Bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn khoa học là điều cần thiết với bất cứ ai để phòng ngừa bệnh tật. Với các bệnh nhân việc tuân thủ nguyên tắc ăn uống do bác sĩ căn dặn sẽ giúp sức khỏe tiến triển tốt hơn cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nội tạng động vật bệnh nhân ung thư gan phải kiêng.
Nhóm thực phẩm có lợi cho bệnh nhân ung thư gan
Bổ sung nhiều rau củ và trái cây
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò của vitamin, chất khoáng, đặc biệt là các chất chống oxy hóa chứa nhiều trong trái cây, rau củ có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Bệnh nhân ung thư gan cũng cần tích cực bổ sung nhóm thực phẩm này để nạp dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh và củ quả còn giúp bổ xung chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Nên chọn thực phẩm nghèo chất béo
Khi hạn chế lượng chất béo vào cơ thể, hệ tiêu hóa của bệnh nhân, đặc biệt là gan và thận không bị quá tải. Bạn nên sử dụng dầu thực vật khi chế biến đồ ăn như dầu hạt cải hay dầu ô liu…
Đừng bỏ qua ngũ cốc nguyên hạt
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ngũ cốc nguyên hạt là những carbohydrate vô cùng quan trọng mà chúng ta cần dung nạp, giúp sản sinh ra glucose nguồn năng lượng thiết yếu cho các tế bào. Bệnh nhân có thể ăn yến mạch, gạo lức, ngô…
Ưu tiên thịt trắng thay vì thịt đỏ
Bạn nên ưu tiên bổ sung protein từ thịt trắng và chọn cách chế biến hấp, luộc để giữ nguyên độ ngọt của thực phẩm cũng như hạn chế lượng dầu mỡ vào cơ thể để gan làm việc được nhẹ nhàng hơn.
Sữa là thực phẩm có lợi
Video đang HOT
Việc bổ sung sữa và sữa chua hàng ngày rất có lợi cho bệnh nhân giúp bổ sung canxi và tăng cường đề kháng cũng như cải thiện hệ tiêu hóa.
Uống trà xanh mỗi ngày
Một số nhà nghiên cứu cho rằng trà xanh có chứa chất chống oxy hóa giảm thiểu quá trình phân chia tế bào ung thư. Từ xưa mọi người luôn coi trà xanh là kháng sinh tự nhiên và sử dụng là nước uống hàng ngày. Bệnh nhân ung thư gan có thể uống trà xanh với lượng phù hợp, tránh uống trà đặc khi đói hay uống muộn có thể gây say trà, nôn nao hoặc mất ngủ.
Nhóm thực phẩm có hại cho bệnh nhân ung thư gan
Tránh xa món chiên xào
Hạn chế ăn nội tạng động vật
Hạn chế thịt đỏ và đồ đóng hộp
Giảm lượng muối và các đồ ăn mặn, các món ướp muối
Từ bỏ rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích
Lí do 5 nhóm thực phẩm và đồ uống trên được đưa vào danh sách CẦN TRÁNH vì chúng là nguyên nhân khiến gan phải hoạt động quá tải để đào thải lượng chất béo hay muối ra khỏi cơ thể, trong khi lá gan của bệnh nhân vốn đã tổn thương, chức năng giảm sút cần khoảng thời gian dài để cải thiện và dần phục hồi.
Theo infonet
WHO cảnh báo: Việt Nam có gần 1 triệu ca nhiễm virus viêm gan C, cần chủ động phòng ngừa ngay các con đường dễ lây nhiễm
Trong số 1 triệu ca nhiễm bệnh thì chỉ có hơn 80.000 người được chẩn đoán và chỉ có 35.000 người có khả năng điều trị bởi chi phí điều trị viêm gan C rất cao.
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng. Bệnh do siêu vi viêm gan C (HCV) gây ra, virus này có thể gây ra cả viêm gan cấp tính và mãn tính, nặng hơn có thể gây xơ gan và thậm chí viêm gan C là nguyên nhân chính gây ung thư gan.
Viêm gan C là loại viêm gan được đánh giá rất nguy hiểm, bởi hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên toàn cầu, ước tính 71 triệu người bị nhiễm virus viêm gan C mãn tính. Và một số lượng đáng kể những người bị nhiễm mạn tính sẽ bị xơ gan hoặc ung thư gan. WHO ước tính trong năm 2016, có khoảng 399.000 người chết vì viêm gan C, chủ yếu là do xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (ung thư gan nguyên phát).
Theo thống kê của WHO, vào năm 2017, Việt Nam có gần 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C, trong đó có hơn 80.000 người được chẩn đoán và chỉ có gần 35.000 người có điều kiện điều trị bởi chi phí điều trị cho người bệnh chưa chuyển sang giai đoạn xơ hoặc ung thư gan, dao động khoảng 30 - 70 triệu đồng.
Con đường lây nhiễm của viêm gan C
Viêm gan C lây lan khi máu nhiễm virus viêm gan C xâm nhập vào máu của bạn thông qua tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh. Bạn có thể tiếp xúc với virus viêm gan C từ các trường hợp sau:
- Lây qua đường máu: dùng chung kim tiêm, vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo, đồ cắt móng tay...
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Từ mẹ sang con.
Tuy nhiên, những trường hợp sau lại không gây lây viêm gan C:
- Cho con bú (trừ khi núm vú bị nứt và ra máu).
- Giao tiếp hàng ngày: trò chuyện, ôm, bắt tay...
- Ho, chảy nước mũi.
- Muỗi đốt.
- Ăn uống chung.
Các triệu chứng của viêm gan C
Nhiều người bị viêm gan C mà không có triệu chứng. Nhưng trong khoảng từ 2 tuần đến 6 tháng sau khi virus xâm nhập vào máu của bạn, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như: phân màu xám, nước tiểu sậm màu, sốt, mệt mỏi, vàng da và tròng trắng mắt, đau khớp, ăn không ngon, buồn nôn, đau bụng, nôn.
Chủ động phòng ngừa viêm gan C hiệu quả
Hiện nay, vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa viêm gan C, do đó, hiệu quả ngăn ngừa nhiễm viêm gan C chủ yếu phụ thuộc vào việc tự bảo vệ bản thân là chính. Sau đây là những lưu ý giúp phòng ngừa viêm gan C đúng cách:
- Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như đồ cắt móng, dao cạo, dụng cụ ngoáy tay, bàn chải đánh răng... Chú ý dùng dụng cụ mới hoặc đã tiệt trùng đúng cách đối với các trường hợp có tiếp xúc máu như tiêm ngừa, xăm hình, xăm chân mày, xăm môi, xỏ khuyên tai...
- Quan hệ tình dục an toàn đối với người không rõ về tình trạng sức khỏe.
- Hạn chế tối đa các chất có thể gây hại gan như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích...
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng sức khỏe và có hướng can thiệp kịp thời.
Source (Nguồn): WHO, Webmd
Theo Helino
Những bệnh ung thư nào đứng đầu ở Việt Nam? Theo thống kê Ghi nhận ung thư 2018 tại Việt Nam, 5 bệnh ung thư thường gặp nhất ở cả 2 giới là ung thư gan (15,4%); ung thư phổi (14,4%); ung thư dạ dày (10,6%); ung thư vú (9,2%); ung thư đại trực tràng (8,9%). Ảnh minh họa. Năm 2018, Việt Nam có hơn 164 ngàn ca mắc mới và gần 115...