sóng trong 2 phút hoặc hấp trong 7 phút là đã phá hủy myrosinase.
Giáo sư Jeffery khuyên nên hấp súp lơ xanh chỉ trong 2 - 4 phút để bảo vệ enzyme này và các loại chất dinh dưỡng khác có trong súp lơ xanh.
Một cách khác để đảm bảo vẫn giữ đầy đủ enzyme myrosinase là ăn mầm súp lơ xanh sống. Trên thế giới đã có nhiều nguồn cung cấp mầm súp lơ xanh.
Các tác giả lưu ý rằng các loại thực phẩm có chứa sulforaphane khác, như mù tạt và củ cải, có thể được thêm vào súp lơ xanh để tăng cường tác dụng chống ung thư. Ví dụ, rải mầm súp lơ xanh lên bông súp lơ xanh. Hoặc có thể làm sốt mù tạt để ăn kèm với súp lơ xanh.
Các nhà nghiên cứu lưu ý những người sử dụng thực phẩm bổ sung bột súp lơ xanh rằng việc bổ sung không phải lúc nào cũng có tác dụng nếu các chất bổ sung không chứa enzyme. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng enzyme myrosinase khi kết hợp với bột súp lơ xanh cũng sẽ làm tăng hàm lượng hoạt chất chống ung thư sulforaphane.
Các nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ. Với 4 người đàn ông khỏe mạnh ăn riêng súp lơ xanh, bột súp lơ xanh hoặc kết hợp cả hai.
Mầm chứa đầy đủ enzyme myrosinase, trong khi bột súp lơ xanh có thể không có enzyme này.
Các thử nghiệm được thực hiện 3 giờ sau bữa ăn, cho thấy sự hấp thu sulforaphane tăng gần gấp đôi khi mầm và bột được ăn cùng nhau. Theo các nhà nghiên cứu, điều này chứng tỏ myrosinase từ mầm súp lơ xanh đã thúc đẩy việc hình thành hoạt chất chống ung thư sulforaphane không chỉ từ mầm mà còn từ bột súp lơ xanh, theo The Epoch Times.
Theo thanhnien
Xúc xích dù chiên hay nướng bếp than đều có thể gây loạt bệnh ung thư Xúc xích là món ăn được nhiều người thích, nhất là trẻ nhỏ, tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều loại thực phẩm này dù chiên, nướng...cũng đều có hại cần tránh. Xúc xích có thể gây ung thư ruột Theo các chuyên gia của Quỹ nghiên cứu Ung thư thế giới (WCRF), họ đã thực hiện hơn 800 nghiên...