Bé trai 6 tuổi bị co giật, viêm não chỉ vì một vết muỗi cắn
Noah Surrett (6 tuổi, Mỹ) vừa qua đã mắc phải một căn bệnh kỳ lạ gây co giật, viêm não do virus LAC – một loại virus có thể gây bệnh nghiêm trọng truyền qua muỗi đốt.
Noah Surrett mắc phải căn bệnh hiểm nghèo chỉ vì một vết muỗi đốt
Đầu tháng 8 vừa qua, Noah Surrett kêu với mẹ là bị đau đầu. Chị LoriAnne, mẹ cậu bé cho bé uống thuốc giảm đau nhưng bé không đỡ. Một ngày sau, Noah bắt đầu không có khả năng hồi đáp và co giật.
Bé nhanh chóng được đưa vào viện. Sau nhiều xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán cậu bé mắc một loại virus hiếm gặp gây bệnh viêm não LaCrosse, lây truyền qua đường muỗi đốt.
Hầu hết những người nhiễm phải virus này không thể hiện một triệu chứng nào, hoặc chỉ có những triệu chứng không tiêu biểu, cho đến tận 10 ngày sau khi bị muỗi đốt. Khi bệnh nhân tỏ ra mệt mỏi, sốt cao, đau đầu, nôn mửa… thì bệnh bắt đầu diễn biến rất nhanh.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), những ca bệnh nặng có thể gây viêm não, bệnh nhân có thể bị co giật, hôn mê và liệt.
Video đang HOT
Điều đặc biệt là hiện vẫn không có phương pháp điều chị cho bệnh này, những ca bệnh nặng cần phải nhập viện để hỗ trợ hô hấp, truyền dịch tĩnh mạch. Bệnh nhân chỉ có thể vượt qua nếu đủ sức chống chọi cho đến khi virus chấm dứt vòng đời của nó.
Ngày 10/8 vừa qua, cậu bé Noah đã may mắn xuất viện sau khi chiến thắng virus gây bệnh. Noah vẫn tiếp tục phải uống thuốc chống co giật trong vòng 2 tháng tới.
Chị LoriAnne vô cùng sốc khi con mình mắc bệnh hiểm nghèo chỉ vì một vết côn trùng cắn. Chị nói: “Chúng tôi sống ở nông thôn và tôi rất nghiêm chỉnh trong việc xịt thuốc chống côn trùng lên da bọn trẻ. Bọn trẻ cũng vẫn có thể bị muỗi đốt khi ra ngoài nhưng chưa xảy ra hậu quả gì”.
Chị LoriAnne đã chia sẻ những thông tin về ca bệnh của con lên mạng xã hội để mong muốn mọi người cảnh giác hơn với loại virus nguy hiểm này.
Theo www.giadinhmoi.vn
Dấu hiệu trẻ mắc viêm não Nhật Bản, cha mẹ bắt buộc phải biết
"Viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí 1 ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1-2 ngày là trẻ tử vong.", bác sĩ Hải cho hay.
Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo, từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não. Hiện khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho hơn 30 ca viêm não - màng não, trong đó có 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng.
Đáng chú ý, 2 ca mắc viêm não Nhật Bản đều do không được tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc-xin theo quy định.
Trẻ bị viêm não Nhật Bản rất nặng do không được tiêm vắc xin.
Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25-35%).
Viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai hay thứ ba của bệnh thì triệu chứng biểu hiện rõ dần như: sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp.
"Viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí 1 ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1-2 ngày là trẻ tử vong.", bác sĩ Hải cho hay.
Ngoài ra, còn có một điều đáng sợ đối với bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản là những di chứng thần kinh về sau. Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải, hiện tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản. Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đã có trong chương trình tiêm chủng quốc gia do đó các bậc phụ huynh nên lưu ý thực hiện các mũi tiêm này từ khi trẻ còn nhỏ theo thời gian sau:
Mũi 1: khi trẻ 1 tuổi
Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm mũi 2.
Bác sĩ Hải nhấn mạnh, ba mũi tiêm này có khả năng bảo vệ trẻ trong khoảng 5-7 năm, sau đó nồng độ kháng thể trong máu giảm dần, nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên.
Do đó, khuyến cáo các bậc phụ huynh sau khi tiêm mũi 3, cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3-4 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu; Nên ngủ màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt.
Khi trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Danviet
Bé 11 tháng co giật nguy kịch vì sai lầm của mẹ khi chăm con mắc tiêu chảy Thay vì mua thuốc oresol để bù nước cho trẻ khi bị tiêu chảy, người mẹ này lại mua loại thực phẩm chức năng có ghi chữ oresol, khiến trẻ bù nước không đủ và phải nhập viện cấp cứu. Trẻ nhập viện nguy kịch vì bù nước sai khi bị tiêu chảy Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận...