Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động thể lực…. sẽ giúp bệnh nhân đủ chất dinh dưỡng, sức khoẻ chống lại ung thư chứ không phải “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người lầm tưởng.
Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung điều trị, chưa chú trọng dinh dưỡng
Số liệu mới nhất của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) thống kê năm 2018, với dân số hơn 96 triệu người, Việt Nam trong năm qua có tới gần 165.000 ca ung thư mới mắc, nghĩa là mỗi ngày có hơn 450 người Việt phát hiện mắc ung thư; gần 115.000 người tử vong do ung thư và hơn 300.000 người đang sống chung với ung thư.

Bệnh nhân ung thư cần ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ung thư là căn bệnh gây chết người xếp hàng thứ 2, chỉ sau tim mạch. Đáng nói, hơn 70% bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh muộn.
ThS, BS Bùi Quang Biểu, Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Bệnh viện 108 dẫn thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong số hàng trăm nghìn ca tử vong vì ung thư mỗi năm, 80% bệnh nhân bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u.
Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Rất ít bệnh nhân quan tâm đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý. Nhiều bệnh nhân và gia đình thiếu hiểu biết, do lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Rất nhiều người bệnh ung thư bị suy kiệt không đủ sức chống đỡ với bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị nhằm mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân giảm thiểu những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.
Người bệnh ung thư nên ăn uống ra sao cho hợp lý?
Theo BS Biểu, để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước.
Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động thể lực…. sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Việc nhịn ăn, kiêng cữ phi khoa học sẽ khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng, teo cơ, suy giảm chức năng vận động, sức đề kháng; Vết mổ chậm lành, dễ nhiễm trùng, thậm chí không đủ sức để được phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Từ đó, vừa suy giảm chất lượng sống người bệnh, vừa tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện.
Gia đình nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh.
Để giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu nên cho bệnh nhân “súc miệng” trước khi ăn; Ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); Ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; Tăng cường ăn những thức ăn ưa thích và không nên ăn nhiều thịt đỏ; Sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…
Khi hoá trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu – cổ… có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, khiến tình trạng chán ăn càng trầm trọng.
Trong trường hợp này, BS Biểu lưu ý người nhà nên cho bệnh nhân ung thư ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tăng tiết nước bọt; Tránh ăn nhiều đường; Sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh; Vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần trong 1 ngày; Uống nhiều nước và uống từng ngụm trong vài phút…
Khi xạ trị vùng đầu – cổ, hoá trị liệu hay nhiễm trùng, bệnh nhân thường đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng. Ngoài việc cần thông báo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời, người nhà có thể cho bệnh nhân ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt, tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua, các thức ăn cứng có thể làm tổn thương miệng, hầu họng.
Đa phần bệnh nhân hoá trị liệu thường buồn nôn và nôn. Lời khuyên là nên cho người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…; ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng…
Với bệnh nhân ung thư, nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày (tương đương 2-2,5 lít nước). Có thể là nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước… Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát. Tuy nhiên nên hạn chế những thức uống chứa cafein…
GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định trong điều trị ung thư, vai trò dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Việc “bỏ đói tế bào ung thư” để điều trị là sai lầm. Chưa ghi nhận trường hợp nào chữa khỏi bệnh ung thư chỉ bằng chế độ thực dưỡng. Nhiều người bệnh rơi vào tình trạng suy kiệt nặng, lúc phát hiện ở giai đoạn rất sớm có nhiều cơ hội điều trị thì giờ vào giai đoạn 3-4, thậm chí giai đoạn cuối. Thay vì áp dụng phác đồ điều trị, các bác sĩ lại phải chống suy kiệt bằng việc truyền đạm, đường, các chất dinh dưỡng… cho bệnh nhân để nâng cao thể trạng. Không ít người đã chết do suy kiệt trước khi chết vì ung thư.
Tú Anh
Theo Dân trí
Lý do nên ăn ớt
Tin mới nhất
Bác sĩ quân y chống bệnh sốt rét năm 1947
13:11:38 07/12/2019
HÀ NỘI - Cuộc chiến chống Pháp căng thẳng, 90% quân số đều bị sốt rét, y tá Bùi Huy Hùng phải cân não lựa chọn người có thể tiếp tục.
Tác dụng siêu tuyệt vời của củ riềng đối với sức khỏe
12:48:04 07/12/2019
Củ riềng là nguyên liệu rất phổ biến trong nhà bếp. Hầu như mọi bộ phận của loại củ này đều có thể được sử dụng để nấu ăn hoặc chữa bệnh.
Vì sao nhộng tằm dễ gây sốc phản vệ?
12:00:05 07/12/2019
Nhộng tằm là món ăn nhiều người ưa thích nhưng các bác sĩ cũng khuyến cáo do thành phần chứa hàm lượng đạm cao nó cũng gây ra nhiều nguy cơ dị ứng thậm chí sốc phản vệ.
Phòng và kiểm soát biến chứng của bệnh đái tháo đường
11:59:55 07/12/2019
Duy trì mức đường máu, huyết áp và cholesterol bình thường hoặc gần bình thường để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường (ĐTĐ).
Các thuốc người bệnh đái tháo đường cần cảnh giác
11:56:23 07/12/2019
Ngoài chế độ ăn uống kiêng khem, bệnh nhân đái tháo đường cũng cần phải lưu ý tránh những tương tác thuốc dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc điều trị chính hoặc tăng độc tính của thuốc. Một số thuốc dưới đây người bệnh đái tháo đường c...
Bệnh nhân tim dưới 18 tuổi sẽ được Bệnh viện TƯ Huế mổ miễn phí
11:52:34 07/12/2019
Bệnh viện TƯ Huế sẽ khám sàng lọc và hỗ trợ mổ tim miễn phí cho bệnh nhân dưới 18 tuổi, bệnh nhân nghèo ở Hà Tĩnh trong các ngày từ 11/12 đến ngày 13/12.
8 cách để có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh với bệnh tiểu đường type 2
11:49:23 07/12/2019
Việc thực hiện một số thay đổi về lối sống có thể giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường type 2 và có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh hơn.
Nhưng nguy hại khôn lường đối với cơ thể nếu bạn thường xuyên bỏ bữa
11:46:00 07/12/2019
Không chỉ bỏ bữa sáng, nếu bạn bỏ các bữa chính trong ngày và việc bỏ bữa ăn một cách thường xuyên có thể mang lại những tác động xấu đối với cơ thể.
Dùng chất béo của chính bệnh nhân để chữa tổn thương khớp
11:43:40 07/12/2019
Trung tâm chấn thương và chỉnh hình Dagestan, Nga, đã phát triển phương pháp độc đáo hiệu quả cao chữa tổn thương khớp là dùng huyết tương và chất béo của chính bệnh nhân để tiêm vào các khu vực bị tổn thương.
20 phút làm điều này, quý ông giảm 51% nguy cơ dạng ung thư "sát thủ"
11:42:20 07/12/2019
Một nghiên cứu quốc tế quy mô lớn vừa xác định cách thức dễ dàng nhất để chống lại dạng ung thư chết người mà 1/8 quý ông trên thế giới sẽ phải đối mặt.
Giải thích khoa học cho hiện tượng nháy mắt liên tục
11:37:16 07/12/2019
Theo quan điểm khoa học, hiện tượng nháy mắt liên tục nguyên nhân chủ yếu là do co thắt các cơ của mắt. Sự nháy liên tục cũng có thể được giải quyết bằng cách điều trị thích hợp.
Hơn 50% người bị tăng huyết áp không biết mình bị mắc bệnh
11:35:43 07/12/2019
Tăng huyết áp là căn bệnh giết người thầm lặng, song tại Việt Nam có đến 51,6% người bị tăng huyết áp nhưng không biết mình bị tăng huyết áp.
4 loại thực phẩm nên tránh vào sáng sớm, bụng đói
11:32:28 07/12/2019
Những thực phẩm dưới đây ta không nên ăn vào buổi sáng sớm khi bụng đói vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm giúp cho tim và não khỏe mạnh
11:30:21 07/12/2019
Các thực phẩm lành mạnh như socola đen, quả óc chó... có thể giúp tăng cường sức khỏe tim, cải thiện trí nhớ.
Thuốc lá điện tử, đừng lầm tưởng
11:27:29 07/12/2019
Đáng lo ngại, hàng ngàn hóa chất độc hại trong thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đến nay, khoảng 42 quốc gia trên thế giới đã cấm hoàn toàn việc kinh doanh, sử dụng thuốc lá điện tử nhưng Việt Nam vẫn chưa cấm.
Phát hiện tiểu đường bằng nước mắt - cách kiểm tra mới cho những người bị tiểu đường.
11:26:07 07/12/2019
Phát hiện mới của các nhà khoa học Brazil và Mỹ đã giúp các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể phát hiện bệnh sớm hơn mà không gây đau đớn và nhanh chóng.
Ung thư gan - Mối nguy tiềm ẩn
11:23:56 07/12/2019
Ung thư gan (UTG) được đánh giá là bệnh phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư dạ dày.
Quế kết hợp mật ong rồi pha với nước ấm mỗi sáng được ví là thần dược
11:20:12 07/12/2019
Quế kết hợp mật ong rồi pha với nước ấm mỗi sáng được ví là món đồ uống phòng chữa bệnh lại giúp đẹp da siêu hoàn hảo mà có thể bạn chưa bao giờ biết đến.
Bệnh nhân ung thư nên ăn thế nào để khỏi 'nuôi khối u'?
11:18:09 07/12/2019
Thưa bác sỹ, bố tôi bị ung thư thận, phát hiện cách đây 5 năm và đã phẫu thuật cắt bỏ thận trái. Hiện tại bố tôi vẫn đi khám định kỳ đều đặn hàng năm.
Chú ý những dấu hiệu gỉ mắt bất thường
11:16:44 07/12/2019
Gỉ mắt có thể là bình thường khi mỗi sáng thức dậy. Nhưng nếu gỉ mắt nhiều tới mức bám vào lông mi, cùng các triệu chứng khác, thì có thể là cảnh báo những dấu hiệu bất thường ở mắt cần chú ý.
Bác sĩ chỉ ra 5 cách tự phân biệt khối u lành tính và ác tính
11:12:42 07/12/2019
Bác sĩ cho rằng, trên thế giới có 2 kiểu người, một kiểu người là chỉ cần chạm thấy khối u trên cơ trhể là ngay lập tức đến gặp bác sĩ, còn một kiểu người là khi phát hiện thấy khối u họ không quan tâm quá nhiều, thậm chí khối u phát tr...
10 dấu hiệu cho thấy bạn đang bước vào thời kỳ mãn kinh
11:08:49 07/12/2019
Mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Sự thay đổi hormone trong thời kỳ này có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau.
Mắt bị giật: Điềm báo may rủi hay cảnh báo bạn đang mắc bệnh nguy hiểm?
11:05:29 07/12/2019
Nhiều người vẫn tin rằng, nếu xảy ra hiện tượng co giật mí mắt thường có liên hệ đến một điều gì đó bất thường mang tính tâm linh. Tuy nhiên, theo y học thì đó lại là dấu hiệu bị tổn thương của dây thần kinh hoặc cảnh báo nhiều bệnh ng...
Dấu hiệu gan bị nhiễm độc và cách giải độc hiệu quả không phải ai cũng biết
10:51:43 07/12/2019
Ngoài các chỉ số cụ thể về gan nhiễm mỡ, men gan tăng, viêm gan B, C thì các biểu hiện bên ngoài như nổi mề đay, dị ứng, chán ăn, vàng da cũng phản ánh tình trạng gan không khỏe, có nguy cơ nhiễm độc.
Những thay đổi tâm lý của bệnh nhân ung thư
08:34:56 07/12/2019
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu, tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Khi biết mình mắc bệnh hiểm nghèo này, diễn biến tâm lý của mỗi bệnh nhân rất phức tạp.
100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn vào năm 2020
08:33:24 07/12/2019
Tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, tăng tỷ lệ bán thuốc kháng sinh phải có đơn là mục tiêu của đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2...
Triệu chứng lạ trong "chuyện ấy", có hại gì cho con sau này không?
08:27:40 07/12/2019
Chúng tôi muốn sinh con thứ 2 nhưng lo sợ nếu theo cách tự nhiên sẽ có hại, bởi trước đây cô ấy dị ứng với... tôi trong chuyện ấy, phải đến bệnh viện xử lý tinh trùng mới có con được.
Khánh Hòa: Hơn 10.000 ca mắc sốt xuất huyết, khuyến cáo diệt lăng quăng
23:37:16 06/12/2019
Ngày 6/12, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 11/2019, trên địa bàn tỉnh này đã ghi nhận hơn 10.600 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 2 c...
Muốn đẹp, muốn khỏe, hãy ăn sáng
23:33:25 06/12/2019
Bữa sáng phải cung cấp cho cơ thể từ 1/4 đến 1/3 nhu cầu về năng lượng trong ngày và cần kết hợp đủ 4 nhóm chất là: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Bữa sáng cũng nên đa dạng và đổi món thường xuyên.
Bất ngờ với những sự thật ít biết về “đội quân” tí hon của các chàng
23:32:03 06/12/2019
Tinh trùng là giao tử đực sở hữu bộ nhiễm sắc thể đơn bội, khi được thụ tinh thành công với trứng, giao tử cái cũng sở hữu nhiễm sắc thể đơn bội, sẽ tạo thành hợp tử với bộ nhiễm sắc thể trọn vẹn và cũng là khởi nguồn của sự sống.
Kỳ lạ bé sơ sinh “sinh con” ngay sau khi chào đời
23:26:53 06/12/2019
Trong một báo cáo đầu năm nay, một em bé vừa chào đời đã “mang thai” và phải “mổ đẻ” để sinh ra người anh/chị em ruột của mình trong một trường hợp mang thai hi hữu trong lịch sử y học.
Hút chân không lấy khối u vú không cần phẫu thuật
23:25:15 06/12/2019
Chỉ bằng 1 cây kim duy nhất được đưa từ ngoài da vào với đường kính khoảng 5mm, bác sĩ tiếp cận khối u, sử dụng dao cắt quay để cắt các khối u phần mềm thành các mảnh nhỏ và đưa ra ngoài theo lõi kim.
Thuốc lá là sản phẩm hợp pháp duy nhất gây tử vong người sử dụng
23:08:01 06/12/2019
WHO ước tính, trên thế giới, khoảng 6 triệu người chết do hút thuốc lá hằng năm và 600.000 người chết do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.
Rất cần máu hiến cho dịp cuối năm
23:06:33 06/12/2019
Ngày 5.12, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương (TP.HCM) tổ chức ngày hội Hiến máu nhân đạo, chia sẻ vì nhau.
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn không ăn nhiều rau
23:02:19 06/12/2019
Rau rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng thích ăn rau. Đối với nhiều người - cả trẻ em và người lớn - ăn rau quả là một công việc khó khăn.
Thịt có thật sự là 'quỷ dữ' như nhiều người nói?
22:55:53 06/12/2019
Các nhà khoa học đến từ Anh cho rằng hành tinh này và con người, đặc biệt là trẻ em, không thể thiếu thịt và nếu tất cả mọi người đều ăn chay thì sẽ... tàn phá môi trường.
Nghỉ tập gym bao lâu thì cơ bắp bắt đầu nhỏ lại?
22:53:59 06/12/2019
Tập gym giúp cơ bắp phát triển và mạnh hơn. Nhưng khi bỏ tập cộng với chế độ ăn uống kém lành mạnh, cơ có thể sẽ bị nhỏ lại, yếu đi, thậm chí tỷ lệ mỡ cũng tăng lên.
Cách nhận biết sớm bệnh viêm khớp dạng thấp
22:50:14 06/12/2019
Viêm khớp dạng thấp hiện là bệnh thường gặp ở nữ giới từ 30-60 tuổi, ở nam giới thường khởi phát muộn hơn. Bệnh gây ra những cơn đau, sưng, nóng khớp, nếu không điều trị sớm có thể biến dạng, phá hủy khớp,... và tàn phế.
Phụ nữ sống lâu luôn thực hiện 6 thói quen đơn giản này vào buổi tối, bạn cần biết để thay đổi bản thân
21:33:17 06/12/2019
Để có được tuổi thọ cao, chúng ta phải hình thành những thói quen sống tốt. Theo Sohu, những người phụ nữ sống thọ thường có chung 6 thói quen này vào buổi tối, ai cũng nên biết để có thể thay đổi kịp thời.
Dưỡng chất tự nhiên để nuôi con thông minh và khỏe mạnh từ bên trong
21:28:15 06/12/2019
Nuôi con theo phương pháp tự nhiên để tăng cường sức đề kháng từ bên trong tạo điều kiện cho bé phát triển trí não được chuyên gia nhi khoa khuyến kích
Những điều cha mẹ cần lưu ý khi dịch cúm vào mùa
21:24:16 06/12/2019
Thời tiết giao mùa đông – xuân có độ ẩm cao, nhiệt độ thuận lời khiến cho các loại virus phát triển. Đây cũng là thời điểm bệnh cúm vào mùa, khiến 100 - 130 trẻ phải tới Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị mỗi tuần.
Những sai lầm trong ăn uống khiến “bệnh từ miệng vào”
21:18:08 06/12/2019
Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng, có rất nhiều sai lầm trong ăn uống khiến nhiều người rước bệnh.
Giải đáp thắc mắc 'ung thư gan có lây không'?
21:02:45 06/12/2019
Dưới đây là đáp án đúng cho thắc mắc ung thư gan liệu có lây lan, có phải là bệnh ung thư phổ biến không.