Bệnh nhân COVID-19 sẽ mắc bệnh dai dẳng nếu gặp 5 triệu chứng này
Nghiên cứu mới cho thấy những gì mà bệnh nhân COVID-19 biểu hiện trong tuần đầu nhiễm virus có thể dự báo họ sẽ phải chịu đựng những triệu chứng này trong bao lâu.
Ảnh minh họa: The conversation
Theo tờ USA Today, nghiên cứu đăng ngày 10/3 trên tạp chí Nature Medicine cho biết các bệnh nhân COVID-19 có trên 5 triệu chứng trong tuần đầu nhiều khả năng sẽ là “bệnh nhân COVID-19 dai dẳng”. Đây là thuật ngữ mà các nhà nghiên cứu dùng để chỉ những bệnh nhân có triệu chứng bệnh lâu hơn 28 ngày.
5 triệu chứng đó gồm mệt, đau đầu, khàn giọng, đau cơ và khó thở.
Trong thời gian từ tháng 3 tới tháng 9/2020, các nhà nghiên cứu tại Đại học King’s College London, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Bệnh viện Nhi Boston đã đề nghị bệnh nhân COVID-19 từ Anh, Mỹ và Thụy Điển liệt kê triệu chứng qua ứng dụng điện thoại.
Trong số trên 4.000 người tham gia nghiên cứu, khoảng 13% bệnh nhân cho biết có triệu chứng kéo dài hơn 28 ngày, 4% có triệu chứng trong hơn 8 tuần và 2% có triệu chứng trong hơn 12 tuần.
Trong số những người chịu triệu chứng COVID-19 trong hơn 4 tuần, 1/3 số họ sẽ vẫn còn những triệu chứng này tới 8 tuần và trong số những người này, lại có 1/3 số người mãi sau 12 tuần mới hết triệu chứng bệnh.
Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Christina Astley, nhà khoa học vật lý tại Bệnh viện Nhi Boston nói: “Như vậy, cứ 10 người mắc COVID-19 thì có một người sẽ có triệu chứng kéo dài từ 8 tuần trở lên”.
Nguy cơ mắc triệu chứng COVID-19 dai dẳng liên quan rất nhiều tới tuổi tác, tăng từ 9,9% ở những người từ 18-49 tuổi lên 21,9% ở những người trên 70 tuổi. Mất khứu giác là triệu chứng phổ biến nhất ở nhóm bệnh nhân COVID-19 cao tuổi.
Phụ nữ cũng lâu khỏi bệnh hơn nam giới. 14,9% phụ nữ tham gia nghiên cứu có triệu chứng bệnh kéo dài 28 ngày, còn tỷ lệ này ở đàn ông là 9,5%.
Video đang HOT
Mặc dù nghiên cứu tìm cách xác định các yếu tố rủi ro và dấu hiệu có thể cho thấy bệnh nhân sẽ lâu khỏi, nhưng các bác sĩ cho rằng điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào.
Tiến sĩ Michael Wechsler, bác sĩ chuyên khoa phổi tại tổ chức Y tế Do Thái Quốc gia nói: “Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào, nhưng báo động nhất là ở nhóm người trẻ tuổi khỏe mạnh, không quen với các triệu chứng này”.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra hai đặc điểm chính ở những người tham gia. Một nhóm mắc COVID-19 dai dẳng có các triệu chứng điển hình như mệt, đau đầu, gặp vấn đề về đường hô hấp trên như khó thở, đau họng, ho, mất khứu giác. Tuy nhiên, nhóm người mắc COVID-19 dai dẳng thứ hai có triệu chứng kéo dài không chỉ ở hệ hô hấp khi họ còn bị sốt hoặc gặp vấn đề dạ dày-ruột.
Tại tổ chức Y tế Do Thái Quốc gia, bệnh nhân COVID-19 dai dẳng gặp một loạt triệu chứng. Các bệnh viện khắp nước Mỹ cũng có ngày càng nhiều bệnh nhân vẫn có các triệu chứng hàng tháng sau khi khỏi bệnh.
Nghiên cứu này được xuất bản vài tuần sau khi Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia Mỹ cho biết chính phủ Mỹ sẽ nghiên cứu toàn quốc để tìm hiểu về triệu chứng COVID-19 kéo dài.
Nghiên cứu đăng trên JAMA Network Open ngày 19/2 còn cho biết có 30% bệnh nhân COVID-19 vẫn chịu đựng các triệu chứng bệnh tới 9 tháng.
Triệu chứng kéo dài suốt 6 tháng của bệnh nhân Covid-19
Bé trai 9 tuổi vẫn phải chịu đựng những cơn sốt kể từ khi nhiễm bệnh cách đây nửa năm.
Một trong những điều khiến dịch Covid-19 trở nên đáng sợ là chúng ta liên tục phát hiện ra điều mới về loại virus gây bệnh. Gần đây, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn tới những người vẫn còn mệt mỏi và có triệu chứng bệnh suốt nhiều tháng.
Cậu bé Eli và bố vẫn chịu tác động của virus nCoV dù đã có kết quả âm tính. Ảnh: CNN
Một trong số các bệnh nhân khiến dư luận gần đây quan tâm là cậu bé 9 tuổi người Mỹ, Eli Lipman, vẫn bị sốt từ tháng 3 tới nay.
"Cháu rất tiếc phải nói rằng đây là một vấn đề lớn. Chúng ta phải đối mặt với sự thật, đôi khi sẽ thấy không ổn chút nào", cậu bé Eli chia sẻ với báo chí. Bố của cậu, Jonathan Lipman, cũng đang chịu tác động của Covid-19 dù đã âm tính nCoV.
Eli đã sốt âm ỉ suốt nhiều tháng qua ở ngưỡng 37,7 độ C. Mặc dù, sức khỏe của bạn chỉ nguy hiểm khi thân nhiệt lên trên 39,4 độ C tuy nhiên, sốt nhẹ kéo dài suốt nhiều tháng chắc chắn là dấu hiệu đáng sợ.
"Sáng nay, con trai tôi lại bị sốt khiến cháu mệt lả. Đó là điều mà chúng tôi đang phải chống chọi", anh Jonathan cho hay.
Eli cũng chịu đựng những triệu chứng khác trong đó có sự mệt mỏi quá mức: "Cháu không thể ngồi dậy. Cháu không muốn làm gì cả".
Hiện tại, sức khỏe của Eli đã cải thiện hơn và cậu bé có thể đi lại xung quanh nhà. Đó là một tín hiệu tốt cho những người bệnh Covid-19 bị tình trạng tương tự Eli.
Trường hợp của Eli là ca bất thường ở độ tuổi của cậu bé. Trên thực tế, trẻ nhỏ ít có nguy cơ chịu tác động nặng nề của virus nCoV như người lớn.
Một số lượng lớn trẻ còn không có triệu chứng. Đó là lý do khiến nhiều người e ngại nguy cơ mở cửa trường học ở các vùng dịch có thể dẫn tới bùng phát Covid-19 khi những người trẻ âm thầm lây lan bệnh.
Dù vậy, các ca bệnh nhi có triệu chứng đang tăng lên. Phần lớn chỉ trải qua các biểu hiện nhẹ nhưng vẫn có trường hợp bệnh nặng.
Sốt và mệt mỏi chỉ là hai trong số nhiều biểu hiện bệnh dai dẳng tác động lên bệnh nhân Covid-19 sau khi âm tính nCoV. Dưới đây là một số triệu chứng khác đã được ghi nhận:
Đau cơ bắp
Đây là dấu hiệu phổ biến thứ hai ở người bệnh từng dương tính nCoV. Marcus Tomoff, bệnh nhân 28 tuổi, vẫn bị tức ngực và đau lưng.
Lo lắng
Tomoff cũng cho hay sự lo lắng, căng thẳng là một trong các triệu chứng hậu Covid-19 của anh. Gần 50% bệnh nhân vẫn mệt mỏi sau khi âm tính cũng bị tác động tâm lý này.
Khó thở
Hơi thở gấp gáp hoặc khó thở cũng là những ghi nhận phổ biến ở những người từng bị Covid-19. Đây là tác động dễ hiểu khi phổi của họ bị tổn thương do virus nCoV tấn công.
Buồn nôn
Theo thống kê, một phần năm các bệnh nhân âm tính nhưng chưa bình phục hoàn toàn trải qua cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
Phương pháp vật lý trị liệu giúp bệnh nhân COVID-19 lấy lại khứu giác Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 gặp phải triệu chứng mất khứu giác đã phát triển phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho mũi. Người mắc COVID-19 có thể tập vật lý trị liệu để lấy lại chức năng khứu giác. Ảnh minh họa: Pixabay Theo kênh truyền hình RT, những người mất khứu giác sau...