Bé sơ sinh 11 ngày tuổi suýt mất mạng, cha mẹ sửng sốt khi biết nguyên nhân là thói quen tưởng chừng như vô hại của tất cả mọi người
Bé trai 11 ngày tuổi được đưa vào viện cấp cứu khi không chịu bú sữa và quấy khóc cả đêm. Phải đến 8 ngày sau bác sĩ mới chẩn đoán ra bệnh và còn bất ngờ hơn khi biết nguyên nhân gây ra bệnh của trẻ là một thói quen ai cũng thường làm.
Nhìn thấy một đứa trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường chẳng mấy khi mọi người có thể kiềm chế được mà sẽ lại gần ôm ấp hôn hít. Hành động tưởng như vô hại này không ngờ lại ẩn chứa một mối nguy hiểm khôn lường.
Mới đây, mẹ của cậu bé Oliver Miller, cô Lucy Kendall, 23 tuổi, đã vội vàng đưa con trai mới sinh 11 ngày tuổi của mình đến bệnh viện khi cậu bé không chịu uống sữa suốt cả đêm và có dấu hiệu sốt nhẹ và quấy khóc.
Bé Oliver lập tức được đưa vào cấp cứu và được đặt vô số ống thông lên người. 8 ngày sau, với nhiều lần xét nghiệm, các bác sĩ tại bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Hull đã chẩn đoán cậu bé bị nhiễm virus Herpes. Bất ngờ hơn nữa khi bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân có thể là do một người bị bệnh Herpes (hay còn gọi là bệnh rộp môi) đã hôn bé.
Cậu bé Oliver Miller gần như đã chết sau khi bị lây nhiễm virus Herpes bởi một “ nụ hôn thần chết”
Lucy Kendall (ảnh), thấy con không chịu uống sữa suốt cả đêm đã ngay lập tức đưa con vào bệnh viện cấp cứu
Cậu bé sau đó được đặt rất nhiều ống thông lên người
May mắn rằng, 21 ngày sau Oliver đã được xuất viện trở về nhà. Mẹ của cậu bé đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh những bà mẹ khác hãy bảo vệ con mình khỏi những người bị mắc các bệnh lây nhiễm.
“Hãy tôn trọng trẻ sơ sinh và tránh xa chúng nếu bạn đang bị bệnh lây nhiễm. Hãy để đứa trẻ được an toàn.” – Kendall nói.
Nói về chẩn đoán bệnh của con trai mình, Kendall nói thêm: “Bạn có thể tưởng tượng được chúng tôi đã shock như thế nào khi nghe bác sĩ nói về bệnh tình của con trai tôi không? Bác sĩ giải thích về virus Herpes simplex-1 này có thể truyền sang trẻ sơ sinh nếu một người bị bệnh mụn rộp ở miệng tiếp xúc với em bé. Virus này thật đáng sợ, và nụ hôn này còn có thể được gọi là “nụ hôn thần chết” vì nó thật sự có thể giết chết con của bạn.”
Kendall nói rằng không rõ Oliver đã bị lây nhiễm virus từ ai, vì cả cô và chồng mình, anh Jaz Miller, đều không ai bị mụn rộp vào thời điểm đó.
Sau khi trải qua các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán Oliver bị nhiễm virus Herpes
Video đang HOT
Sau 21 ngày ở bệnh viện, cậu bé đã được về nhà nhưng vẫn phải uống thuốc kháng sinh trong 6 tháng liên tục
Oliver, sinh ngày 3/8/2018, trải qua 21 ngày trong bệnh viện cuối cùng cũng được trở về nhà. Cậu bé sẽ phải dùng kháng sinh trong 6 tháng và được tái khám thường xuyên.
“Đây là thời điểm đau buồn nhất trong cuộc đời tôi, đặc biệt là khi tôi mới lần đầu tiên làm mẹ.” – Kendall chia sẻ.
Virus Herpes cực kì nguy hiểm cho trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ dưới 6 tháng tuổi không đủ mạnh để kháng cự lại các virus và vi khuẩn mà người lớn có thể nhiễm hàng ngày.
Mới đây, một cậu bé tên Leo Aldcroft đến từ Prestwich, Greater Manchester đã chết một cách bi thảm khi chỉ mới 10 ngày tuổi do nhiễm phải virus từ mẹ mình. Và cũng đã có rất nhiều những trường hợp tương tự xảy ra ở khắp nơi.
Kendall nói: “Con tôi có thể đã chết bởi nhiễm virus Herpes, nó rất nguy hiểm và mọi người cần phải biết về nó nhiều hơn nữa. Chúng tôi là những người may mắn, chỉ cần chậm một chút nữa thôi, có thể mọi chuyện đã khác rồi.”
Virus Herpes simplex 1 là gì?
Khi nhắc đến Virus Herpes simplex (HSV) thường người ta nghĩ đến bệnh lây lan qua đường tình dục hay còn gọi là bệnh mụn rộp sinh dục. Nhưng bệnh mụn rộp này thường chia làm 2 loại là loại 1 (HSV-1) và loại 2 (HSV-2).
Đa số những người nhiễm loại 1 thường không có biểu hiện gì do virus này nằm im trong cơ thể. Trong khi với hầu hết người lớn thì HSV-1 không gây nguy hiểm gì nhưng với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi lại cực kì nguy hiểm, do hệ thống miễn dịch của trẻ lúc này chưa đủ mạnh để kháng cự lại việc nhiễm trùng.
Virus thường được lây nhiễm qua việc tiếp xúc vật lý như hôn hoặc cho con bú nếu người mẹ bị mụn rộp trên ngực. Vết lở loét không còn gây lây nhiễm chỉ đến khi nó đã lành hoàn toàn.
Khi bị lây nhiễm trẻ thường có triệu chứng bỏ bú, sốt nhẹ, quấy khóc, ngủ mê mệt. Nặng hơn thì sẽ xuất hiện những vết phát ban, mụn rộp, lở loét trên da, mắt hoặc trong miệng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy để giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm virus, mẹ nên có những biện pháp bảo vệ thích hợp. Không chỉ với người lạ mà ngay cả người trong gia đình cũng không nên tiếp xúc trực tiếp qua da với trẻ sơ sinh.
Theo Helino
Mẹ có biết: Trẻ ngủ muộn CHẬM PHÁT TRIỂN cả thể lực và trí tuệ?
Trẻ sơ sinh thường có thói quen ngủ ngày cày đêm. Trẻ ngủ muộn dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Nhưng nhiều cha mẹ dường như "bất lực" khi không thể cho con đi ngủ sớm hơn.
Sau khoảng thời gian suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, đến khi ra đời, bé phải đối mặt với nhiều sự thay đổi. Lúc này, bé cũng chưa phân biệt được ngày và đêm. Do đó, bé thường ngủ li bì vào ban ngày, thức khuya vào ban đêm. Cha mẹ cũng vì con mà mất ngủ theo.
Với những trẻ ngủ muộn, hay thức đêm, cha mẹ mệt mỏi vì phải thức theo con, phải dậy vào ban đêm để chăm sóc bé, thậm chí phải căng thẳng vì bé không chỉ thức mà còn quấy khóc và chỉ chịu ngủ khi đã mệt lả. Việc đi ngủ trễ, ngủ không đủ giấc còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bé.
Trẻ em từ 1 đến 2 tháng tuổi thường sẽ ngủ nhiều vào ban ngày và thức chơi vào ban đêm. Nhiều bé sau 4 tháng tuổi mới có thể phân biệt ngày và đêm. Nếu trẻ đi ngủ muộn, ngủ ít vào ban đêm, bé sẽ còi cọc chậm lớn, do hormone tăng trưởng chỉ tiết ra vào ban đêm và trong lúc bé ngủ.
Để nhanh phát triển, tăng cân, cao lớn, bé cần đi ngủ trước 10 giờ tối mỗi đêm. Bé cũng cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Có như vậy, hormone tăng trưởng mới có thể hoạt động tối ưu.
Những ảnh hưởng nặng nề khi bé thức khuya
1/ Ảnh hưởng đến trí não, khả năng nhận thức
Giáo sư Amanda Sarker đến từ Đại học London, Anh tiến hành nghiên cứu hơn 10.000 trẻ 7 tuổi, ông nhận thấy rằng các bé thường xuyên đi ngủ sau 9 giờ tối khá kém về môn đọc và tính toán. Từ nghiên cứu này, giáo sư đưa ra kết luận trẻ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản ứng và năng lực nhận thức không gian, không có lợi cho sự phát triển trí não.
2/ Giảm sức đề kháng
Khi ngủ, thể lực và các chức năng bên trong cơ thể sẽ được phục hồi. Nếu trẻ ngủ muộn, sức đề kháng sẽ bị giảm, dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, vi khuẩn, chất ô nhiễm từ môi trường...
3/ Ảnh hưởng đến chiều cao
Từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là khoảng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất, và hormone này chỉ tiết ra khi bé ngủ say. Do đó, nếu trẻ ngủ muộn, thiếu ngủ, sẽ chậm phát triển chiều cao.
4/ Ảnh hưởng đến tính cách
Trẻ ngủ muộn thường xuyên rất hay cáu gắt, nóng nảy, gào khóc, thiếu kiên nhẫn...
Làm thế nào để khắc phục tình trạng bé ngủ muộn?
Việc bé đi ngủ muộn không chỉ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe bé, làm bé chậm lớn, thấp bé, mà còn khiến mẹ mệt mỏi. Do đó, mẹ cần khắc phục tình trạng này, đưa bé vào "quy củ" ngay.
1/ Mẹ cần hiểu được thói quen ngủ của bé
Thói quen ngủ của trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Bé sẽ ngủ đến 16 giờ mỗi ngày và thức dậy sau mỗi 3-4 giờ trong tháng đầu tiên. Khi bé sơ sinh đủ 3 tháng tuổi trở lên, con đã có thể tự ngủ vào ban đêm nếu được mẹ tập cho thói quen này cũng như dạy bé phân biệt ngày và đêm.
2/ Tại sao bé không chịu ngủ?
Có thể bé chưa phân biệt được ngày đêm, nên dù khuya bé vẫn thức chơi. Ngoài ra, có thể do bé còn đói. Bởi vậy, trước khi đặt bé xuống giường, mẹ cần đảm bảo con đã bú no. Việc bé bú không đủ no còn khiến con phải thức dậy giữa đêm đòi bú, và sau đó là bé thức luôn tới sáng mà không ngủ lại.
Nếu mẹ đã cho bé bú no trước khi đặt bé vào nôi, ru bé ngủ, mẹ không cần thiết phải đánh thức bé dậy để cho bú. Nhiều mẹ vì sợ con không tăng cân, do đó thường xuyên đánh thức con dậy giữa đêm để cho bú với ý nghĩ, bú vào lúc này sẽ giúp con tăng cân. Thực ra, khi bé đang ngủ sâu vào khoảng giữa đêm là lúc các hormone tăng trưởng phát ra và hoạt động mạnh nhất.
Nhiều khi bé thức khuya lại do nguyên nhân đến từ mẹ. Do mẹ thức khuya, nên thường cho bé đi ngủ trễ, khiến bé hình thành thói quen ngủ trễ ngay từ lúc sơ sinh. Sau này, khi bé lớn lên, sẽ rất khó để tập cho bé đi ngủ sớm.
Việc cho bé chơi các trò chơi hoạt động mạnh, kích thích bé lúc ngủ, tiếng ồn quá lớn... cũng khiến bé khó ngủ, trằn trọc, thao thức.
3/ Làm thế nào để cho bé đi ngủ sớm?
Làm thế nào để giải quyết vấn đề giấc ngủ của bé? Đây là câu hỏi rất nhiều phụ huynh đặt ra với mong muốn giải quyết rốt ráo tình trạng con thức khuya. Hãy xem đâu là cách mẹ có thể áp dụng trong số những giải pháp dưới đây nhé:
Cho bé ăn no, bú no để bé không bị đói khiến bé khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm để đòi ăn;
Cho bé ngủ trên giường nệm thơm tho sạch sẽ và thoải mái;
Cần để mắt tới bé luôn luôn để ru bé ngủ lại nếu bé thức giấc;
Phòng ngủ cần yên tĩnh sạch sẽ, không có các loại côn trùng;
Không mở máy lạnh quá lạnh hay quá nóng;
Tắt đèn trong phòng bé, để bé biết đã đến giờ đi ngủ;
Ngưng ngay những tiếng ồn có thể làm bé khó ngủ hoặc thức giấc như: tiếng máy giặt, tivi...;
Không đưa bé ra ngoài chơi sau 8 giờ tối;
Không cho bé chơi đùa, chạy nhảy, vận động mạnh trước giờ đi ngủ;
Cho bé đi ngủ đúng giờ mỗi đêm;
Có thể hát ru cho bé hoặc cho bé nghe những bản nhạc không lời êm dịu để bé có thể ngủ ngoan và bớt giật mình tỉnh giấc.
Theo Webtretho
Y tá Mỹ cố ý 'tiêm không khí' khiến 2 người chết, nhiều người bị thương nặng Một y tá nam bị cáo buộc gây ra cái chết của ít nhất 2 bệnh nhân và làm một số người khác bị thương nghiêm trọng đã bị truy tố về tội giết người. Cảnh sát trưởng Jimmy Toler khi trả lời báo chí về vụ cựu y tá William George Davis (áo cam) bị cáo buộc giết bệnh nhân - CHỤP...