Bên trong khu chợ “ve chai” ở Việt Nam, đồ bỏ đi ở đây có thể hóa bạc triệu
Không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa, đây còn là nơi để nhiều người tìm 1 vé “trở về tuổi thơ”.
Trong nhịp sống Sài Gòn hiện đại, rất khó để tìm về những hoài niệm xưa cũ. Để đánh thức hoài niệm ấy, nhiều người đã tìm đến chợ đồ cổ Sài Gòn hay còn gọi là “Sài Gòn Ve Chai”.
Chợ đồ cổ Nơ Trang Long được hình thành từ năm 2013, với ý tưởng giao lưu giữa các nhà sưu tập đồ cổ tại TPHCM và khu vực lân cận.
Gọi là phiên chợ đồ cổ nhưng thực chất đây chỉ là một địa chỉ uy tín để cho những người có chung niềm đam mê đồ cổ có nơi để giao lưu, trao đổi, mua bán hoặc để khoe những món đồ mà mình sưu tầm được.
Chợ đồ cổ Sài Gòn được tổ chức đều đặn vào chủ nhật hàng tuần từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Hiện nay các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7 quán mở cửa phục vụ các loại nước uống, điểm tâm và cơm trưa văn phòng. Thời gian hoạt động: 7h00-22h00.
Những món đồ mang đầy kỷ niệm về một thời đã qua mà người bán kể cho khách mua nghe tại các quầy sạp hay ngược lại sự am tường của người mua còn được chia sẻ với người bán, đây cũng chính là sức hút khó có thể tìm ở một khu chợ nào khác. Sự khiêm nhường, lịch sự và chữ tín luôn được mọi người chú trọng ở đây.
Video đang HOT
Giá trị của những món đồ ấy cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu phụ thuộc vào ở niên hạn của món đồ cũng như độ hiếm có của nó. Theo chia sẻ của một chủ tiệm, những món hàng đắt tiền, tầm 50 triệu đồng trở lên sẽ không được bày bán trong chợ. Nếu khách hàng có nhu cầu mua những món đồ giá trị hơn, lên tới cả trăm triệu đồng thì họ sẽ trở thành những khách VIP, giao dịch được thực hiện tận nhà.
Tuy chợ có đông đúc nhưng lại không xô bồ, vội vã. Bạn nên đến vào buổi sáng vì sau 12h trưa là các quầy sẽ bắt đầu thu dọn hàng. Vé vào cửa có giá 40.000 đồng/người. Bạn có thể dùng vé để đổi một món ăn hoặc một món đồ uống.
Đến đây, người ta mải mê ngắm nhìn, tìm hiểu về đồ cũ chứ không phải ồn ào, chen lấn như chợ cá, chợ tôm. Người mua thong thả, người bán cũng chẳng hối hả làm chi. Ở đây có nhiều loại tiền cổ của Việt Nam lẫn nước ngoài, mức giá dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng/tờ.
Những chiếc đồng hồ lâu đời nhất có từ cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, nhưng đa số là từ thập niên 40-50 của thế kỷ trước. Giá một chiếc đồng hồ từ 2-3 triệu đồng, cao nhất có thể lên tới mười mấy triệu.
Những mặt hàng bày bán trong phiên chợ chủ yếu được dân trong nghề tìm kiếm mua lại từ những vùng quê rồi đem lên trao đổi mua bán trong phiên chợ. Những cuốn sách cũ có giá từ 300 – 400 nghìn đồng/cuốn, tùy theo độ dày và giá trị.
Những đồ vật như đèn dầu, máy ảnh cổ, đồ gốm sứ thường được chủ các cửa hàng kinh doanh hay người chơi đồ cổ mua về trang trí trong nhà. Một chiếc Mobylette 50cc – “hot trend” một thời tại Việt Nam vào những năm 1960-1970. Tại chợ đồ cổ, những chiếc xe máy cũ “còn zin” có giá từ 20-30 triệu đồng/chiếc. Những loại xe ít được ưa chuộng thì có giá chỉ khoảng 7-10 triệu đồng/chiếc.
Những món đồ ghi dấu quá khứ được phân làm 4 loại: đồ cũ (tuổi đời từ 50 năm đổ lại), đồ xưa (có tuổi đời từ 100 năm đổ lại), đồ cổ (tuổi đời từ 100 năm trở lên) và cổ vật (tuổi đời từ 500 năm trở lên).
Điều cần thiết để hình thành nên chợ ve chai có một không hai tại Sài Gòn này chính là sự tin tưởng nhau. Nếu người bán cố tình nói sai thông tin về món đồ để bán được giá hơn sẽ bị cấm không cho mang đồ vào chợ nữa.
Khách nếu mua nhầm một món đồ có giá trị không xứng với số tiền cũng sẽ được chuyên gia thẩm định và đổi lại ngay. Phiên chợ kết thúc, Những mặt hàng giá trị thường được đem về, chỉ để lại những món đồ có giá trị tầm 10 triệu đổ lại.
Những món đồ cổ trong khu chợ có giá từ vài chục nghìn cho đến vài chục triệu đồng, tùy theo niên đại và giá trị lịch sử văn hóa. Có chiếc cân cũ đã gỉ sét nhưng giá lên tới 1 triệu đồng, và cũng có chiếc thùng đong gạo thời Pháp giá chỉ 500 nghìn mà thôi.
Ve chai, đồng nát bất ngờ đổi đời, nhộn nhịp mua bán trên sàn thương mại điện tử
Cùng với những hoạt động mua bán theo kiểu truyền thống, hiện nay ve chai, đồng nát cũng đã được "đổi đời" mua bán nhộn nhịp ở các sàn thương mại điện tử.
Ve chai, đồng nát được xem là nghề nặng nhọc và nhiều vất vả. Những người theo nghề thừa nhận nếu không có sự nhẫn nại, tỉ mỉ, và sợ vất vả, khổ sở, không chịu được ánh nhìn khinh khi của người khác,... thì không thể theo nghề này.
Chị Vân (quê Nam Định) cho biết đồ nghề của những người làm nghề ve chai, đồng nát khá đơn giản gồm: chiếc xe đạp cà tàng hay đôi gang gánh, một chiếc cân móc nhỏ, vài chiếc bao để đựng phế liệu, và một cọc tiền lẻ. Hiện nay cũng có những người sắm hẳn xe máy, cùng chiếc loa nhỏ ghi sẵn tiếng rao mua bán ve chai, đồng nát, hàng ngày len lỏi từng ngõ ngách để thu mua đủ thứ thượng vàng hạ cám như: thùng xốp, sách cũ, bìa các tông, đồng, nhôm, gang, sắt vụn,...
Ve chai, đồng nát được đổi đời lên bán ở các sàn thương mại điện tử
Theo chị Vân, mỗi ngày những người làm nghề như chị có thể đạp xe tới 20 đến 30 cây số để thu mua những thứ mà người khác bỏ đi. Và cái gọi là đồ bỏ đi của người khác có thể chính là bữa cơm có thịt hay đồng học phí ít ỏi cho những đứa con nhỏ ở quê sớm phải xa cha mẹ vì gánh nặng mưu sinh. Chị chia sẻ, công việc của mình bắt đầu từ 7 giờ sáng hàng ngày. Nếu sáng mua được nhiều thì trưa về bán lại ngay tại bãi đồng nát ở khu vực Cầu Giấy hoặc Tân Triều. Nếu không thì cuối ngày mới đến "đổ" tại các bãi đồng nát này.
Nghề đồng nát cũng có tính "thời vụ", thường thì vào những ngày nghỉ cuối tuần thu nhập của người buôn đồng nát sẽ cao hơn. Bởi người dân, sinh viên thường đi làm, đi học suốt tuần, đến cuối tuần họ mới có thời gian dọn dẹp nhà cửa, thanh lý bớt những đồ phế phẩm không còn dùng đến. Khi "trúng mối" thì có thể được 300.000 - 500.000 một ngày, nhưng hôm nào không may thì kiếm được 100.000 cũng khó. Bên cạnh đó, các dịp lễ tết cũng là dịp "làm ăn được" của đội ngũ thu mua đồng nát. Chuyện dân mua đồng nát vô tình nhặt được vàng hay tiền trong những món đồ bỏ đi mua được cũng không hiếm gặp.
Tuy nhiên, những người làm nghề thu mua đồng nát truyền thống như chị Vân đang phải cạnh tranh quyết liệt với những người, đơn vị thu mua đồng nát chuyên nghiệp. Hoạt động kinh doanh này ngày càng trở nên sôi động trên các trang mạng xã hội và giờ đây ve chai, đồng nát cũng bắt đầu lấn sân sang các sàn thương mại điện tử.
Theo đó, chỉ cần nhập từ khóa "đồng nát", trên các trang thương mại điện tử xuất hiện rất nhiều combo đồ bỏ đi như giấy vụn, chai nhựa hay các đồ điện tử hỏng được chủ nhân rao bán rầm rộ. Anh Linh, chủ một cửa hàng sửa chữa đồ điện tử tại Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, việc lựa chọn các linh kiện điện tử như nguồn, điện thoại cũ, linh kiện vi tính,... từ những mối buôn đồ cũ, đồ thanh lý trên các sàn thương mại diện tử, hội nhóm ẩn chứa nhiều may rủi. May mắn thì mua được đồ cũ giá "ngon" vẫn sử dụng được, kém may hơn thì mua phải đồ đã hỏng hoàn toàn.
Nhiều người, gia đình đã giàu lên từ việc thu mua các mặt hàng thuộc diện ve chai, đồng nát
Trên các sàn thương mại điện tử, những mặt hàng ve chai, đồng nát được rao bán theo combo với giá dao động từ 15.000 - 20.000 đồng tùy mặt hàng. Với những đồ linh kiện điện tử vẫn còn có thể tái sử dụng sẽ có giá cao hơn, khoảng 25.000 đồng/kg. Nhiều người có sản phẩm lỗi mốt cũ kĩ, do không có nhu cầu sử dụng tới nên cũng đăng bán với danh nghĩa là hàng đồng nát sắt vụn để thu hút khách hàng hơn tránh lãng phí.
Anh Tuấn (một đầu mối thu mua phế liệu tại Hà Đông, Hà Nội) cho biết anh không mấy bất ngờ khi những mặt hàng "đồng nát" đang được rao bán nhiều bên cạnh những mặt hàng mới trên sác sàn thương mại điện tử. Ông chủ vựa phế liệu này cho biết từ lâu đã thường xuyên lên các hội nhóm, diễn đàn về ve chai, sắt vụn để săn những đồ bỏ đi của người khác. Anh cho biết nhiều người do nhanh nhạy trong kinh doanh nên đã giàu lên từ nghề được xem là nặng nhọc này.
Bỏ gần nửa tỷ đồng sưu tầm nước hoa, có những chai top 50 thế giới Nhiều người chỉ trung thành với một loại nước hoa nhiều năm. Nhưng cũng có người lại đi sưu tầm các dòng nước hoa hiếm có, đã ngừng sản xuất. Có sở thích với những mùi hương, càng những mùi thơm khó quên càng khiến anh Đồng Văn Kiên (Mạo Khê, Quảng Ninh) thích thú. Cũng vì thế, bộ sưu tập nước hoa...