Bé sinh ra đã bú rất chậm, cứ ăn là nôn, đưa đi khám mẹ mới phát hiện con mắc phải căn bệnh hiếm gặp
Ngay từ nhỏ, Tiểu Tường đã bú rất chậm và điều đáng lo ngại hơn cả là từ khi ăn dặm, bé cứ ăn vào là nôn. Cuối cùng các bác sĩ đã phát hiện ra căn bệnh hiếm gặp mà bé mắc phải.
Bé bú rất chậm, ăn vào là nôn
Khi bé Tiểu Tường mới sinh ra, tốc độ bú sữa của bé rất chậm. Khi Tiểu Tường được 5 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, mỗi lần ăn thực phẩm khác sữa, bé đều nôn. Mẹ bé Tiểu Tường chỉ còn cách là cho bé ăn thức ăn dạng loãng.
Khi bé Tiểu Tường được 1 tuổi, mỗi lần ăn thức ăn dạng rắn, bé Tiểu Tường lại tiếp tục bị nôn. Đưa con đi khám, bác sĩ phát hiện bé Tiểu Tường mắc phải căn bệnh hiếm gặp – tắc nghẽn môn vị, môn vị của bé Tiểu Tường có cấu tạo bẩm sinh giống lớp màng, cản trở thức ăn xuống đường ruột nên mỗi lần bé Tiểu Tường ăn đều nôn.
Tiếp nhận ca bệnh của bé Tiểu Tường là bác sĩ Lý, trưởng khoa nhi tại bệnh viện Từ Tế (Đài Loan). Bác sĩ Lý cho biết, sau khi chụp X quang, bác sĩ Lý thấy dạ dày của bé Tiểu Tường phình to, tiến hành kiểm tra nội soi và phát hiện cấu tạo lớp màng bẩm sinh tại môn vị, đây là nguyên nhân cản trở thức ăn xuống đường ruột, thức ăn dạng loãng có thể thẩm thấu qua màng, nhưng thức ăn dạng rắn sẽ bị cản lại nên bé sẽ bị nôn.
Bác sĩ Lý thấy dạ dày của bé Tiểu Tường phình to, tiến hành kiểm tra nội soi và phát hiện cấu tạo lớp màng bẩm sinh tại môn vị.
Bé Tiểu Tường có thể trạng gầy ốm so với các bạn cùng tuổi, cân nặng và chiều cao của bé đều phát triển chậm, do quá trình nôn kéo dài nên cơ thể bé không hấp thu đủ chất dinh dưỡng.
Bác sĩ Lý cho biết, thức ăn khi đưa vào miệng, sẽ đến thực quản tiến vào dạ dày tiêu hóa, sau đó thức ăn tiếp tục đến môn vị để xuống tá tràng, nếu đường dẫn thức ăn nhỏ hẹp, bị tắc hoặc trào ngược, sẽ xuất hiện triệu chứng nôn.
Tắc nghẽn môn vị là một bệnh bẩm sinh, tỉ lệ mắc bệnh là 1/1.000.000 trẻ sinh ra, nguyên nhân là do quá trình hình thành phôi thai chưa hoàn chỉnh. Nếu lối ra của môn vị càng nhỏ thì tình trạng của bệnh nhi càng nghiêm trọng. Trường hợp của bé Tiểu Tường, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, sau 1 tuần, bé Tiểu Tường có thể ăn uống bình thường.
Bác sĩ Lý cho biết, nhiều trẻ em bị nôn sữa, nguyên nhân đa phần là do trào ngược sinh lý. Hiện tượng này xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không gây ra triệu chứng gì. 70% trường hợp trẻ em khỏe mạnh đều mắc hội chứng trào ngược sinh lý, 95% trẻ sẽ tự cải thiện khi đến 1 tuổi. Đến giai đoạn trẻ ăn thêm thực phẩm bên ngoài, nếu trẻ thường xuyên xuất hiện triệu chứng nôn và không thể ăn thực phẩm rắn, hiện tượng này không đơn thuần giống như nôn sữa, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để tiến hành kiểm tra.
Hội chứng hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị) là gì?
Video đang HOT
Khi bị hẹp môn vị, các van này dày lên, khiến cho thức ăn không thể vào ruột non của trẻ (Ảnh minh họa).
Hẹp môn vị còn được gọi là tắc nghẽn môn vị, là tình trạng thường xảy ra ở trẻ em, ảnh hưởng đến việc mở môn vị giữa dạ dày và ruột non của trẻ. Môn vị là một van cơ bắp chứa thực phẩm trong dạ dày cho đến khi nó đã sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiêu hóa. Khi bị hẹp môn vị, các van này dày lên, khiến cho thức ăn không thể vào ruột non của trẻ.
Bệnh nhân tắc nghẽn môn vị đa phần là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là ở bé trai. Trẻ trên 6 tháng tuổi hiếm khi mắc bệnh. Thỉnh thoảng, tắc nghẽn môn vị cũng xảy ra ở người trưởng thành.
Những dấu hiệu và triệu chứng tắc nghẽn môn vị là gì?
Tắc nghẽn môn vị khiến trẻ bị nôn mạnh sau khi bú do sữa không thể lưu thông từ dạ dày vào ruột non. Tình trạng nôn mửa này nghiêm trọng hơn trào ngược thường gặp ở trẻ sơ sinh và sẽ ngày càng tệ hơn. Các bé sẽ không thể bổ sung đủ nước khiến cơ thể bị thiếu nước.
Trẻ cũng có thể bị đau bụng, ợ, đói liên tục, tuy nhiên lại khó lên cân và thậm chí bị sụt cân. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh sẽ có thể xuất hiện khối u trong dạ dày. Chỗ u này chính là cơ dạ dày bị phù.
Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc đi khám bác sĩ nếu trẻ:
- Luôn nôn sau khi ăn.
- Không chỉ trào thức ăn bình thường mà nôn mạnh ra ngoài.
- Ít vận động và cáu kỉnh bất thường.
- Tiểu tiện và đại tiện ít hơn hẳn.
- Không tăng cân hay thậm chí là sụt cân.
Theo Helino
Mê thịt nướng vỉa hè, cô gái mắc ung thư dạ dày khi mới 18 tuổi
Sau khi biết mình bị ung thư do chính món ăn ưa thích gây nên, cô gái 18 tuổi rất hối hận, liên tục cầu xin bác sĩ hãy cứu lấy mình.
Theo số liệu về ung thư từ Trung Quốc năm 2017 do Trung tâm Ung thư Quốc gia Trung Quốc công bố, có khoảng 10.000 người ở Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư mỗi ngày, tương đương với 7 người mỗi phút.
Điều nghiêm trọng và đáng báo động hơn cả là đối tượng của bệnh ung thư đang trẻ hóa dân từ nhóm 40-50 tuổi chuyển xuống 20-30 tuổi. Mới nhất, một cô gái 18 tuổi có tên Tiểu Lan đến từ tỉnh Chiết Giang đi khám tưởng là bị đau dạ dày nhưng thực chất đã bị ung thư.
Theo bác sĩ, niêm mạc dạ dày của bệnh nhân đang bị viêm nghiêm trọng, dù mới 18 tuổi nhưng mức độ viêm loét như của một người già 80 tuổi và đã có dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân khiến cô gái mới 18 tuổi đã bị ung thư chính là do thói quen ăn uống mỗi ngày. Cụ thể, bố mẹ cô gái mở một cửa hàng bán thịt nướng nên ngày nào Tiểu Lan cũng ăn rất nhiều món ăn này.
Cô cho biết, vào ngày bình thường cô chỉ ăn thịt nướng vào bữa tối nhưng cuối tuần cả 2 bữa ăn chính trong ngày đều có món này. Thậm chí, Tiểu Lan còn đặc biệt thích thịt nướng ăn kèm với bia, rượu.
Tiểu Lan đặc biệt thích ăn thịt nướng
Sau khi biết được nguyên nhân gây bệnh chính là từ thói quen ăn thịt - uống rượu trong quá khứ Tiểu Lan vừa khóc vừa nói: "Cháu mới 18 tuổi, cháu muốn sống, bác sĩ hãy trị bệnh cứu cháu với".
Một trường hợp khác, nữ phóng viên 27 tuổi đến từ Nam Kinh cũng gặp tình trạng tương tự. Cô rất thích ăn thịt nướng vỉa hè và thường xuyên mua về để ăn mỗi ngày. Thói quen này kéo dài vài năm, kết quả cô phải nhập viện do đau dạ dày và nôn ra máu.
Tại sao thịt nướng gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường ruột?
Thịt nướng là một thực phẩm mà từ người trẻ đến người già ai cũng yêu thích. Nhưng đa phần mọi người không biết rằng chúng có tỉ lên gây ung thư cao. Khi thịt (bò, cá, lợn, gia cầm...) được nướng trên than, sẽ tạo nên các amin dị vòng (HCA) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAH). Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, HCA và PAH đều gây ung thư trên các mẫu động vật thí nghiệm.
Thịt nước được cho là dễ gây ung thư đường tiêu hóa
Ngoài ra, những người bán hàng thường sử dụng thịt kém chất lượng, chất phụ gia khiến cho khách ăn bị tiêu chảy hoặc tổn thương dạ dày do ký sinh trùng có trong đó.
Tất nhiên, ăn thịt nướng không phải nguyên nhân chính dẫn đến ung thư ngay lập tức mà chỉ những người thường xuyên ăn trong thời gian dài mới có xác suất mắc bệnh ung thư cao hơn.
Những thực phẩm tốt cho dạ dày:
- Chuối: Được coi là thực phẩm tốt cho người có dạ dày yếu. Loại quả này được coi là sản phẩm được ưa chuộng bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.
- Gừng: Không chỉ là một loại gia vị mà gừng còn là thực phẩm được dùng như một phương thuốc đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
Có nhiều cách để sử dụng gừng như ăn trực tiếp gừng tươi đối với người ăn được đồ cay hoặc kẹo gừng hay thêm gừng vào csc món ăn khi nấu nướng cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
- Bắp cải: Vitamin K1 và vitamin U có chứa nhiều trong bắp cải, các vitamin này khi hấp thụ vào cơ thể có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho bạn. Người bị đau dạ dày, loét tá tràng có thể ép nước bắp cải để uống nhằm làm giảm bớt các triệu chứng bị đau.
An An
Theo vietnamnet
7 thói quen nhiều người mắc phải nhưng lại dễ dẫn đến hàng loạt bệnh ung thư nguy hiểm Đây đều là những thói quen thường gặp trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại có khả năng gây ra đủ loại bệnh ung thư về sau. Bệnh ung thư không chỉ xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh mà còn có thể đến từ một số thói quen thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tưởng như vô hại...