Bé trai 9 tháng tuổi tử vong do đắp lá chữa bỏng
Cháu bé 9 tháng tuổi bị bỏng nước sôi nhưng gia đình chủ quan không đưa tới bệnh viện điều trị mà đắp lá thuốc của một bà lang khiến trẻ sốc nhiễm khuẩn nặng và tử vong.
Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 18-3 cho biết bé trai 9 tháng tuổi (ở Bắc Giang) bị bỏng nước sôi ở vị trí đùi và cẳng chân nhưng do gia đình chủ quan, khiến cháu bé tử vong.
Trước đó, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết sau khi trẻ bị bỏng nước sôi ở vị trí đùi và cẳng chân phải, gia đình không đưa cháu đến bệnh viện điều trị mà đưa con đến bà lang gần nhà để đắp lá thuốc. Gia đình chỉ đưa con vào bệnh viện huyện thăm khám khi trẻ lên cơn sốt cao, nổi ban 4 ngày sau đó.
Bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn và tử vong do đắp lá chữa bỏng
Tình trạng của trẻ diễn biến xấu rất nhanh, li bì, hôn mê, nhiều nốt ban xuất huyết rải rác khắp toàn thân, tình trạng phù tăng lên, ăn kém. Khi được chuyển đến Bệnh viện sản nhi Bắc Giang, bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn nặng, rơi vào trạng thái ngừng tuần hoàn. Tại đây, các bác sĩ đã xử trí sốc nhiễm khuẩn và cấp tốc liên hệ để chuyển cháu bé lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu và Chống độc nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 14-3, nhận điện báo từ Bệnh viện sản nhi Bắc Giang về trường hợp trên, ê-kíp lập tức chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để cấp cứu cho người bệnh.
Trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương vào 2 giờ 30 phút chiều cùng ngày trong tình trạng tím tái, ngừng tim. Các bác sĩ tiếp tục tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn nhưng trẻ không đáp ứng. Vào 3 giờ cùng ngày, bệnh nhi không qua khỏi, gia đình đã xin đưa trẻ về.
Theo bác sĩ Duy, các bác sĩ đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng nhiễm trùng nặng vết bỏng, thậm chí ảnh hưởng tính mạng do đắp lá thuốc điều trị nhưng vẫn còn rất nhiều người quá tin tưởng vào tác dụng kỳ diệu của phương pháp này.
“Thực tế, có những bệnh nhân sau khi đắp lá, vùng bỏng hoại tử sâu, phải ghép da rất phức tạp, thời gian điều trị kéo dài, để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Do đó, bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên tự ý điều trị cho con bằng các loại thuốc lá, các loại cây không rõ nguồn gốc. Nếu chẳng may bị bỏng, trước tiên cần cho bệnh nhân tránh xa tác nhân gây bỏng, băng nhẹ hoặc che phủ vết thương bằng gạc, vải sạch rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời” – bác sĩ Duy cảnh báo.
Con bị hoại tử sau khi mẹ đưa đến thầy lang chữa bỏng
Chị U. đưa con bị bỏng nước sôi đến thầy lang điều trị với giá 25 triệu đồng.
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho biết Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng đang chữa trị cho bệnh nhi Đ.N.A. (13 tháng tuổi) trú tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An, bị hoại tử da do đắp lá thuốc chữa bỏng.
Bé A. măy mắn khi mẹ cháu bé đưa đến viện điều trrị. Ảnh: Ngọc Phạm.
Gần một tháng trước, trong lúc chơi đùa, A. không may bị nước sôi đổ vào người. Phát hiện sự việc, mẹ cháu là chị T.T.U. đã ngâm con trai vào chậu nước để hạ nhiệt.
Khi cởi áo, chị U. phát hiện vùng bụng và ngực con trai bị bong tróc, đỏ tấy. Thay vì đưa cháu A. đến bệnh viện, người nhà khuyên chị đưa con trai đến thầy lang chữa bỏng gần nhà để lấy thuốc.
"Khi đưa con đến khám, vị thầy lang cam kết chữa khỏi vết bỏng của bé trong vòng 15 ngày. Chi phí chữa trị là 25 triệu đồng", chị U. cho biết.
Tin tưởng và muốn con nhanh khỏi, chị U. đồng ý chữa trị. Bé A. được thầy lang cho thuốc về đắp vào vết bỏng. Ngày thứ 3 điều trị, bé A. xuất hiện tình trạng môi đỏ thâm, sốt cao và tiêu chảy. Chị U. cho con vào Bệnh viện Sản Nhi thăm khám.
Bác sĩ chuyên khoa II Thái Văn Bình, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho biết bé A. nhập viện trong tình trạng vết bỏng bị sưng nề, chảy dịch đục, vùng cổ, ngực, bụng, cẳng tay phải bị phồng rộp nước, có phần hoại tử đen kèm theo chảy mủ hôi, nhiễm trùng nặng.
Sau gần một tháng điều trị, bé A. đã dần bình phục sau 2 lần ghép da. Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi bị bỏng, trước tiên cần cách ly bệnh nhân tránh xa tác nhân gây bỏng, xả vết bỏng dưới vòi nước mát ít nhất 15 phút (tuyệt đối không dùng đá, tránh gây bỏng lạnh).
Việc hạ nhiệt vùng bỏng sẽ giảm sưng, giảm độ sâu của vết thương, giảm nguy cơ gây sốc cho nạn nhân. Nếu có bọng nước, kết vảy, không nên bóc vì dễ gây nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn. Tuyệt đối không xoa dầu, bôi kem đánh răng, trứng gà, mỡ trăn, dầu cá, đắp lá chữa bỏng... lên vùng bỏng.
Bệnh viện Sản nhi Nghệ An (dấu đỏ). Ảnh: Google Maps.
Từ lấy cồn 90 độ rửa mũi cho con đến hàng loạt sai lầm tai hại thường gặp của người lớn trong việc trị bệnh khiến con trẻ gặp họa Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh trẻ gặp những tình huống xấu không mong muốn, khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, bố mẹ phải hết sức lưu ý vì nếu nhầm lẫn có thể gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí có thể đánh đổi bằng cả sinh mạng của trẻ. Dùng nhầm thuốc cho con Mới đây, các bác...