Bé trai bị tra tấn đến chết chỉ vì ăn trộm… gói bánh
Bố mẹ cậu bé đã khóc trong bất lực nhìn con trai của mình bị đánh đập.
Những làng quê nghèo Ấn Độ, nơi nạn bạo lực và xâm hại tình dục luôn nổi cộm
Vụ việc vô nhân tính này diễn ra ở một ngôi làng nhỏ ở miền bắc Ấn Độ có tên là Thadi. Hai cậu nhóc đã bị bắt trói lại, lột hết quần áo trước bàn dân thiên hạ sau khi tự thú rằng đã ăn trộm bánh quy ở một cửa hàng trong làng.
Ngôi làng Thadi, nơi xảy ra vụ việc
Một nhóm 8 người trong làng tự đứng ra lập một “hội động xét xử” và tuyên xử rằng hai cậu nhóc có tội vì đã ăn cắp bánh quy, kẹo cao su và tiền trong cửa hàng, do đó chúng sẽ bị phạt. Hai đứa trẻ đã bị đánh đập một cách dã man bằng roi và cả bằng chân tay.
Video đang HOT
Cậu bé 13 tuổi đã bị đánh đập dã man
Những đứa trẻ đau đớn và khóc lóc van xin. Thậm chí ngay cả bố mẹ của cậu nhóc 13 tuổi Pintu Kumar phải chứng kiến con mình chịu đòn cũng đã van nài, nhưng “hội đồng” yêu cầu gia đình phải nộp phạt 100 bảng Anh thì mới tha cho cậu bé. Với những gia đình quá nghèo ở ngôi làng Thadi, cha mẹ cậu đành bất lực với số tiền ấy và nhìn cậu con bị đánh đập cho đến chết. Cậu nhóc còn lại đã may mắn sống sót nhưng cũng bị thương rất nặng.
Ngay khi biết xảy ra vụ việc, cảnh sát Ấn Độ đã truy lùng khẩn cấp những người liên quan đến vụ tra tấn dã man này. Cảnh sát cho rằng đây là hành vi quá ngông cuồng và những kẻ tham gia “hội đồng xét xử” sẽ phải chịu hình phạt thích đáng vì đã dám tự coi mình là luật pháp.
Ở những ngôi làng nghèo ở Ấn Độ, tình trạng bạo lực và xâm hại tình dục luôn ở mức báo động, nhiều trẻ em đã phải chết hoặc bị thương tật một cách đáng thương.
Theo Xahoi
Mỹ quyết truy tố đến cùng nhà ngoại giao Ấn Độ
Mỹ sẽ quyết tâm truy tố đến cùng nhà nữ ngoại giao Ấn Độ, bất chấp việc bà này được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao.
Ngày 30/12, các nguồn tin bên trong chính phủ Mỹ cho biết Mỹ đang tiến hành các thủ tục để truy tố nhà nữ ngoại giao Ấn Độ Devyani Khobragade và không hề có ý định rút lại cáo buộc khai man visa đối với bà này.
Theo đó các quan chức Mỹ cho biết họ đã thu thập thêm được nhiều bằng chứng chống lại nhà ngoại giao 39 tuổi này trước khi hoàn tất bản cáo trạng. Hạn cuối cùng để nhà chức trách Mỹ hoàn chỉnh hồ sơ cáo trạng là vào ngày 13/1.
Người Mỹ biểu tình đòi trừng phạt bà Khobragade
Các nguồn tin trong chính phủ Mỹ cũng khẳng định rằng Mỹ không hề có ý định xin lỗi Ấn Độ sau vụ bắt giữ cựu Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ Khobragade tại New York vào ngày 12/12, vụ việc đã dẫn tới sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ và dư luận Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã có nhiều động thái quyết liệt đòi phía Mỹ phải từ bỏ vụ này và đưa ra lời xin lỗi sau khi cảnh sát Mỹ bắt giữ, lột đồ của bà Khobragade để khám xét và nhốt chung bà này với những kẻ nghiện ma túy.
Tuy nhiên, có vẻ như chính phủ Mỹ sẽ không nhân nhượng và sẽ tiếp tục đi đến cùng trong việc truy tố bà Khobragade. Các nguồn tin ở Mỹ nhấn mạnh rằng cáo trạng đối với bà Khobragade sẽ được đưa ra, mặc dù trước đó đã có thông tin cho rằng Mỹ sẽ rà soát lại toàn bộ vụ việc và chấp nhận "xuống thang" với Ấn Độ.
Các nhân viên chính phủ Mỹ khẳng định toàn bộ quy trình pháp lý liên quan tới nhà ngoại giao Ấn Độ này đều được thực hiện theo đúng quy định và không hề có bất cứ động cơ bất chính nào.
Tuy nhiên họ không đưa ra bất cứ bình luận nào khi được hỏi bà Khobragade có được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao đầy đủ hay không sau khi bà này vừa mới được điều chuyển từ lãnh sự quán Ấn Độ sang sứ bộ tại Liên Hợp Quốc tại New York.
Bà Khobragade, tâm điểm tranh cãi ngoại giao giữa Mỹ và Ấn Độ
Tuy nhiên các nhân viên chính phủ Mỹ khẳng định rằng nếu bà Khobragade được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao của Liên Hợp Quốc thì bà không thể bị truy tố hay bị đưa ra trước tòa trong thời gian miễn trừ. Do đó vụ việc này sẽ được "treo lại" chứ không bị hủy bỏ.
Theo đó sau khi hưởng quyền miễn trừ Liên Hợp Quốc, nếu bà Khobragade quay trở về Ấn Độ và sau đó quay trở lại Mỹ, bà có thể sẽ bị bắt giữ vì các cáo buộc này vẫn được "treo".
Nếu bị bắt giữ và truy tố với tội danh khai man và làm giả visa, bà Khobragade có thể sẽ phải ngồi tù tối đa 15 năm.
Theo TimesofIndia
Ấn Độ tước bỏ đặc quyền của nhân viên lãnh sự Mỹ Trong một động thái trả đũa vụ Khobaragade, Ấn Độ đã yêu cầu các nhân viên lãnh sự Mỹ nộp lại các giấy tờ thể hiện đặc quyền của họ. Ngày 23/12, nhà chức trách Ấn Độ đã buộc các nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở nước này nộp lại các giấy chứng minh thân phận, chấm dứt những đặc quyền mà...