Bền bỉ dạy học sinh ứng xử văn minh
‘Không có học sinh nào hư trong mắt cô’. Đó là tâm sự của nhiều học sinh và cha mẹ học sinh về cô giáo Tạ Thị Vĩnh Hà, giáo viên Trường THCS Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy.
Cô Tạ Thị Vĩnh Hà luôn được các học trò yêu quý.
Bởi trong suốt sự nghiệp “trồng người” của mình, cô Hà không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy môn Toán mà còn tự nguyện “kiêm” dạy đạo đức, nếp sống văn minh, thanh lịch, phép tắc ứng xử và uốn nắn các học sinh chưa ngoan nên người.
Video đang HOT
“Em V, học sinh lớp 6, bố mẹ ly hôn, hoàn cảnh khó khăn”. “Em M, ở với bà già yếu, sức học chưa tốt”. “Em H, chú ý điều chỉnh tác phong, cách ứng xử”.
Đó là những dòng lưu ý về các học trò mà cô Hà viết trong một cuốn sổ được cô gọi là “nhật ký bí mật”. Nhờ có cuốn sổ này, cô Hà có thể nhớ được đặc điểm, gia cảnh của học sinh mình đang dạy, để từ đó có sự quan tâm, giúp đỡ, thậm chí có biện pháp giáo dục, uốn nắn các em khi cần thiết.
Trước khi về giảng dạy ở Trường THCS Nam Trung Yên, cô Hà từng công tác tại Trường THCS Cổ Đông, thị xã Sơn Tây. Nhớ lại ngày mới về trường, cô được giao chủ nhiệm một lớp có một số học sinh được đánh giá còn chưa thực sự ngoan, chưa có ý thức học tập.
Quả nhiên khi cô đứng lên bục giảng, nhiều trò nam quậy phá, trò nữ lấy son phấn ra trang điểm. Các em còn có nhiều câu nói không chuẩn mực. Không nản lòng, cô Hà quyết tâm cảm hóa, giúp các em trở lại là những học sinh ngoan. Cô hiểu rằng, thay cho những lời trách mắng, yêu thương chính là liều thuốc giúp học sinh của mình tiến bộ. Cuốn “nhật ký bí mật” của cô cũng ra đời từ những ngày cô trăn trở ấy.
Đến nay, đi gần hết quãng đời dạy học, cô Hà đã giúp nhiều học sinh trưởng thành, nên người. Trường THCS Nam Trung Yên hiện cũng đã khẳng định được chất lượng giáo dục trên địa bàn quận. Nhiều em học sinh được gia đình quan tâm hơn, khi đến trường, các em đều có ý thức học tập, nghe lời thầy, cô giáo. Song, không vì thế mà cô bỏ thói quen luôn theo sát học trò của mình.
Dù là giáo viên Toán nhưng trong các tiết dạy trên lớp hay trong các giờ hoạt động ngoại khóa, cô luôn lồng ghép bài học dạy học sinh về nếp sinh hoạt, ứng xử sao cho phải phép. Cô thường nói với các học sinh: Chúng ta là những công dân của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, vì vậy hãy ứng xử thanh lịch, văn minh vì “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
Cô Hà tâm sự, việc cảm hóa, uốn nắn học sinh không thể một sớm một chiều mà cần thời gian, mưa dầm thấm lâu. Đặc biệt là rất cần sự hợp tác, nêu gương của cha mẹ học sinh. Cô nhớ trước đây, có học sinh thường hay văng tục, đánh nhau, có em ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm. Khi tìm hiểu, cô thấy ngay cả bố mẹ các em học sinh đó cũng còn nói tục, chửi bậy, chưa chấp hành Luật An toàn giao thông. Những lúc đó, cô lại giải thích với học sinh rằng người lớn không phải bao giờ cũng đúng. Các em là thế hệ trẻ, khi thấy người lớn còn sai sót thì có thể góp ý nhưng các em không nên học theo cái sai. Các em được dạy điều hay, lẽ phải thì hãy luôn làm theo điều hay, lẽ phải.
Phan Thiết (Bình Thuận) thí điểm dạy trực tiếp từ ngày 10 - 21/1/2022
Theo Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), thành phố sẽ triển khai thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Các thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022. Ảnh (tư liệu - minh họa): Nguyễn Thanh/TTXVN
Cụ thể, từ ngày 10 - 21/1/2022, Phan Thiết sẽ thí điểm dạy trực tiếp cho tất cả học sinh các lớp 1, 2, 6, 9 và trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Từ ngày 24/1/2022, các cơ sở giáo dục sẽ tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm thời gian dạy học trực tiếp thí điểm. Căn cứ đánh giá đó và diễn biến dịch COVID-19, từ ngày 7/2/2022, thành phố sẽ tổ chức dạy trực tiếp cho tất cả học sinh từ mầm non đến trung học cơ sở theo hướng dẫn chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào đạo thành phố.
Trước khi tổ chức dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục phải được đánh giá công tác an toàn trường học trong phòng, chống dịch COVID-19 và được kiểm tra thường xuyên trong quá trình tổ chức dạy học. Người tham gia dạy và học trực tiếp là các cá nhân không thuộc diện phải cách ly y tế. Giáo viên, học sinh đến từ vùng đỏ (nguy cơ rất cao) phải thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành y tế.
Để việc dạy trực tiếp đảm bảo an toàn, phù hợp với diễn biến dịch, UBND thành phố yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch phải đảm bảo các nội dung quy định. Ngoài xây dựng phương án xử lý các tình huống khi có trường hợp nghi mắc COVID-19, các trường còn phải sử dụng mã QR để thực hiện quản lý người ra vào và khai báo y tế; tổ chức đo thân nhiệt, sát khuẩn; quản lý học sinh đầu giờ, cuối giờ, giờ ra chơi; hướng dẫn phòng, chống dịch đến cha mẹ học sinh... Các cơ sở giáo dục cũng cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và bố trí nhân sự, giáo viên, nhân viên và người lao động... đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Thành phố Phan Thiết từng là "điểm nóng" về dịch COVID-19 khi số ca mắc liên tục tăng cao. Từ ngày 27/4 đến ngày 29/12, toàn thành phố ghi nhận 7.845 ca mắc COVID-19. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, từ ngày 24/12, dịch bệnh được kiểm soát, thành phố chính thức trở thành vùng xanh (cấp độ dịch cấp 1) với 12 trong tổng số 18 xã, phường là vùng xanh. Phan Thiết đang tập trung phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái an toàn, "bình thường mới".
Phụ huynh lớp nhỏ ngần ngại cho con đến trường Nhiều phụ huynh đồng ý cho con đi học từ ngày 3-1 tới nhưng còn lo lắng về công tác tổ chức, giãn cách ở trường sao cho an toàn. Thực hiện theo chủ trương của Sở GD&ĐT TP.HCM, những ngày qua, nhiều quận, huyện tại TP.HCM đã triển khai cho các trường học trên địa bàn tổ chức khảo sát, lấy ý...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân hạng A bỏ 17 tỷ mua vai vẫn bị đạo diễn đuổi thẳng, nghe lý do không ai bênh nổi
Hậu trường phim
23:51:53 02/05/2025
Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau
Sao việt
23:37:01 02/05/2025
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác
Tin nổi bật
23:21:01 02/05/2025
Cưới bằng được hot girl xinh đẹp, tôi không ngờ có ngày phải "trả giá đắt"
Góc tâm tình
23:18:20 02/05/2025
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?
Thế giới
22:37:41 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025